5 trẻ nhỏ nhập viện khẩn cấp vì ăn nhầm thuốc diệt chuột
Tại bệnh viện, các bác sĩ nhanh chóng xác định loại độc chất các bé ăn phải là thuốc diệt chuột nhóm Flocoumafen – một loại superwarfarin tác dụng chống đông máu có thời gian bán thải dài, gây rối loạn đông máu kéo dài vài tuần đến vài tháng.
Các bé nhập viện do ăn nhầm thuốc diệt chuột. Ảnh: VTV News
Mới đây, VTV News dẫn nguồn tin từ Bệnh viện đa khoa Xuyên Á ( Vĩnh Long) cho biết, bệnh viện này vừa qua đã tiếp nhận cấp cứu 5 trẻ độ tuổi từ 15 tháng tuổi đến 9 tuổi do ăn nhầm thuốc diệt chuột vì tưởng kẹo.
Tại bệnh viện, các bác sĩ nhanh chóng xác định loại độc chất các bé ăn phải là thuốc diệt chuột nhóm Flocoumafen – một loại superwarfarin tác dụng chống đông máu có thời gian bán thải dài, gây rối loạn đông máu kéo dài vài tuần đến vài tháng.
Các bác sĩ nhận định, tình trạng xuất huyết (ra máu mũi, ra máu chân răng, Xuất huyết tiêu hóa xuất huyết đường tiết niệu…) có thể xảy ra. Nguy hiểm hơn có thể gây xuất huyết não, thậm chí tử vong do xuất huyết ồ ạt nếu không được theo dõi và xử trí kịp thời.
Đánh giá được sự nguy hiểm mà các bé đang đối mặt, bác sĩ nhanh chóng tiến hành rửa dạ dày thật kỹ nhằm loại bỏ tối đa độc chất khỏi dạ dày, bơm than hoạt tính qua sonde vào dạ dày mỗi 2 giờ nhằm hấp phụ hết các chất độc còn lại.
Video đang HOT
Đồng thời, các bác sĩ cũng truyền dịch để duy trì dinh dưỡng cho các bé. Nhờ được đưa đến bệnh viện kịp thời và xử trí tích cực, chức năng đông máu của các bé bình thường. Sau 7 ngày điều trị, sức khỏe các bé ổn định và có thể được ra viện.
Qua trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên chú ý một số biện pháp phòng tránh và xử trí ban đầu ngộ độc nhằm bảo vệ con em mình khỏi những tình huống gây đe dọa tính mạng và ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.
Cụ thể, nên quan tâm, chăm sóc, hướng dẫn, không để trẻ tự chơi một mình, không để trẻ đến những nơi chứa thuốc, hóa chất…của gia đình. Cất giữ những hóa chất gia dụng ở nơi an toàn, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ, nên để ở những nơi riêng biệt, trên cao, khóa cẩn thận.
Bên cạnh đó, không nên dùng chai nhựa đựng nước uống để đựng hóa chất, thuốc và ngược lại cũng không nên dùng chai nhựa hóa chất trước đó để đựng nước. Trường hợp sử dụng chai lọ đựng thuốc, hóa chất cần phải ghi nhãn rõ ràng tránh nhầm lẫn.
Ngoài ra, nên ưu tiên mua những sản phẩm tẩy rửa có nguồn gốc thiên nhiên ít độc hại. Dùng thuốc hợp lý, an toàn theo đúng chỉ dẫn của nhân viên y tế. Giữ thuốc ở nơi an toàn, xa tầm tay trẻ em. Thường xuyên kiểm tra và loại bỏ thuốc quá hạn, ẩm, mốc, vỡ…
Khi phát hiện hoặc nghi ngờ các bé uống, ăn nhầm hóa chất, thuốc, các chất độc… cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất kèm theo loại thuốc, hóa chất đã phát hiện để các bác sĩ xử trí cấp cứu nhanh chóng và kịp thời.
Không nên tự ý xử trí tại nhà vì mỗi loại thuốc, độc chất sẽ có cách xử trí khác nhau, nếu can thiệp không thích hợp có thể làm nặng thêm tình trạng của bé. Nếu nhiễm độc qua da, niêm mạc phải tắm gội bằng xà phòng, nước sạch, thay quần áo nhanh chóng trước khi đưa vào viện.
Chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt, không giảm ngứa, sưng mà có thể gây nhiễm trùng
Rất nhiều người có thói quen bị muỗi đốt là chấm một chút nước bọt vào vết ngứa vì nghĩ giúp giảm ngứa, sưng. Nhưng thực tế, điều này không giúp ích mà còn có khả năng dẫn đến nhiễm trùng.
