5 thực phẩm gây hại cho trẻ hen suyễn
Khi trẻ bị hen suyễn, mẹ cần kiêng cho trẻ ăn những thực phẩm sau để tránh bệnh nặng hơn.
Ảnh minh họa: Internet
Những thức ăn dễ gây dị ứng bao gồm trứng, các loại hạt như đậu phộng, đậu nành, hải sản, lúa mì… Ngoài ra cũng cần tránh các thức ăn sinh lưu huỳnh như nước coca, tránh thức ăn chiên bằng dầu cũ, chiên đi chiên lại nhiều lần.
Các loại bim bim
Đây là nhóm thực phẩm đầu tiên mà cha mẹ nên hạn chế cho trẻ bị suyễn ăn. Vì theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại đại học Nông nghiệp Athens (Hy Lạp) thì những bậc cha mẹ cho con bị mắc bệnh suyễn ăn snack mỗi tuần thì sẽ làm tăng số lần khởi phát cơn suyễn ở trẻ. Cụ thể là tần suất lên cơn suyễn sẽ cao hơn 4,8 lần so với những trẻ không ăn.
Các loại thực phẩm có tính axit
Những loại thực phẩm có tính axit như hành, chanh, các loại thực phẩm chiên là những thực phẩm cấm kị đối với trẻ em mắc bệnh suyễn. Những thực phẩm này có thể gây trào ngược thực quản làm cho các triệu chứng của bệnh suyễn của trẻ càng trở nên tồi tệ hơn.
Những thực phẩm được bảo quản bằng sulphites
Video đang HOT
Chất bảo quản sulphites có thể sẽ gây ra những cơn suyễn nặng hơn cho trẻ em. Vì vậy cha mẹ cần tránh những thực phẩm được bảo quản bằng chất này. Có thể kể đến như tôm khô, quả khô hay pizza chính là những thực phẩm mà trẻ em bị suyễn không nên động đến.
Ảnh minh họa: Internet
Đặc biệt, không nên ăn thịt nướng vì thịt nướng sẽ tạo ra các hợp chất carbon vốn gây mất hiệu lực của một số thuốc trị hen suyễn, như theophylline. Ngoài tương tác với thuốc trị hen suyễn, các hợp chất carbon cũng gây ra những trường hợp lên cơn suyễn.
Theo Kienthuc
Nhiều người bệnh nặng vì nắng nóng
Đợt nắng nóng gay gắt đầu mùa hè khiến lượng bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú tại các bệnh viện bắt đầu gia tăng. Các bác sĩ cảnh báo, lượng bệnh nhân sẽ tăng cao hơn nhiều, nếu nhiệt độ tiếp tục duy trì như mấy ngày qua.
Viêm màng não, sốt virus, viêm da tấn công trẻ
Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) chỉ có khoảng 90 giường bệnh nhưng đang điều trị cho 128 bệnh nhi. Bác sĩ Nguyễn Thành Nam, Phó khoa Nhi cho biết, từ đầu tuần ngày nào khoa cũng tiếp nhận bệnh nhân viêm não, viêm màng não và nhiều trẻ sốt cao, co giật, viêm đường hô hấp, viêm phổi.
Tối 15/5, khoa Nhi tiếp nhận 3 trẻ có biểu hiện của viêm màng não. Kết quả chọc tủy sống xét nghiệm cho thấy bệnh nhi N.V.T (5 tuổi, Hà Nội) bị viêm màng não. Bác sĩ Phạm Văn Hưng cho biết bệnh nhi bị sốt cao hơn 39 độ suốt 2 ngày. Cháu bé đau đầu, nôn vọt, gia đình cho bé uống hạ sốt nhưng không đỡ. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng cứng gáy, kích thích màng não. Sau khi chẩn đoán trẻ bị viêm màng não, các bác sĩ đã có hướng điều trị nên hiện sức khỏe bệnh nhân tiến triển tốt. Ngày 16/5, thêm bệnh nhân nam 10 tuổi (ở Hà Nội) nhập viện vì bị nôn vọt, sốt cao, đau đầu. Bước đầu khám lâm sàng thấy trẻ có biểu hiện của viêm màng não.
Bác sĩ Nam cho hay sau 3 ngày nắng nóng, số trẻ đến khám vẫn chưa tăng nhiều so với bình thường. Tuy nhiên, theo đúng quy luật diễn biến thường phải nắng nóng 4 hay 5 ngày thì mới bắt đầu có đông bệnh nhân. Vì thế, các bác sĩ dự đoán nếu nắng nóng vẫn tiếp tục, những ngày tới lượng bệnh nhi đổ về sẽ rất đông. Nguyên nhân là do bệnh tật không đến ngay, nó phải đủ thời gian mới gây suy giảm sức đề kháng của trẻ rồi dẫn tới đổ bệnh. Nóng quá cũng dễ khiến trẻ mệt vì khả năng điều hòa nhiệt kém.
