5 thứ cần loại bỏ ngay khỏi tủ thuốc gia đình
Khi dọn dẹp nhà cửa vào những ngày cuối năm, mọi người cũng cần phải dọn dẹp cả tủ thuốc hoặc ngăn đựng thuốc gia đình.
Băng keo cá nhân và các loại bông băng y tế khác cần được vứt bỏ khi đã quá hạn sử dụng, biến dạng vì chúng không còn vô trùng nữa – Ảnh minh họa: Shutterstock
Những món không cần thiết hoặc đã hết hạn cần phải vứt đi để dành không gian cho những món mới.
Nhưng những món nào cần ném vào thùng rác, món nào cần để lại thì không phải ai cũng biết. Theo các chuyên gia, 5 thứ sau cần phải loại bỏ.
Chúng ta thường dùng kem chống nằng để bảo vệ da trước tác hại của ánh nắng mặt trời. Nhưng nếu để quá lâu, kem chống nắng sẽ không còn hiệu quả tốt, theo MSN.
Do đó, những lọ kem chống nắng đã mở nắp hơn một năm thì cần phải vứt đi. Ngoài ra, mọi người cũng cần kiểm tra hạn sử dụng. Nếu đã hết hạn sử dụng hoặc kem hỏng, có mùi thì cũng cần thay lọ khác.
Thuốc nhỏ mắt hoặc nhỏ tai
Người dùng cần phải cẩn thận với hạn sử dụng của những chai thuốc kháng sinh trị nhiễm trùng tai hay viêm mắt đỏ. Nếu đã hết hạn sử dụng thì phải bỏ ngay.
Thông thường, những sản phẩm này cần được vứt đi ngay sau khi hết bệnh. Vì khi được dùng, chúng có thể đã không còn vô trùng và làm tăng nguy cơ gây bệnh.
Video đang HOT
Cắt móng tay rỉ sét cần phải bỏ đi. Nó có thể đã bị cùn khiến việc cắt móng không còn hiệu quả .
Ngoài ra, nếu nơi rỉ sét tiếp xúc với vùng da bị trầy xước sẽ làm tăng nguy cơ bị uốn ván, theo MSN.
Băng keo cá nhân hết hạn
Băng keo cá nhân cũng như các loại băng y tế khác khi đã hết hạn thì khả năng là không còn vô trùng nữa. Khi đó, sử dụng các băng keo này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
Ngoài việc xem hạn sử dụng, dấu hiệu để nhận biết băng keo không còn dùng được nữa là bị hư hỏng, biến dạng, không còn dính. Với băng kéo cá nhân, nó có thể sẽ bị co rút lại.
Nhiệt kế thủy ngân
Tại Mỹ, các cơ quan y tế đã không còn khuyến cáo sử dụng nhiệt kế thủy ngân. Vì khi bất cẩn làm vỡ, thủy ngân rò rỉ ra ngoài có thể gây ra một số nguy cơ sức khỏe, đặc biệt là trẻ em.
Cách tốt nhất là hãy vứt bỏ nhiệt kế thủy ngân vào thùng rác thải nguy hại. Các chuyên gia khuyến cáo không nên ném bừa nhiệt kế thủy ngân vào thùng rác thông thường hoặc xuống nhà vệ sinh vì có thể gây ô nhiễm môi trường, theo MSN.
Theo thanhnien
Chìa khóa để có chế độ ăn lành mạnh
Một bữa ăn lành mạnh cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưng không cung cấp quá nhiều năng lượng để tránh tích mỡ thừa.
Cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bú sữa mẹ
Từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi, hãy cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn (nghĩa là không bổ sung thêm cho trẻ ăn và uống bất kỳ thực phẩm nào khác) và cho trẻ ăn "theo yêu cầu" (tức là ăn khi trẻ muốn, cả ngày và đêm)
Sau 6 tháng tuổi, cho trẻ ăn bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng và an toàn, và tiếp tục cho trẻ bú mẹ tới khi được 2 tuổi hoặc hơn. Không thêm muối hoặc đường vào thức ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cung cấp tất cả các dưỡng chất mà trẻ cần trong 6 tháng đầu để tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có sức đề kháng tốt hơn chống lại các bệnh thông thường ở trẻ em như tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp và nhiễm trùng tai. Trong cuộc sống sau này, những người được nuôi bằng sữa mẹ khi sơ sinh ít có khả năng bị thừa cân hoặc béo phì, hoặc mắc các bệnh không truyền nhiễm, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ.