Dưới con mắt của muỗi, chúng ta chính là "miếng ăn" béo bở của chúng. Muỗi sẽ dùng miệng giống như một cái châm chọc vào da của chúng ta. Khi đó, muỗi sẽ tiết nước bọt, thông qua đó để làm chậm quá trình đông máu của các mao mạch xung quanh da, giúp chúng dễ dàng hút máu con người.
Các thành phần trong nước bọt của muỗi gây ra các phản ứng dị ứng da cục bộ. Lúc này, hệ thống miễn dịch của con người tiết ra một số thành phần để loại bỏ các chất lạ gây ra phản ứng dị ứng. Trong đó, chất histamin được tiết ra chính là nguyên nhân gây ngứa.
Vì thế, nếu muốn giảm ngứa, biện pháp đơn giản nhất là bôi thuốc kháng histamin để làm ức chế sự sản sinh và bài tiết của chất này. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng một số cách khác như dùng thuốc đông y, thuốc nội tiết tố bôi ngoài. Hay một số người sử dụng dầu cù là, đá viên... để làm giảm sự sưng ngứa.
Những cách trên nhìn từ góc độ vật lý hay hóa học đều giúp chúng ta giảm ngứa. Nhưng làm cách nào đi chăng nữa, dùng nước bọt của mình chấm vào những vết ngứa là một sự lựa chọn không đúng đắn.
Dùng nước bọt không giúp giảm ngứa, thậm chí gây nhiễm trùng
Nước bọt con người có thành phần chủ yếu là nước, hàm lượng đạt đến 99%. Ngoài ra gồm những các chất khác với hàm lượng khá ít như enzyme tiêu hóa, lysozyme, cholesterol, mucoprotein.
Xem xét theo góc độ hóa học thì những thành phần trên trong nước bọt không có tác dụng kháng histamin để giảm ngứa. Một số người cho rằng nước bọt có tác dụng diệt khuẩn, kháng khuẩn nhưng thực ra tác dụng này không đáng kể gì so với lượng vi khuẩn có sẵn trong nước bọt.
Khoang miệng của con người rất phong phú về hệ vi khuẩn, có khoảng 500 đến 1000 loại vi sinh vật sống trong đó. Khi cơ thể con người mắc một số bệnh, các virus không phải nguyên nhân gây bệnh cũng xuất hiện trong khoang miệng, thường gặp nhất là virus gây bệnh quai bị. Bên cạnh đó một số loại virus lây truyền qua đường máu chẳng hạn như virus HIV, virus herpes cũng xuất hiện trong khoang miệng.
Theo thống kê, mỗi ml nước bọt của con người chứa khoảng 100 triệu vi khuẩn hoặc virus, ngay cả những loại không gây bệnh gì. Trong đợt dịch này, chắc hẳn ai cũng rõ sự nguy hiểm lây truyền virus thông qua nước bọt.
Bởi vậy, muỗi đốt gây các vết thương trên da không thể dùng nước bọt để chữa. Nếu không vết thương muỗi đốt sẽ có khả năng nhiễm nước bọt chứa đầy mầm bệnh, dẫn đến viêm da, thậm chí nhiễm trùng toàn thân. Cho nên mặc dù nước bọt có tác dụng kháng khuẩn nhất định nhưng chắc chắn bôi nước bọt lên vết muỗi đốt sẽ hại nhiều hơn lợi.
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc bôi ngoài da giúp giảm sưng, ngứa hoặc rửa bằng nước xà phòng cũng giúp ích.
Đặc biệt có một loại cây giúp giảm ngứa rõ rệt đó là lô hội (nha đam) vì nó có tính sát trùng rất tốt. Gel lô hội đã được chứng minh có đặc tính chống viêm, giúp làm lành vết thương nhỏ, làm dịu nhiễm trùng. Để lấy gel, chúng ta cắt lá lô hội và trích xuất gel, bôi gel lô hội lên vùng da bị kích ứng, để khô và thoa lại nếu cần.
Người đàn ông vào viện với thanh gỗ đâm xuyên hõm ức Người đàn ông quê Gia Lai làm việc tại một xưởng gỗ ở TP HCM bị tai nạn lao động thương tâm vào viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với thanh gỗ đâm xuyên vào hõm ức. Sáng 23-8, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (TP HCM) cho biết vừa cứu sống ngoạn mục một người đàn ông bị tai nạn...