5 “thủ phạm” khiến bạn thao thức suốt đêm, rã rời cả ngày: Hãy cẩn thận đề phòng với số 1
Gần đây, các chuyên gia về giấc ngủ công bố một thông tin quan trọng trên tờ Daily Mail của Anh đã tiết lộ 5 thói quen không có lợi cho việc cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Hãy xem bạn có đang mắc lỗi nào được liệt kê dưới đây không.
Tắm nước nóng trước khi đi ngủ
Một số người đã quen tắm nước nóng trước khi đi ngủ, điều này có thể giúp cho bạn cảm thấy thư giãn, nhưng thói quen này có thể không tốt cho chất lượng giấc ngủ của bạn.
Điều này chủ yếu là do tắm nước nóng sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể, trong khi cảm giác buồn ngủ thường kéo đến sớm hơn nếu có sự giảm nhiệt độ cơ thể. Nếu bạn luôn giữ thói quen tắm nước nóng trước khi đi ngủ, nó sẽ rất khó khăn để bạn đi vào giấc ngủ hơn.
Giải pháp: Đẩy sớm thời gian tắm của bạn. Các chuyên gia về giấc ngủ khuyên bạn nên tắm nước nóng ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ.
Bật sáng đèn khi ngủ
Chuyên gia về giấc ngủ Olivia Arezzolo dẫn kết quả nghiên cứu nói rằng, những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn không chỉ là việc vuốt điện thoại và máy tính bảng mà còn là ánh sáng đèn nếu bạn cứ bật đèn như vậy rồi đi ngủ.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nội tiết lâm sàng và Chuyển hóa cho thấy ánh sáng trong phòng ngủ (bao gồm đèn bàn và đèn trên cao) đã ức chế hormone melatonin gây mê trong 90 phút, dẫn đến thời gian ngủ ngắn hơn và giấc ngủ cũng sẽ ngắn hơn.
Giải pháp: Nếu bạn thực sự không thể tránh được việc ngủ dưới những ánh đèn này hoặc không quen với việc tắt đèn, bạn có thể đeo kính đen khi ngủ, hoặc sử dụng những loại bóng đèn có ánh sáng nhẹ hơn.
Video đang HOT
Làm việc quá muộn trước khi đi ngủ
Nhiều nhân viên văn phòng thường mang công việc về nhà để cố gắng hoàn thành nốt trước khi ngủ. Có thể bạn chưa để ý thêm rằng, làm việc muộn vào ban đêm không chỉ có hại cho việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống mà còn phá hỏng nghiêm trọng giấc ngủ của bạn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bạn làm việc trước khi ngủ có thể đưa bộ não vào trạng thái khiến cho sóng não alpha hoạt động mạnh, kéo dài thời gian tĩnh lặng cần thiết để đi vào giấc ngủ sâu.
Giải pháp: Đừng tiếp tục làm việc sau khi tắm, bạn có thể thực hiện một số hoạt động giúp thư giãn, chẳng hạn như đọc sách, trò chuyện với người thân hoặc nghe nhạc nhẹ.
Stress
Kết quả của một nghiên cứu từ Học viện Y học giấc ngủ Mỹ cho thấy căng thẳng có thể gây ra chứng mất ngủ. Nhóm các nhà khoa học chắc chắn rằng cách mà một bệnh nhân đối phó với một tình huống là rất quan trọng. Tốt nhất chúng ta nên loại bỏ stress, và có những suy nghĩ tích cực.
Khi một người bị căng thẳng liên tục, chứng mất ngủ có thể trở thành bệnh mãn tính.
Được biết, phụ nữ thường bị mất ngủ nhiều hơn. Nghiên cứu mới tại Đại học bang Pennsylvania cho thấy rằng trong thời kỳ mãn kinh, nguy cơ mất ngủ tăng lên nhiều lần. Các phàn nàn phổ biến nhất là khó ngủ và giảm chất lượng giấc ngủ tổng thể.
Trong số 3.302 người tham gia, hơn một phần ba bị mất ngủ. Họ thường thức dậy vào ban đêm.
Theo phunutoday.vn
Sáng ngủ dậy thường bị hoa mắt chóng mặt, nguyên nhân là do đâu?
