500 giáo viên có thể bị thôi việc ở Đắk Lắk: Có nên tiếp tục chọn ngành sư phạm?

Theo dõi VGT trên

“Vụ việc hơn 500 giáo viên có thể bị thôi việc ở Đắk Lắk là trường hợp cá biệt chứ không phải địa phương nào cũng thế và nhất là chúng ta không nên chỉ nhìn vào sự việc đó mà vội kết luận ngành sư phạm nhiều rủi ro”, bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho hay.

500 giáo viên có thể bị thôi việc ở Đắk Lắk: Có nên tiếp tục chọn ngành sư phạm? - Hình 1

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ GD&ĐT (Bộ GD&ĐT)

Sáng 11/3, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra chương trình “Ngày hội tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp năm 2018″.

Tham gia chương trình này có đại diện Bộ GD&ĐT, lãnh đạo các trường đại học để phục vụ công tác tư vấn, giải đáp các thắc mắc của thí sinh và người nhà trước kì thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH, CĐ năm nay.

Mùa tuyển sinh năm 2017 có nên chọn ngành sư phạm không là một câu hỏi mà nhiều thí sinh băn khoăn. Nhất là khi ngành sư phạm khả năng xin việc khá khó, tiềm ẩn nhiều rủi ro: Giáo viên bị ép quỳ 40 phút, giáo viên bị học sinh bóp cổ ngay tại lớp… thời gian vừa qua dư luận bức xúc về việc hơn 500 giáo viên tại huyện Krông Pắk, Đắk Lắk có nguy cơ mất việc.

với báo chí xung quanh vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ GD&ĐT (Bộ GD&ĐT) cho hay: “Thông tin về vụ việc hơn 500 giáo viên có thể bị thôi việc ở huyện Krông Pắk, Đắk Lắk là tình trạng một số địa phương gặp phải khi hết thời gian hợp đồng với giáo viên nhưng không xin được chỉ tiêu biên chế.

Nhưng đó chỉ là trường hợp cá biệt chứ không phải địa phương nào cũng thế và nhất là chúng ta không nên chỉ nhìn vào sự việc đó mà vội kết luận ngành sư phạm nhiều rủi ro, nguy cơ thất nghiệp cao.

Bởi lẽ, đầu ra của ngành sư phạm còn liên quan đến nhu cầu của các địa phương, chính sách và ngân sách cho giáo dục ở từng địa phương cụ thể. Riêng với năm 2018, Vụ Giáo dục Đại học sẽ cùng với các địa phương và cơ quan ban ngành tiến hành khảo sát để có con số cụ thể về nhu cầu tuyển dụng giáo viên trong vài năm tới để thí sinh có định hướng rõ ràng”.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng cũng cho biết thêm: “Tất nhiên, để không khống chế việc các trường tuyển sinh và đào tạo ồ ạt dẫn đến tình trạng sinh viên ra trường chất lượng thấp chúng tôi cũng sẽ cân nhắc việc giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường thấp hơn nhu cầu tuyển dụng. Đó cũng là cách giảm thiểu tối đa tỷ lệ sinh viên thất nghiệp sau tốt nghiệp”.

Được biết, năm nay sẽ bỏ điểm sàn ở tất cả các trường trừ trường sư phạm. Điều này liệu có gây khó khăn trong việc các trường sư phạm tuyển sinh nhất là sinh viên chọn sư phạm ngày càng ít?

Video đang HOT

về điều này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho hay: “Thực ra nên nói là các trường đều đặt ngưỡng điểm đầu vào riêng cho các ngành để đảm bảo chất lượng.

Với ngành sư phạm thì chất lượng giáo viên luôn được quan tâm hàng đầu vì thế mặt bằng sư phạm nên cao hơn so với các ngành nghề khác. Điểm chuẩn vào ngành sư phạm là một trong những quy định đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của ngành.

Cũng có thể việc đầu vào sư phạm cao hơn sẽ có ít thí sinh đăng ký chọn sư phạm nhưng vì chất lượng chúng ta phải chấp nhận. Chúng ta cũng không quá lo lắng vì thế mà ngành sư phạm thiếu nhân lực. Bởi lẽ, hiện nay, nhân lực cho ngành sư phạm đã khá dồi dào.

Thời gian tới, Bộ GD&ĐT cũng sẽ cùng các trường sư phạm khảo sát thông tin để quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm không để xảy ra tình trạng đào tạo ồ ạt, kém chất lượng”.

