6 bà cháu hồi phục sau hôn mê do ngộ độc khí thải máy phát điện
Trưa 13/6, bà Phụng và 5 đứa cháu đều tỉnh táo, sức khỏe diễn tiến tốt sau khi hôn mê do ngộ độc khí CO.
Bác sĩ Kim Phúc Thành, Phó Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Quận Thủ Đức, cho biết bà Trần Thị Phụng, 61 tuổi, sau một ngày điều trị đã tỉnh, diễn tiến tốt, đang thở oxy và theo dõi. Bà vào viện cấp cứu chiều 12/6 trong tình trạng lơ mơ, tiếp xúc chậm, nhịp thở nhanh, mạch nhanh.
Sức khỏe bà Phụng trưa 13/6 diễn tiến tốt. Ảnh: Lê Phương.
Trong 6 người cháu cùng vào cấp cứu với bà Phụng, hiện 5 bé hồi phục ổn, riêng bé gái 8 tuổi ngưng tim ngưng thở trước nhập viện, đồng tử giãn do hít quá nhiều khí CO, bác sĩ không cứu được.
Ngày 12/6, chồng bà Phụng phát hiện vợ và các cháu ngủ mê man trong phòng kín tại nhà có máy phát điện đang hoạt động. Do nhiều tháng gia đình không đóng tiền điện nên bị cắt, mượn tạm máy phát điện về sinh hoạt.
Video đang HOT
Các cháu của bà Phụng cũng dần hồi phục sau khi điều trị ngộ độc khí CO. Ảnh: Lê Phương.
Tiến sĩ Nguyễn Bá Trinh, Phòng Công nghệ chất thải Viện Hóa học, cho biết máy phát điện thải CO rất độc cho hệ hô hấp và tuần hoàn, có thể gây chết người trong môi trường kín.
Dấu hiệu ngộ độc CO gồm nhức đầu, chóng mặt, yếu, buồn nôn, nôn mửa, đau ngực và lú lẫn. Nếu nghi ngờ bị ngộ độc CO, cần nhanh chóng mở rộng cửa, làm thoáng khí, lấy khăn thấm nước che kín miệng để không bị ngạt khí, đồng thời gọi cấp cứu hoặc tìm đến các dịch vụ chăm sóc y tế gần nhất tại địa phương.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, Giám đốc Trung tâm đèn tiết kiệm điện năng, cho biết nếu người sử dụng máy phát điện đóng kín cửa thì tác hại sẽ chẳng khác gì việc đun than tổ ong trong phòng kín, chỉ sau một giờ là bị ngạt, gây hại thần kinh, hôn mê hoặc tử vong.
Ông Khải khuyến cáo không nên đặt máy phát điện trong phòng sinh hoạt, cần đặt ở ngoài sân, chỗ thoáng khí rồi dẫn dây vào nhà. Đối với nhà không có sân vườn, phải chọn nơi rộng, thoáng để đặt máy. Trong phòng sinh hoạt cũng phải bảo đảm có nhiều dưỡng khí để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mọi người.
Lê Phương – Thùy An
Theo VNE
Ngủ với quạt như thế nào tốt cho sức khỏe
Không nên quạt thẳng vào cơ thể bởi dễ gây bệnh hô hấp, dị ứng, nhiễm trùng, mất cân bằng tuần hoàn máu.
Bác sĩ Phạm Đỗ Thanh Tuấn, Khoa Nội Tổng quát, Bệnh viện Quận Thủ Đức, cho biết nhiều người thường có thói quen quạt thẳng vào người để xua tan cơn nóng bức. Tuy nhiên, cách dùng quạt này gây hại cho sức khỏe.
- Quạt thẳng vào người có thể làm mất hơi ẩm từ miệng và mũi. Bụi ảnh hưởng đến hệ hô hấp, gây ra các bệnh lý nhiễm trùng hay dị ứng.
- Không khí lạnh thổi trực tiếp vào cơ thể gây co cứng cơ, dẫn đến các cơn đau cổ, vai gáy vào buổi sáng.
- Nên vệ sinh bộ phận tạo gió của quạt vì dễ bám bụi.
Không nên để quạt thẳng vào người trong khi ngủ.
- Để quạt thẳng vào một vùng trên người sẽ làm nhiệt độ da bị chênh lệch, tuần hoàn máu mất cân bằng và thậm chí tê liệt dây thần kinh trên mặt.
- Với các loại quạt hơi nước, cần vệ sinh buồng chứa nước và sử dụng nguồn nước sạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Nên sử dụng chức năng quay của quạt để gió có thể phân tán đều cả phòng.
- Đặt quạt cuối chân giường, cách xa cơ thể bạn tầm 2 m.
- Tránh để quạt thổi vào mặt hay đầu, nên để quạt ngang với cơ thể.
- Không nên quạt thẳng vào cơ thể khi còn mồ hôi.
Cao Khẩm
Theo VNE
Bệnh viện huyện cứu sống một bệnh nhân tuyến trung ương trả về Tiếp nhận một bệnh nhân từ Bệnh viện Việt - Đức trả về cho người nhà để lo "hậu sự", Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tiến hành điều trị và cứu sống thành công. Sau 20 ngày điều trị tại bệnh viện này, bệnh nhân Trần Cơ nhận biết người thân - Ảnh: TRẦN HƯNG Ngày 7-3, trao...