Nhiều cô nàng thường gặp phải tình trạng hoa mắt chóng mặt sau khi thức dậy, liệu đây có phải là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đó hay không? Cùng tìm hiểu qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết này nhé!
Buổi sáng luôn là khoảng thời gian tràn đầy năng lượng nhất nên nếu thường gặp phải tình trạng hoa mắt chóng mặt hay buồn nôn mỗi khi ngủ dậy thì bạn nên đặc biệt chú ý. Nhiều khả năng, đây là dấu hiệu ban đầu cảnh báo một vài vấn đề sức khỏe đang tiềm ẩn trong cơ thể mà bạn không hề hay biết. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng này mà bạn nên nắm rõ.
Bị rối loạn tuần hoàn não
Thông thường sẽ có một lượng máu nhất định lưu thông lên não bộ để nuôi dưỡng não. Tuy nhiên, khi bạn ngủ dậy có thể bị thay đổi thăng bằng đột ngột do cơ thể điều chỉnh từ tư thế nằm sang tư thế đứng khiến máu lưu thông lên não không kịp. Điều này vô tình gây thiếu máu não và dẫn đến trường hợp hoa mắt chóng mặt vào buổi sáng.
Độ cao gối nằm chưa phù hợp
Ít người biết rằng, độ cao của gối nằm cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Bởi nếu gối nằm quá cao sẽ gây khó chịu và không tốt cho đốt sống cổ. Còn nếu gối quá thấp sẽ khiến lượng máu dồn xuống não nhiều, từ đó gây ra cảm giác hoa mắt, chóng mặt, đau đầu vào buổi sáng. Lúc này, bạn nên lựa chọn gối nằm phù hợp, với độ cao chỉ khoảng từ 8 - 15cm để giúp giấc ngủ ban đêm sâu hơn và ngăn chặn tình trạng chóng mặt sau khi thức dậy xuất hiện.
Thức khuya dùng điện thoại, máy tính
Nhiều người hay có thói quen dùng điện thoại, máy tính bảng trước khi ngủ nhưng điều này vô tình gây ảnh hưởng xấu tới não bộ và thị lực của bạn. Sóng điện thoại và tia bức xạ điện từ có thể gây ảnh hưởng tới quá trình bài tiết hormone melatonin, từ đó khiến bạn khó ngủ hơn. Do vậy, bạn nên bảo đảm đi ngủ trước 10 giờ đêm và tắt hết các thiết bị điện tử trước khi lên giường.
Không tắt đèn khi ngủ
Hormone melatonin sẽ không thể sản sinh ra khi bạn ngủ trong điều kiện ánh sáng vẫn đang chiếu rọi. Chính vì vậy, nếu không tắt hết đèn trong phòng khi ngủ thì giấc ngủ của bạn sẽ bị gián đoạn và dễ gây ra tình trạng hoa mắt chóng mặt sau khi ngủ dậy.
Mắc chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là tình trạng thở tắc nghẽn, gây khó khăn trong việc hô hấp vào ban đêm. Một số người to béo, cổ ngắn là đối tượng dễ gặp phải chứng bệnh này. Khi bị gián đoạn nhịp thở thì bạn sẽ không có đủ oxy cung cấp lên não và dẫn đến tình trạng chóng mặt vào buổi sáng.
Một vài cách giúp ngăn ngừa tình trạng chóng mặt vào buổi sáng xuất hiện:
- Uống một ly nước ấm ngay sau khi ngủ dậy.
- Sau khi ngủ dậy, hãy nghiêng người sang một bên rồi từ từ ngồi dậy chứ không nên bật dậy nhanh và mạnh.
- Rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên.
- Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây và các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng.
- Không dùng các chất kích thích như đồ có cồn, cà phê trước khi ngủ.
- Không dùng điện thoại, ipad hay máy tính trước khi ngủ khoảng 2 tiếng.
Source (Nguồn): Health
Phát hiện 47 đoạn ADN mã hóa chất lượng và độ dài giấc ngủ Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã xác định được 47 đoạn ADN mã hóa chất lượng và độ dài thời gian ngủ, giúp khoa học hiểu rõ về các cơ chế ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe. Giấc ngủ có liên quan mật thiết đến một số bệnh như tiểu đường, béo phì và rối loạn tâm thần - Ảnh...