6 cách giúp cân bằng nội tiết tố tuổi trung niên
Nội tiết tố là một mạng lưới các tuyến sản xuất và giải phóng nhiều loại hormone khác nhau, giúp điều phối, điều hòa, kiểm soát nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể.
Nội tiết tố nữ được tiết ra chủ yếu từ buồng trứng, một phần từ tuyến thượng thận, nhau thai,….
Việc cân bằng nội tiết tố đối với sức khỏe rất quan trọng.
Hiểu thêm về nội tiết tố nữ
Hầu hết nội tiết tố nữ được sản xuất từ buồng trứng trong cơ thể họ và nó ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Có hai nội tiết tố nữ chính gồm estrogen và progesterone.
- Estrogen đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe phụ nữ ngay từ tuổi dậy thì và giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt. Những thay đổi của estrogen ảnh hưởng đến tâm trạng, năng lượng và làn da của phụ nữ ở những thời điểm khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt. Trong thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen giảm, các chị em sẽ mất đi những lợi ích này, làn da và mái tóc cũng sẽ thay đổi mỏng và khô hơn.
- Progesterone chủ yếu ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung làm phát triển dày hơn trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu có thai, progesterone do buồng trứng và nhau thai sản xuất sẽ đảm bảo niêm mạc tử cung dày và khỏe mạnh để hỗ trợ em bé phát triển. Đồng thời, trong kỳ kinh nó cũng giảm vì cơ thể không cần phát triển lớp niêm mạc tử cung mới mỗi tháng.
Nội tiết tố nữ đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt và mang thai. Khi nội tiết tố nữ dao động trong một chu kỳ bình thường sẽ tác động khác nhau đến tâm trạng và sức khỏe của phụ nữ. Sự sụt giảm nồng độ hormone trong thời kỳ mãn kinh có tác động lớn đến tâm trạng và sức khỏe. Một số bệnh phụ khoa cũng liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết tố.
Dấu hiệu thay đổi nội tiết tố
Việc cân bằng nội tiết tố đối với sức khỏe rất quan trọng. Nếu mất cân bằng lâu sẽ gây nên một số triệu chứng và tình trạng:
Thay đổi làn da như mụn.
Rối loạn kinh nguyệt.
Béo phì.
Suy giảm ham muốn.
Mắc bệnh phụ khoa, viêm nhiễm phần phụ.
Video đang HOT
Khô âm đạo.
Hay đau đầu, tăng huyết áp.
Cần làm gì giúp cân bằng nội tiết tố?
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Sự cân bằng nội tiết tố phụ thuộc vào việc áp dụng chế độ ăn nhiều thực phẩm nguyên chất, bao gồm trái cây, rau, protein nạc và chất béo lành mạnh. Chất béo lành mạnh giúp duy trì sự cân bằng của các hormone liên quan đến việc thèm ăn, trao đổi chất và cảm giác no. Các axit béo chuỗi trung bình như axit béo có trong dừa, dầu cọ đỏ hoạt động để điều chỉnh các tế bào có trách nhiệm về phản ứng giữa cơ thể với insulin. Hạt lanh và cá hồi là hai loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 giúp tăng cường sản xuất hormone và giúp giảm viêm.
Tập thể dục thường xuyên, duy trì lối sống năng động
Cân bằng nội tiết tố đòi hỏi phải hoạt động thể chất thường xuyên. Với mục đích kiểm soát cân nặng và mức năng lượng, tập thể dục giúp giảm mức insulin. Ngoài ra, nó làm giảm hormone căng thẳng cortisol và tăng sản xuất endorphin, kết hợp rèn luyện sức mạnh, tính linh hoạt.
Tập thể dục nhịp điệu có thể mang lại nhiều tác động tích cực. Tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 lần/tuần giúp ngăn chặn việc ăn quá nhiều. Kể cả những buổi tập thể dục ngắn cũng giúp điều chỉnh các hormone kiểm soát sự thèm ăn.