Theo Infonet.vn

Chuẩn hóa năng lực cho giảng viên các trường sư phạm

Thực tế nhân lực của ngành sư phạm cũng như tỉ lệ giáo viên dôi dư quá nhiều đã đặt ra cho ngành nhiệm vụ cấp bách, đó là tái cấu trúc lại hệ thống các trường sư phạm; nâng cao chất lượng giảng viên tại các trường sư phạm. Vậy trong lộ trình hội nhập, chuẩn hóa đội ngũ giảng viên sắp tới, mô hình và giải pháp nào là phù hợp nhất?

Chuẩn hóa năng lực cho giảng viên các trường sư phạm - Hình 1

Sinh viên sư phạm thực tập dạy học

Chất lượng giảng viên chưa tương xứng quy mô đội ngũ

Đây là thực tế mà bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) thẳng thắn nhìn nhận khi số lượng giảng viên năm 2016-2017 dù có tăng so với năm học 2015-2016 nhưng tỉ lệ có chức danh GS, PGS và trình độ TS trong toàn hệ thống vẫn ở mức thấp. Đặc biệt là tỉ lệ giảng viên có trình độ TS ở các trường Cao đẳng sư phạm còn thấp (chiếm 3,4%).

Nguyên nhân trên, theo bà Phụng là do công tác bồi dưỡng, quy hoạch và phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý chưa được quan tâm đồng đều trong toàn hệ thống.

"Chất lượng đội ngũ giảng viên các trường vẫn còn là dấu hỏi lớn khi nhiều cán bộ giảng viên không tham gia nghiên cứu khoa học (NCKH), ít có bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước và nước ngoài, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế... Thống kê cho thấy rõ, số lượng giảng viên cơ hữu của các trường ngoài công lập còn thiếu khá lớn - chiếm đến 20% (15.158 người) trong tổng số giảng viên toàn quốc, chính điều này chưa tạo niềm tin về chất lượng đào tạo của một số trường ngoài công cập trong hệ thống"- Bà Phụng . Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giáo dục, Việt Nam không đứng ngoài quy luật chung so với các nước khi bắt đầu tiệm cận với nền giáo dục chất lượng cao. Tại Hội thảo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên phổ thông và giảng viên trong các trường sư phạm mới đây tại TPHCM cho thấy:

Sự thay đổi nhanh chóng trong công nghệ và kinh tế liên tục tạo ra nhiều ngành nghề mới và cơ hội thu nhập cao cho những người giỏi, nhưng với nghề giáo viên dù ngay cả khi lương có cao hơn mặt bằng xã hội thì vẫn không thể so được với thu nhập của giới lao động kỹ năng cao trong các doanh nghiệp.

Cũng giống các nước, ưu điểm đặc biệt của nghề giáo tại Việt Nam là tính ổn định, thậm chí, tại nhiều nước còn có chế độ biên chế suốt đời cho giáo viên phổ thông. Tuy nhiên, theo TS Phạm Thị Ly - Trung tâm nghiên cứu và đánh giá GDĐH của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, chính hệ thống biên chế cũng đang bộc lộ những hạn chế của nó (sự trì trệ).

Điều này khiến địa vị của nghề giáo ngày càng giảm và ngành sư phạm ngày càng khó tuyển người giỏi, không tạo được động lực để các giảng viên làm NCKH.

Tính đến hết năm học 2016-2017, hệ thống ĐH-CĐ giáo dục Việt Nam có 235 trường đại học, học viện. Trong đó có 14 trường đại học sư phạm với tổng số 4.615 giảng viên chịu trách nhiệm đào tạo 151.208 sinh viên.

Cao đẳng có 57 trường với quy mô giảng viên là 3.388 giảng viên đào tạo khoảng 47.800 sinh viên. Tuy nhiên, đáng chú ý là tỉ lệ giảng viên có trình độ TS chỉ có 115 người và 2.187 người có trình độ thạc sĩ. Điều đó phần nào cho thấy chất lượng giảng viên sư phạm của chúng ta chưa cao.

PGS.TS Võ Văn Thắng - Hiệu trưởng Trường ĐH An Giang cho rằng: Khiếm khuyết lớn nhất mà các trường sư phạm cần phải ngay lập tức xóa bỏ trong quá trình đào tạo giáo viên (phương pháp sư phạm của đội ngũ giảng viên) chính là phát triển kỹ năng nghề cho SV. Bên cạnh đó, việc thiếu chuẩn năng lực nghề nghiệp giảng viên cũng ít nhiều tạo khoảng hở trong việc nâng chất và chuẩn hóa trình độ đội ngũ giảng viên tại các trường sư phạm.

