6 bài học giáo viên nhận được khi làm việc trong đại dịch
Covid-19 làm thay đổi nhiều yếu tố của ngành giáo dục. Qua đó, thầy cô nhận được những bài học mới về cách giảng dạy và tiếp cận học sinh.
1 . Giáo dục là lĩnh vực đòi hỏi sự linh hoạt: Khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều cơ sở giáo dục trên thế giới phải chuyển qua việc dạy học trực tuyến. Trước những tình huống bất ngờ, các nhà giáo dục hiểu rằng họ cần phải chuẩn bị sẵn sàng để kịp thời ứng phó. Dù trẻ trở lại lớp, giáo viên vẫn phải nhanh chóng thay đổi phương thức nếu phát hiện ca mắc Covid-19 trong trường. Heather Morrison, nhà tư vấn giáo dục tại Mỹ, nhận ra giáo viên không có quyền kiểm soát hoàn toàn mọi hoạt động giáo dục. Thay vào đó, họ cần tư duy linh hoạt để đưa ra nhiều cách khác nhau nhằm giúp học sinh phát huy tốt khả năng trong việc học. Ảnh: Freepik.
2. Giáo viên cần tương tác nhiều hơn với phụ huynh, đồng nghiệp: Đại dịch đã làm thay đổi cách thức tương tác giữa giáo viên với phụ huynh. Trước đây, phụ huynh không có nhiều thời gian gặp gỡ giáo viên vì bận rộn. Nhưng hiện tại, việc tương tác đã thuận lợi hơn vì có Internet và các ứng dụng họp trực tuyến. Qua đó, phụ huynh cũng có thể nắm rõ tình hình học tập và các vấn đề của trẻ. Ngoài ra, các giáo viên có thêm cơ hội giúp đỡ nhau trong đại dịch. Mối quan hệ của họ cũng được cải thiện thông qua các hoạt động trao đổi, chia sẻ mẹo hữu ích khi dạy online. Ảnh: New York State Education Department.
3. Lịch học của trẻ cần được điều chỉnh: Khi chuyển từ việc dạy trực tiếp qua trực tuyến, nhiều trường học vẫn giữ nguyên lịch và thời lượng của tiết học. Thậm chí, thời gian của nhiều tiết học kéo dài gấp đôi so với khi học trực tiếp. Nếu ngồi quá lâu trước màn hình điện thoại, máy tính, trẻ dễ mệt mỏi và khó tiếp thu kiến thức. Vì thế, đại dịch đã đặt ra vấn đề mới về việc điều chỉnh lịch học. Giáo viên và học sinh cần nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, thời lượng các tiết học cần được cắt giảm phù hợp. Ảnh: Houston Chronicle.
4. Trẻ cần được tương tác với bạn bè nhiều hơn: Khi học online, cơ hội nói chuyện, tương tác của trẻ bị giảm đi. Các em không còn cơ hội gặp gỡ trực tiếp và tương tác cùng bạn bè. Đối với những trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, học online có thể khiến các quan hệ xã hội bị thu hẹp. Vì thế, khi dạy học, giáo viên cần tạo cơ hội để trẻ được tương tác với bạn bè nhiều hơn. Tương tự với khi lập nhóm làm bài tập, bạn nên cho trẻ trò chuyện trước với nhau và để các em chủ động chọn bạn cùng nhóm. Ảnh: WeAreTeachers.
Video đang HOT
5. Nhiều học sinh phát huy tốt hơn khi học online: Việc học qua màn hình máy tính khiến phần lớn trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên, nhiều em lại phát huy tốt và cảm thấy thoải mái khi được học trực tuyến. Stacey Robinsmith, giáo viên trung học tại Mỹ, nói với CBC News rằng nhiều học sinh được “hưởng lợi” từ việc học online. Nhiều cơ sở giáo dục đã thành công với mô hình học tập kết hợp. Điều này giúp trẻ làm chủ việc học và trở nên tập trung hơn khi lên lớp. Các em cũng trở nên tự lập, biết cách sắp xếp thời gian phù hợp để cân bằng giữa việc học và nghỉ ngơi. Ảnh: Campus Security & Life Safety.
6. Không nên loại bỏ hoàn toàn việc học online: Những nền tảng trực tuyến như Zoom, Microsoft Teams cho phép giáo viên và học sinh kết nối với nhau trong giai đoạn dịch bệnh. Dù sau này các trường học khôi phục hoàn toàn việc dạy trực tiếp, chương trình dạy online không nên bị loại bỏ. Tiến sĩ Susan H. Shapiro tại Touro College (Mỹ) khuyên giáo viên và nhà trường nên tận dụng các nền tảng này, thậm chí tích hợp chương trình học để cung cấp cho những học sinh có nhu cầu. Ảnh: ELearning Industry.
'Làm giáo viên có nghèo?'
Đó là một trong những câu hỏi trong chương trình tư vấn Hành trang tương lai do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT tỉnh Bình Dương tổ chức tại Trung tâm hội nghị và triển lãm Bình Dương chiều nay (24.4).
Học sinh tham dự chương trình Tư vấn hành trang tương lai của Báo Thanh Niên - ĐỖ TRƯỜNG
Chương trình được trực tuyến tại các địa chỉ: các địa chỉ thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien, YouTube và TikTok Báo Thanh Niên .