Có hai nội tiết tố nữ chính gồm estrogen và progesterone. Ảnh minh họa
Kiểm soát giấc ngủ
Ngủ đủ giấc là điều cần thiết để kiểm soát hormone. Cơ thể chữa lành các mô và tạo ra hormone tăng trưởng khi chúng ta ngủ sâu. Duy trì lịch trình ngủ đều đặn và cố gắng ngủ liên tục từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm. Việc tiếp xúc với bất kỳ ánh sáng nhân tạo vào ban đêm điều khiến cơ thể bối rối, ức chế hormone melatonin – loại hormone ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng.
Tránh ánh sáng nhân tạo giúp cơ thể điều chỉnh hormone và khôi phục nhịp sinh học tự nhiên. Có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ bằng cách thiết lập lịch trình hàng đêm, giảm thiểu thời gian sử dụng thiết bị trước khi đi ngủ và đảm bảo môi trường ngủ ấm cúng.
Uống đủ nước
Tiêu thụ nước rất quan trọng cho chức năng trao đổi chất và giải độc. Giữ cơ thể đủ nước giúp gan và thận loại bỏ các chất ô nhiễm, bao gồm cả hormone dư thừa. Hãy đặt mục tiêu uống 8 ly nước trở lên mỗi ngày. Trà thảo dược và thực phẩm chứa nhiều nước, chẳng hạn như dưa hấu và dưa chuột, cũng có thể là nguồn cung cấp nước tốt.
Giảm lượng đường và carb tinh chế
Tiêu thụ một lượng lớn đường và carb tinh chế có thể khiến nồng độ insulin tăng cao, gây kháng insulin và mất cân bằng hormone. Giảm ăn mì, bánh mì trắng, đồ uống có đường và đồ ngọt sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu và hỗ trợ cân bằng nội tiết tố. Thay vào đó, hãy chọn trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt
Kiểm soát cân nặng
Chất béo dư thừa có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, các tế bào trong cơ thể tạo ra chất béo giải phóng estrogen. Để duy trì cân nặng khỏe mạnh, cần có chế độ ăn uống cân bằng và tập luyện phù hợp, tránh xa việc ăn kiêng cấp tốc, tập trung điều chỉnh lối sống lâu dài.
5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ
Suy giảm nội tiết tố là mối bận tâm lớn của phụ nữ tuổi trung niên vì nó kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe.
Thay vì cố tìm phương cách sử dụng các chất bổ sung để cân bằng nội tiết tố, trước tiên chị em nên điều chỉnh trong lối sống và chế độ ăn uống.
1. Những ảnh hưởng của suy giảm nội tiết tố nữ
Nội tiết tố nữ đóng một vai trò rất quan trọng với sức khỏe của phụ nữ. Nội tiết tố là những hóa chất được sản xuất bởi các tuyến trong hệ thống nội tiết giúp điều hòa nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể bao gồm: tâm trạng, thân nhiệt, sự trao đổi chất, nhịp tim, chu kỳ sinh sản....
Mất cân bằng nội tiết tố nữ xảy ra khi hormone tăng cao hơn hoặc giảm xuống dưới mức bình thường. Nồng độ hormone ở phụ nữ thường dao động vào những thời điểm nhất định như trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt, khi mang thai hoặc trong thời kỳ mãn kinh.
Sự thay đổi của nội tiết tố buồng trứng gồm estrogen và progesterone kéo theo nhiều hệ quả không chỉ đối với sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng lớn tới tinh thần của phụ nữ tuổi mãn kinh.
Suy giảm nội tiết tố gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe phụ nữ trung niên.
Theo ThS. BSCKII Diêm Thị Thanh Thủy, BV Phụ sản Hà Nội, trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, nội tiết tố nữ suy giảm sẽ dẫn đến rất nhiều vấn đề sức khỏe như: da khô, nám da, tóc khô gãy, rụng tóc, có thể khô rát âm đạo, viêm âm đạo, cũng có thể gây các bệnh tăng huyết áp, tim mạch và nhiều bệnh lý khác.
Chị em nên đi khám để được tư vấn các biện pháp điều trị thích hợp, không nên tự ý bổ sung nội tiết bằng thuốc. Nên chú ý thực hiện lối sống lành mạnh, tinh thần thoải mái, lạc quan yêu đời, tập thể dục đều đặn và có chế độ ăn uống hợp lý. Khi sức khỏe tổng thể tốt hơn thì nội tiết tố cũng tốt hơn.