Giải pháp và mô hình nào?

Đội ngũ giáo viên là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện thành công đổi mới giáo dục. Do vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông, đáp ứng yêu cầu đổi mới thì trước mắt đội ngũ giảng viên tại các trường sư phạm cần phải sớm được chuẩn hóa.

Để làm được điều đó, việc quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm, xóa bỏ các trường cao đẳng, tính toán lại quy mô đào tạo là những việc phải nhanh chóng thực hiện. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã nhiều lần khẳng định sẽ sớm thực hiện việc quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm trong thời gian tới.

Tuy vậy, theo TS Phạm Thị Ly - việc đó không khó, cái khó nhất chính là việc tái định hình nghề sư phạm nhằm đáp ứng được yêu cầu của cải cách giáo dục phổ thông. Bởi theo bà, chính những đòi hỏi của nền kinh tế, của sự phát triển xã hội cũng như nhu cầu ngày càng cao của người dân trong một môi trường toàn cầu buộc ngành sư phạm phải thay đổi. Và theo bà, để làm được điều này thì ngành cần phải thay đổi mô hình và triết lý đào tạo.

Chuẩn hóa năng lực cho giảng viên các trường sư phạm - Hình 2

Cô giáo trẻ mới vào nghề ở một trường mầm non

TS Phạm Thị Ly cho biết: Nghị quyết 29-NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng có một điểm quan trọng nói đến tuyển sinh sư phạm: "Có cơ chế tuyển sinh và cử tuyển riêng để chọn được những người có phẩm chất, năng lực phù hợp vào ngành sư phạm". Tuy nhiên, trên thực tế, cần có chính sách hay sự khích lệ tài chính cụ thể mới triển khai được phương hướng đó. TS Ly phân tích:

Chính sách cần được thiết kế dựa trên việc tạo ra động lực, đặc biệt là động lực thị trường. Trong đó, trọng tâm cần hướng cải cách tới mục tiêu cá nhân hóa quá trình dạy và học, nhằm vào phát triển tiềm năng của từng học sinh và nhấn mạnh vào các giá trị sống cũng như những kỹ năng cốt lõi, thay vì chỉ tập trung vào kiến thức thi cử.

"Với xuất phát điểm và mục tiêu như thế, có lẽ các trường sư phạm không chỉ cần quy hoạch hay tái cấu trúc, mà phải thay đổi hẳn mô hình đào tạo. Tuy vậy, việc thay đổi mô hình không quan trọng bằng việc thay đổi triết lý đào tạo. Các trường sư phạm cần điều chỉnh mục tiêu không chỉ là để sinh viên có thể sẵn sàng cho một nghề nghiệp khác mà còn là tạo nên một nền tảng tri thức rộng, đó chính là điều chúng ta cần ở người giáo viên tương lai"- TS Ly đề xuất.

Bàn về mô hình và phương thức cho công tác chuẩn hóa đội ngũ giảng viên các trường sư phạm, PGS.TS Nguyễn Kim Hồng- nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM cho rằng: Với thực tế chất lượng đào tạo và đội ngũ giảng viên sư phạm chúng ta đang có, để nâng cao và chuẩn hóa đội ngũ, có thể áp dụng kinh nghiệm của một số nước Đông Á và phương Tây trong việc thiết kế đào tạo sư phạm linh hoạt hơn, như:

Sinh viên có thể thi vào đại học và lấy bằng cử nhân giáo dục hoặc một lĩnh vực chuyên ngành khác, rồi sau đó học một khóa cao học để lấy bằng thạc sĩ giáo dục.

"Mô hình này có ưu điểm là tạo ra con đường sự nghiệp linh hoạt cho sinh viên. Học xong họ có thể đi dạy, hoặc làm việc trong những lĩnh vực khác nhau, tùy theo nhu cầu của thị trường và năng lực của họ"- PGS.TS Nguyễn Kim Hồng nói.

Là nhà nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề giáo dục, TS Phạm Thị Lan Phượng - Viện nghiên cứu Giáo dục Trường ĐH Sư phạm TPHCM cho biết, trong nhiều năm theo dõi và nghiên cứu nền giáo dục 3 nước Mỹ, Pháp, Nhật, bà nhận thấy ở 3 quốc gia trên việc đào tạo giáo viên, nâng chất giảng viên các trường sư phạm đều theo mô hình đào tạo sư phạm nối tiếp.