Ảnh minh họa
Ăn đa dạng các loại thực phẩm
Ăn kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau, bao gồm nhóm các loại thực phẩm chính (ví dụ như ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, ngô hoặc gạo, hoặc củ có tinh bột như khoai tây, khoai mỡ, khoai môn hoặc sắn), các loại đậu (ví dụ đậu lăng, đậu), rau, trái cây và thực phẩm từ các nguồn động vật (ví dụ thịt, cá, trứng và sữa)
Việc ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau (tức là chưa qua chế biến) và thực phẩm tươi mỗi ngày giúp trẻ em và người lớn có được lượng chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết. Nó cũng giúp họ tránh chế độ ăn nhiều đường, chất béo và muối, có thể dẫn đến tăng cân không lành mạnh (tức là thừa cân và béo phì) và các bệnh không truyền nhiễm. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ và sự phát triển; nó cũng giúp người già có cuộc sống khỏe mạnh và năng động hơn.
Ăn nhiều loại rau và trái cây
Đối với đồ ăn nhẹ, chọn rau sống và trái cây tươi, thay vì thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo hoặc muối. Tránh chế biến quá kỹ rau và trái cây vì điều này có thể dẫn đến mất các vitamin quan trọng. Khi sử dụng rau và trái cây đóng hộp hoặc sấy khô, hãy chọn các loại không có muối và đường
Rau và trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ, protein thực vật và chất chống oxy hóa quan trọng. Những người có chế độ ăn nhiều rau và trái cây có nguy cơ béo phì, bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và một số loại ung thư thấp hơn đáng kể.
Ăn một lượng vừa phải chất béo và dầu
Sử dụng dầu thực vật chưa bão hòa (ví dụ: dầu ô liu, đậu nành, hướng dương hoặc dầu ngô) thay vì dầu mỡ động vật hoặc dầu có nhiều chất béo bão hòa (ví dụ: bơ, mỡ lợn, dầu dừa và dầu cọ,..)
Chọn thịt trắng (ví dụ thịt gia cầm) và cá, thường ít chất béo, giảm lượng thịt đỏ. Chỉ ăn một lượng hạn chế các loại thịt chế biến vì chúng có nhiều chất béo và muối. Nếu có thể, hãy chọn các các sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc giảm béo
Đừng quên những thực phẩm làm từ bơ sữa
Hãy uống kèm một ly sữa ít béo hoặc không béo trong bữa ăn trong ngày. Sữa ít béo cung cấp một hàm lượng canxi và các chất dinh dưỡng thiết yếu tương đương sữa nguyên chất nhưng ít chất béo và ít calo hơn. Nếu không thích uống sữa ít béo, bạn có thể uống sữa đậu nành, ăn sữa chua ít béo hay không béo cho bữa ăn hằng ngày.
Tránh thực phẩm chế biến, nướng và chiên có chứa chất béo trans-fat được sản xuất một cách công nghiệp
Chất béo và dầu là nguồn năng lượng chính, và ăn quá nhiều chất béo, đặc biệt là các loại chất béo không tốt, có thể gây hại cho sức khỏe. Ví dụ, những người ăn quá nhiều chất béo bão hòa và chất béo trans-fat có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ cao hơn. Chất béo trans-fat có thể có tự nhiên trong một số sản phẩm thịt và sữa, nhưng chất béo trans-fat được sản xuất một cách công nghiệp (ví dụ như dầu hydro hóa một phần) có trong các thực phẩm chế biến khác nhau là nguồn chính.
Ăn giảm muối và đường
Khi nấu và chế biến thực phẩm, hãy hạn chế lượng muối và gia vị có hàm lượng natri cao (ví dụ: nước tương và nước mắm). Tránh thực phẩm (ví dụ: đồ ăn nhẹ), có nhiều muối và đường. Hạn chế uống nước ngọt hoặc soda và các loại đồ uống khác có nhiều đường (ví dụ: nước ép trái cây, nước ép và xi-rô, sữa có hương vị và đồ uống sữa chua). Chọn trái cây tươi thay vì đồ ăn nhẹ ngọt như bánh quy, bánh ngọt và sô cô la.
Những người có chế độ ăn nhiều natri (bao gồm muối) có nguy cơ cao huyết áp cao hơn, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Tương tự, những người có chế độ ăn nhiều đường có nguy cơ bị thừa cân hoặc béo phì cao hơn và tăng nguy cơ sâu răng. Những người giảm lượng đường trong chế độ ăn uống của họ cũng có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh không truyền nhiễm như bệnh tim và đột quỵ.
M.Trang (TH)
Theo phapluatplus
Người đàn ông 50 tuổi bị đột quỵ, mù một bên mắt do thói quen xấu mà nhiều chị em vẫn coi thường Việc ngồi lì một chỗ trong thời gian dài có thể gây nên nhiều hậu quả tai hại. Một người đàn ông 50 tuổi ở Đài Loan đã đột quỵ và bị mù sau khi chỉ ở nhà xem phim bộ liền tù tì trong 3 tuần. Theo China Press, một nhà thần kinh học người Đài Loan đã chia sẻ về bệnh...