5 thứ âm thầm sinh nấm mốc dù bạn dùng chúng mỗi ngày, 1 thứ nhà có em bé cần chú ý!
Dù bạn có dùng và làm sạch mỗi ngày, 5 vật dụng này vẫn có những góc khuất “bẩn “!
1. Bình đựng nước rửa chén
Có nhiều gia đình sử dụng thiết kế bình đựng nước rửa chén gắn luôn ở chậu rửa. Bởi thiết kế này không chỉ tiện mà còn đẹp mắt, giúp tiết kiệm không gian và tạo cảm giác sạch sẽ, tinh tươm cho khu vực nấu nướng.
Phải công nhận rằng chúng tiện lợi, thẩm mỹ, nhưng càng tiện bao nhiêu, chúng lại càng âm thầm bám bụi bẩn và sinh nấm mốc theo thời gian sử dụng. Lý do đơn giản là vì thiết kế này “giấu” phần chai đựng xà phòng nên người dùng không thấy được khu vực bên trong, dễ bị đánh lừa rằng chúng sạch sẽ nên không cần lau .
Vậy nên, nếu nhà bạn cũng đang sử dụng thiết kế này, bạn hãy kiểm tra ngay khu vực chai đựng xà phòng để xem bộ phận này có sạch sẽ hay không. Bạn cũng nên thường xuyên tiến hành lau và thay mới nếu cần thiết. Bình đựng kiểu này thường có kết cấu gồm 2 phần: chai đựng và đầu vòi, đôi khi bạn chỉ cần thay mới 1 trong 2 món đồ, không nhất định phải thay toàn bộ.
2. Hộp đựng dao, đũa kín
Về tính năng, hộp đựng dao hay đũa thường có lỗ thoát nước ở dưới giúp thoát hơi tốt, đảm bảo sạch sẽ cho các dụng cụ nhà bếp. Về ngoại hình, món đồ này có nhiều hình dáng và màu sắc bắt mắt, đảm bảo hợp với mọi không gian. Tuy tiện lợi nhưng món đồ này cũng có nhiều điểm hạn chế, điển hình nhất đó là dễ sinh nấm mốc.
Chất liệu gỗ
Đồ gỗ dù là thiết kế nào thì cũng được ưa chuộng, từ tính tiện lợi cho đến sự đẹp mắt. Với thiết kế hộp đựng dao đũa, chúng cũng mang lại những trải nghiệm tuyệt vời. Nhưng ai cũng biết gỗ là vật liệu dễ bị ngậm nước, mà đây lại là nguyên nhân dễ ẩm mốc, ố đen. Cộng thêm thiết kế kín, khi gặp các vật dụng kim loại như dao, kéo, hộp gỗ sẽ tăng khả năng nhiễm bẩn. Lúc đầu dùng rất tốt nhưng lâu dần sẽ có thể ảnh hưởng tới người dùng nếu không được vệ sinh, phơi phóng đúng cách.
Chất liệu nhựa (hộp đựng có chức năng khử khuẩn)
Video đang HOT
Những hộp đựng đũa, dao thớt kín làm bằng nhựa có thêm chức năng khử khuẩn đi kèm đúng là rất xịn và tiện lợi. Nhưng thiết kế này cũng có nhiều hàng “dỏm” được bán tràn lan trên mạng, bạn vô tình mua nhầm đồ “fake” thì sử dụng chẳng có tác dụng gì, thậm chí còn thêm mệt.
Hàng “dỏm” đích thị là sản phẩm lừa người, mở bên trong ra bạn sẽ phát hiện chẳng có gì gọi là khử khuẩn, nó đơn giản chỉ là 1 nút xanh có thể sáng đèn. Chưa kể khu vực bên trong còn dễ nhiểm bẩn và bị bám bụi, đã vô tích sự còn phải tốn công dọn dẹp.
Nếu thích những thiết kế hộp đựng dao đũa thì bạn nên cân nhắc chọn chất liệu thép không gỉ để đảm bảo độ bền và an toàn. Ngoài ra bạn cũng nên ưu tiên những thiết kế hở như hình minh họa để giúp dụng cụ nhanh khô ráo, tránh nấm mốc.