Bác sĩ Long khám cho bệnh nhân Tuấn An tại Bệnh viện Lão khoa Quốc gia
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi cho hay, bệnh nhân chưa tăng nhưng tình trạng bệnh nặng hơn do chênh lệch nhiệt độ môi trường và phòng có điều hòa lạnh khiến cơ thể không kịp thích nghi. Việc cha mẹ tự ý mua thuốc cho con uống cũng khiến bệnh trẻ có xu hướng nặng thêm rồi mới đưa đến bệnh viện, gây khó khăn trong điều trị. Trẻ ở trong điều hòa quá nhiều cũng là điều kiện thuận lợi cho virus hợp bào hô hấp thường trực ở mũi họng phát bệnh như viêm họng, cảm cúm. Trời nóng cũng khiến trẻ bị tiêu chảy kèm theo sốt. Nhiều trẻ bị sốt do nhiễm trùng hoặc hệ thống điều hòa thân nhiệt của trẻ chưa ổn định nên khi bên ngoài trời nắng nóng quá cũng khiến trẻ tăng thân nhiệt.
Tại BV Da liễu T.Ư bệnh nhân đến khám rất đông. PGS.TS Trần Hậu Khang, Viện trưởng cho biết, trung bình một ngày viện khám và điều trị cho khoảng 1.000 bệnh nhân. Những ngày nắng nóng vừa qua, số lượng này tăng lên thành hơn 1.200 trường hợp. Bệnh nhân chủ yếu mắc các bệnh viêm da cơ địa, nấm da...
PGS.TS Khang đặc biệt lưu ý những trẻ bị viêm da cơ địa, hay còn gọi là bệnh chàm vào dịp nắng nóng này có thể khiến nhiều trẻ bị nhiễm trùng da, thậm chí nhiễm trùng huyết ảnh hưởng tới tính mạng. Tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện Da liễu T.Ư, bé Khánh Vy (6 tháng, ở Nghệ An) bị chàm rất nặng tháng nào cũng phải đi khám tại bệnh viện huyện, tỉnh. Đợt nắng nóng này khiến toàn bộ mặt bé bị nổi chàm đỏ ửng, ngứa ngáy, quấy khóc không chịu ăn uống. Sốt ruột tình trạng của con, chị Hải đưa bé Vy đến khám tại BV Nhi T.Ư và BV Da liễu T.Ư.
Bác sĩ da liễu cảnh báo, nắng nóng khiến trẻ ra nhiều mồ hôi là môi trường cho nấm, vi trùng, ký sinh trùng phát triển gây bệnh. Người có tiền sử dị ứng bệnh sẽ tái phát và nặng hơn trong thời tiết oi bức như hiện nay.
Người cao tuổi đổ bệnh
Tại Bệnh viện Lão khoa Quốc gia (Hà Nội) ghi nhận gia tăng nhẹ bệnh nhân. Bác sĩ Nguyễn Văn Long (Khoa Khám bệnh) cho biết, những ngày nắng nóng vừa qua, mỗi ngày mỗi phòng khám vẫn khám trung bình 50 bệnh nhân, như khi thời tiết bình thường. Nhưng ngày 16/5 số bệnh nhân đến khám đã tăng thành 60-70 bệnh nhân/phòng.
Bệnh nhân Tuấn An (75 tuổi, Hà Nội) cho biết đã điều trị đều đặn bệnh cao huyết áp suốt 5 năm nay nhưng mấy hôm nay, dù uống đủ thuốc vẫn bị cảm giác mệt mỏi, huyết áp tăng.
Bác sĩ Long dự báo, lượng bệnh nhân cao tuổi đến khám và nhập viện điều trị tới đây sẽ tăng do tác động của thời tiết nắng nóng. Nhiệt độ môi trường tăng cao dễ dẫn tới các bệnh tăng huyết áp, tim mạch ở người cao tuổi. Thời tiết tác động làm huyết áp không ổn định, khiến bệnh mạch vành, bệnh nhân sau can thiệp, bị van tim, suy tim phải đến bệnh viện. Bệnh nhân mắc bệnh xương khớp, rối loạn chuyển hóa, tiểu đường... cũng gia tăng.
Bệnh nhi Khánh Vy bị viêm da cơ địa. Ảnh T.Hà
Phòng bệnh khi nắng nóng
Bác sĩ Thành Nam, phó khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, nằm quạt và sử dụng điều hòa không hợp lý (nhiệt độ quá lạnh hoặc sử dụng trong thời gian dài) khiến nhiều trẻ bị bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi, hen suyễn, viêm xoang...
Với người cao tuổi, khi trời nóng, cơ thể cần nước nhưng với bệnh nhân suy tim mà uống nhiều nước làm tăng khối lượng tuần hoàn, tim sẽ suy nặng hơn. Bác sĩ Nguyễn Văn Long (Khoa khám bệnh - Bệnh viện Lão khoa Quốc gia) khuyến cáo, với người suy tim khống chế lượng nước đầu vào, khi nào khát mới nên uống. Người cao tuổi cần uống đủ nước, ăn thức ăn dễ tiêu hóa, ăn trái cây và rau xanh để tăng cường vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Theo TPO
Hành giải độc cơ thể giúp phòng 5 loại bệnh Hành có thuộc tính phòng bệnh và kháng khuẩn làm sạch giải độc cơ thể, giúp phòng ngừa nhiều bệnh quan trọng như tim mạch, ung thư, hen suyễn, tiểu đường. Với hơn 100 hợp chất chứa lưu huỳnh là nguyên nhân gây cay chảy nước mắt, hành có thể giúp dự phòng và điều trị nhiều bệnh như tiểu đường và bệnh...