Tức là khi học xong kiến thức khoa học, sinh viên sẽ tiếp tục học về giáo dục - sư phạm nếu muốn trở thành giáo viên với "tấm giấy" thông hành sau khi hành nghề là chuẩn trình độ chuyên môn về sư phạm.

Vì vậy, để có một đội ngũ giáo viên nói chung, giảng viên sư phạm nói riêng chất lượng, theo bà, Việt Nam phải thực hiện được yếu tố cơ bản và hàng đầu là nâng cao vị thế nghề giáo (ở các nước trên, giáo viên rất được trọng vọng và mức lương rất cao).

"Qua nghiên cứu các nước trên, cho thấy, đối với bậc học càng cao thì yêu cầu về kiến thức khoa học ở giáo viên càng lớn. Do vậy, các trường đại học sư phạm ngoài việc sớm xây dựng chuẩn năng lực giảng viên thì cần phải đảm bảo chất lượng tuyển sinh và chuẩn năng lực khoa học giáo dục- sư phạm của sinh viên. Song song đó, việc mở các khóa bồi dưỡng đa dạng theo nhu cầu của giảng viên đương nhiệm cần được xem là hướng đi quan trọng trong các trường sư phạm trong thời gian tới"- TS Phượng .

Theo Giaoducthoidai.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tai nạn trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây, ùn tắc dài đến tận TPHCMTai nạn trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây, ùn tắc dài đến tận TPHCM
09:15:42 22/01/2025
Mỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổiMỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổi
05:59:45 22/01/2025
Chúc Anh Đài đẹp nhất màn ảnh bị chê trông như bà lão 70 tuổiChúc Anh Đài đẹp nhất màn ảnh bị chê trông như bà lão 70 tuổi
05:58:51 22/01/2025
Tỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống TrumpTỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống Trump
08:16:19 22/01/2025
'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?
07:32:30 22/01/2025
Giáp Tết, giúp việc đưa một loạt 'yêu sách', tôi xử lý chỉ bằng 2 câu nóiGiáp Tết, giúp việc đưa một loạt 'yêu sách', tôi xử lý chỉ bằng 2 câu nói
08:37:56 22/01/2025
Đi ăn lẩu, khách Tây lấy 1 món đồ bỏ túi mang về khiến dân mạng phải thốt lên: "Anh biết quá nhiều rồi đấy"!Đi ăn lẩu, khách Tây lấy 1 món đồ bỏ túi mang về khiến dân mạng phải thốt lên: "Anh biết quá nhiều rồi đấy"!
08:27:54 22/01/2025
Cách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâuCách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâu
06:43:02 22/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Messi thiếu chuyên nghiệp và phép lịch sự với màn ăn mừng kỳ quặc

Messi thiếu chuyên nghiệp và phép lịch sự với màn ăn mừng kỳ quặc

Sao thể thao

10:22:42 22/01/2025
Một cầu thủ đã cáo buộc siêu sao Lionel Messi thiếu chuyên nghiệp và phép lịch sự với màn ăn mừng kỳ quặc trong trận đấu của Inter Miami.
Gia đình 3 đời làm nghề "đổi rác thành tiền" giữa trung tâm Hà Nội, kiếm 50-100 triệu mỗi tháng

Gia đình 3 đời làm nghề "đổi rác thành tiền" giữa trung tâm Hà Nội, kiếm 50-100 triệu mỗi tháng

Netizen

09:53:52 22/01/2025
Nhắc đến nghề đồng nát, bất kỳ ai cũng văng vẳng đâu đây những âm thanh quen thuộc như trên. Tiếng rao vang vọng từ nông thôn đến thành thị, và giữa lòng Hà Nội đôi khi cũng vang lên âm thanh mộc mạc ấy.
Tam Quốc Chí ra mắt phiên bản Lâu Lan Chiến: Bí ẩn vùng cát vàng và cuộc chiến của những nhà cầm quân tài ba

Tam Quốc Chí ra mắt phiên bản Lâu Lan Chiến: Bí ẩn vùng cát vàng và cuộc chiến của những nhà cầm quân tài ba