2. Một số biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố
Ngủ đủ giấc
Trong khi ngủ, cơ thể thực hiện các chức năng thiết yếu liên quan đến sản xuất và điều hòa hormone. Cụ thể giấc ngủ giúp điều chỉnh cortisol, thường được gọi là hormone gây căng thẳng, ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể như phản ứng miễn dịch và trao đổi chất.
Thiếu ngủ có thể phá vỡ sự ổn định của các phản ứng này, dẫn đến tăng cảm giác đói, tăng cân, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và mất cân bằng nội tiết tố.
Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng tác động đáng kể đến sự cân bằng nội tiết tố. Các biện pháp như thiền định và hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm mức độ hormone căng thẳng một cách hiệu quả, đặc biệt là cortisol.
Cortisol tăng cao cũng có thể phá vỡ sự cân bằng bình thường của estrogen, dẫn đến nhiều mối lo ngại về sức khỏe sinh sản mặc dù cần có nhiều dữ liệu cụ thể hơn để xác nhận mối liên hệ này.
Kiểm soát căng thẳng cũng có thể hỗ trợ sản xuất, cân bằng các hormone khác như serotonin và dopamine, là những chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến tâm trạng. Những hormone này có thể nâng cao cảm giác vui vẻ và hạnh phúc, thúc đẩy môi trường nội tiết tố ổn định hơn.
Giảm tiếp xúc với các hóa chất gây rối loạn nội tiết
Hóa chất gây rối loạn nội tiết (EDC) là những chất trong môi trường, thực phẩm và sản phẩm tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến chức năng của hormone. Chúng có thể bắt chước các hormone tự nhiên được tìm thấy trong cơ thể hoặc chúng có thể liên kết với một thụ thể trong tế bào và ngăn chặn sự liên kết của hormone tự nhiên dẫn đến việc hormone không thể thực hiện vai trò một cách hiệu quả.
Một số hormone có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi EDC bao gồm estrogen và hormone tuyến giáp. Chọn sản phẩm thủy tinh và thép không gỉ để đựng hoặc bảo quản thực phẩm là một biện pháp có thể làm giảm sự tiếp xúc với EDC. Hạn chế tiếp xúc với thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu cũng có thể hữu ích.
Ăn chất béo lành mạnh
Chất béo lành mạnh, đặc biệt là những thực phẩm giàu acid béo omega-3, hỗ trợ cấu trúc và chức năng của màng tế bào, bao gồm cả tế bào sản xuất hormone.
Acid béo omega-3 là những khối xây dựng thiết yếu để tạo ra các hormone như estrogen, testosterone, progesterone và cortisol. Chúng cũng giúp sản xuất hormone điều chỉnh tình trạng viêm và chức năng miễn dịch. Loại chất béo này thường được tìm thấy trong cá béo, hạt lanh và quả óc chó.
Tập luyện giúp giảm căng thẳng và hỗ trợ ổn định nội tiết tố.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục đều đặn giúp điều chỉnh cortisol, hormone gây căng thẳng kéo dài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Các bài tập tim mạch như chạy hoặc bơi lội, có thể giúp giảm mức insulin và cải thiện độ nhạy insulin. Tập luyện sức mạnh có thể làm tăng mức độ hormone duy trì cơ bắp như testosterone và hormone tăng trưởng. Tập yoga có thể làm giảm mức cortisol, thúc đẩy thư giãn và giảm căng thẳng.
Lưu ý, chị em cần lắng nghe cơ thể và điều chỉnh cường độ cũng như thời gian tập luyện để tránh gắng sức quá mức, điều này có thể phản tác dụng đối với sự cân bằng hormone.
5 chất làm tăng nồng độ testosterone Mặc dù có nhiều cách để tăng mức testosterone tự nhiên nhưng đôi khi các biện pháp can thiệp này không đủ nếu có sự mất cân bằng đáng kể trong cơ thể. Tham khảo những chất bổ sung làm tăng nồng độ testosterone. Testosterone là androgen chính trong cơ thể con người. Mặc dù nó được coi là hormone sinh dục nam...