"Em muốn làm giáo viên môn địa lý nhưng một số người lớn cho ý kiến tham khảo rằng làm giáo viên nghèo lắm. Em rất phân vân và muốn thay đổi định kiến trong đầu mọi người là làm giáo viên cũng đâu nghèo lắm?".
Học sinh đặt câu hỏi tại chương trình - PHẠM HỮU
Thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, ý kiến: "Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Có người từng nói, cái giàu lớn nhất của nghề giáo là giàu tâm hồn. Khi chúng ta tiếp xúc với người trẻ, chúng ta luôn hạnh phúc và yêu đời - giá trị rất lớn trong đời sống con người. Khái niệm giàu hay nghèo đừng định nghĩa bằng tiền mà cuộc sống còn nhiều thứ khác. Thực tế, giáo viên hiện nay đủ sống không đến mức nghèo.
"Ngành sư phạm địa lý, theo chương trình giáo dục phổ thông mới, sinh viên tốt nghiệp có thể tham gia vào đội ngũ giáo viên mới dạy sư phạm lịch sử-địa lý ở bậc tiểu học và THCS", ông Quốc thông tin thêm.
Học lực trung bình khá nên chọn trường ĐH ra sao?
Sức học trung bình học khá thì nên chọn trường ĐH ra sao là một trăn trở của học sinh được đặt ra trong chương trình. Theo thạc sĩ Lương Thị Thu Thủy, Phó viện trưởng Viện đào tạo quốc tế (Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM), cho rằng học sinh không nên quá tự ti với học lực trung bình khá của mình. Lý giải điều này, bà Thuỷ nói: "Học ĐH có sự khác biệt lớn với quá trình học phổ thông, không hẳn học lực trung bình ở phổ thông thì không học tốt bậc ĐH. Nếu chọn được đam mê, ngành học phù hợp thì sẽ thấy việc học ĐH rất hay. Mọi thứ hoàn toàn có thể thay đổi nếu chọn được ngành, môi trường học tập phù hợp".
"Không chỉ quá trình học ĐH, một người có đam mê, kỹ năng và thái độ tốt có khi còn thành công hơn cả những người có học lực giỏi nhưng thiếu kỹ năng và thái độ chưa tốt", bà Thuỷ nhấn mạnh.
Chia sẻ thêm lời khuyên, theo thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Tài chính-Marketing, thông tin hiện các trường ĐH đều có nhiều phương thức xét tuyển và mỗi phương thức có điểm lợi để giúp học sinh có cơ hội trúng tuyển. Trong đó, phương thức xét tuyển học bạ đang được nhiều trường sử dụng với số lượng lớn chỉ tiêu. Thí sinh có học lực trung bình khác có thể tham khảo phương thức này của các trường. Cụ thể là tham khảo điểm trúng tuyển 3 năm gần nhất các ngành có mức độ tiệm cận với học lực học bản thân.
Học sinh tham dự tư vấn chiều nay - PHẠM HỮU
"Quan trọng nhất ở đây là trúng tuyển được ngành học yêu thích nhất chứ không phải trường nào, hay bậc học nào. Bởi khi có đam mê với ngành học thì sẽ giúp học tốt bậc ĐH, ra trường mới phát huy hết năng lực bản thân trong công việc", thạc sĩ Phụng lý giải.
Học CĐ khác với ĐH ra sao?
Một học sinh Trường THPT Bình Phú (Bình Dương) đặt vấn đề: "Các nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn ra sao giữa một sinh viên tốt nghiệp ĐH và CĐ?". Với câu hỏi này, thạc sĩ Lương Thị Thu Thủy cho rằng việc chọn học bậc học nào phụ thuộc vào bản thân người học: sở thích, năng lực, điều kiện hoàn cảnh gia đình... Tuy nhiên, với quy chế đào tạo hiện nay, một sinh viên tốt nghiệp bậc CĐ dễ dàng học liên thông lên ĐH.
Học sinh đặt nhiều câu hỏi liên quan đến ngành nghề - PHẠM HỮU
Vấn đề này, thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng nói: "Tôi từng tiếp xúc với nhiều đơn vị tuyển dụng, trong thực thế bản thân các doanh nghiệp không phân biệt bằng cấp trong quá trình tuyển dụng. Điều quan trọng mà họ quan tâm là năng lực, kỹ năng và thái độ ra sao".
Chia sẻ thêm sự khác nhau trong đào tạo bậc ĐH và CĐ, tiến sĩ Vũ Quốc Huy, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Việt Đức, cho biết sự khác nhau đầu tiên là thời gian học tập. Trong đó, bậc CĐ trung bình đào tạo trong 2-3 năm, bậc ĐH đào tạo trung bình 3-4 năm (các ngành đặc thù có thể 5-6 năm).
"Việc học CĐ có những lợi thế nhất định, sinh viên sẽ tiết kiệm được thời gian học tập và với sự chú trọng nhiều vào thực hành, thực tập doanh nghiệp nên sinh viên tốt nghiệp có thể tham gia sớm vào thị trường lao động", tiến sĩ Huy chia sẻ.
Thi tốt nghiệp THPT 2021: Những lưu ý quan trọng trong cuộc họp cha mẹ học sinh Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các cơ sở GD tổ chức họp cha mẹ học sinh khối 12 và phổ biến kỹ các thông tin quan trọng liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. Học sinh khối 12 Trường THCS-THPT Đào Duy Anh, TP.HCM được hướng dẫn làm hồ sơ dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ 2021....