Mọt game

09:36:45 22/01/2025
Vào ngày 22/01 tới đây, Tam Quốc Chí Online sẽ chính thức ra mắt phiên bản 20 Lâu Lan Chiến, mở ra một thế giới mới đầy hấp dẫn với vô vàn tính năng đặc sắc
Bố bàn chuyện thừa kế, tôi từ chối nhận tài sản, chỉ van xin bố đừng làm trái lời thề với mẹ trước lúc bà mất

Bố bàn chuyện thừa kế, tôi từ chối nhận tài sản, chỉ van xin bố đừng làm trái lời thề với mẹ trước lúc bà mất

Góc tâm tình

09:27:42 22/01/2025
Cúng tất niên xong, bố gọi anh em tôi lại và bàn chuyện chia thừa kế vào năm sau. Mẹ tôi mất vào 5 năm trước. Đó là thời gian khủng hoảng, tăm tối nhất trong cuộc đời tôi.
Mùa đông NÊN diện trang phục tông màu đất: Thời thượng, sang trọng mà không nhàm chán

Mùa đông NÊN diện trang phục tông màu đất: Thời thượng, sang trọng mà không nhàm chán

Thời trang

09:12:36 22/01/2025
Khi phần lớn mọi người chọn gam màu đen, trắng, xám đầy an toàn, thì tông màu đất, với sự ấm áp và chiều sâu đặc trưng, đã âm thầm trở thành xu hướng nổi bật.
Bắt gã trai chuyên đánh thuốc mê những phụ nữ khát tình để cướp

Bắt gã trai chuyên đánh thuốc mê những phụ nữ khát tình để cướp

Pháp luật

09:00:06 22/01/2025
Huỳnh Văn Tài săn những người phụ nữ khát tình để đưa vào khách sạn vui vẻ . Tuy nhiên sau đó, Tài đặt điện thoại quay lén cảnh ái ân và đặc biệt là đánh thuốc mê để cướp.
Mỹ phê chuẩn ngoại trưởng mới ngay sau khi ông Trump nhậm chức

Mỹ phê chuẩn ngoại trưởng mới ngay sau khi ông Trump nhậm chức

Thế giới

08:41:59 22/01/2025
Thượng viện Mỹ phê chuẩn Ngoại trưởng Marco Rubio, người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc và các nước châu Mỹ La tinh.
5 địa điểm du lịch hấp dẫn ở miền Nam 'bùng nổ' lễ hội chào đón tết Ất Tỵ 2025

5 địa điểm du lịch hấp dẫn ở miền Nam 'bùng nổ' lễ hội chào đón tết Ất Tỵ 2025

Du lịch

08:27:38 22/01/2025
Với nhiều sự kiện đặc sắc chào đón năm mới, Bà Rịa - Vũng Tàu, TPHCM, Phú Quốc, Tây Ninh, Cần Thơ trở thành lựa chọn hàng đầu cho những du khách.
Nữ ca sĩ nổi tiếng tuổi Tỵ sắp cưới doanh nhân kém 3 tuổi là ai?

Nữ ca sĩ nổi tiếng tuổi Tỵ sắp cưới doanh nhân kém 3 tuổi là ai?

Sao châu á

08:05:26 22/01/2025
Sở hữu âm sắc trong trẻo cùng kỹ thuật thanh nhạc tốt, Beyoncé xứ Hàn Ailee vẫn duy trì sức hút sau hơn một thập kỷ gắn bó với làng nhạc Hàn Quốc.
Cuối năm rồi, bạn hãy khẩn trương bỏ ngay 6 món đồ này để xua đi những điều kém may mắn trong nhà

Cuối năm rồi, bạn hãy khẩn trương bỏ ngay 6 món đồ này để xua đi những điều kém may mắn trong nhà

Sáng tạo

08:00:43 22/01/2025
Năm này qua năm khác, gia đình thực sự tích lũy quá nhiều thứ không cần thiết, thậm chí có những thứ họ biết sẽ không bao giờ dùng đến nữa nhưng vẫn không vứt đi đúng lúc.
Sao Việt 22/1: Trung Quân mua nhà mới, Ngô Thanh Vân rạng rỡ bên chồng trẻ

Sao Việt 22/1: Trung Quân mua nhà mới, Ngô Thanh Vân rạng rỡ bên chồng trẻ

Sao việt

08:00:08 22/01/2025
Trung Quân khoe món quà tự thưởng cho bản thân sau một năm làm việc chăm chỉ, Ngô Thanh Vân cùng ông xã chụp bộ ảnh mới đón Tết.