3. Khay đựng bột/ nước giặt và xả
Ai cũng biết máy giặt cần được vệ sinh thường xuyên. Nhưng hầu hết mọi người chỉ tập trung vệ sinh các khu vực lồng giặt bên trong mà bỏ quên 1 vị trí hay phải dùng tới đầu tiên khi mở máy – đó là khay đựng bột/nước giặt và xả.
Khu vực này thường ẩm ướt, cộng thêm tích tụ cặn bột giặt sẽ khiến chúng thêm bẩn. Nếu không được lau thường xuyên sẽ sinh nấm mốc và vi khuẩn. Và cứ thế, mỗi lần giặt đồ sẽ kéo theo quần áo cũng bị nhiễm bẩn, mặc lên người có thể khiến da dẻ kích ứng, mẩn đỏ.
Lời khuyên: Bạn hãy vệ sinh máy giặt định kỳ và đừng bỏ qua khu vực khay đựng này. Nếu chúng bẩn nghiêm trọng, bạn nên thay mới.
4. Cửa thoát gió ở điều hòa
Tương tự như máy giặt, khi vệ sinh điều hòa, mọi người thường chỉ tập trung vệ sinh cho các bộ phận bên trong mà không nghĩ rằng những khu vực dễ thấy cũng đang âm thầm sinh nấm mốc. Điển hình là khu vực cửa thoát gió điều hòa.
Lời khuyên: Nếu tự vệ sinh điều hòa tại nhà, bạn hãy lau sạch khu vực cửa thoát gió để đảm bảo không khí tỏa ra vừa mát vừa sạch, đảm bảo sức khỏe. Trong trường hợp thấy cửa thoát gió và cánh quạt bẩn mốc nặng nề thì bạn hãy gọi thợ chuyên nghiệp đến vệ sinh triệt để.
5. Bình tập uống nước cho trẻ em
Ở những gia đình có trẻ nhỏ thì bình tập uống nước là món đồ vô cùng quen thuộc. Nhiều ba mẹ cũng rất cẩn thận vệ sinh và khử khuẩn, khử trùng cho đồ dùng ngay sau mỗi lần các bé sử dụng.
Nhưng mọi người thường bỏ sót 1 chi tiết, có thể nói là khu vực ẩn của chiếc bình này. Đó chính là vòng đệm cao su có chức năng chống rò rỉ nước. Càng sử dụng lâu, khu vực này càng dễ tích trữ cặn bẩn, vi khuẩn. Nhiều người do nhầm tưởng không thể tháo vòng đệm nên mới không vệ sinh bộ phận này.
Nếu nhà bạn cũng có những chiếc bình tương tự, hãy đảm bảo rằng mỗi lần vệ sinh thiết bị thì tất cả các bộ phận đều được tháo rời, bao gồm cả vòng đệm cao su. Có như thế chiếc bình mới thực sự được vệ sinh sạch sẽ.
Lau tủ lạnh bằng gì cho sạch, vừa hết mùi vừa khử khuẩn?
Làm sạch tủ lạnh định kỳ là điều cần thiết. Khi lau tủ lạnh, thay vì dùng nước lã, bạn có thể dùng một số nguyên liệu khác có sẵn trong nhà để loại bỏ các cặn bẩn, mùi hôi.
Rút phích cắm của tủ lạnh
Trước khi lau dọn tủ lạnh, bạn cần xếp thực phẩm ra bên ngoài. Với các thực phẩm đông lạnh, nên chuẩn bị một hộp giữ nhiệt để xếp tất cả vào bên trong, tránh để chất lượng thực phẩm bị ảnh hưởng. Nên thực hiện trước khi bổ sung một lượng thực phẩm mới. Trong quá trình dọn thực phẩm, bạn có thể loại bỏ những thứ để quá lâu hoặc bị hết hạn.
Khi vệ sinh tủ lạnh, bạn sẽ phải mở cửa tủ liên tục. Ngắt điện không chỉ giúp tiết kiệm điện mà còn giữ an toàn cho người thực hiện.
Vệ sinh tủ lạnh
Sau khi bỏ hết thực phẩm ra bên ngoài, bạn cần tháo các ngăn tủ, cả ngăn đựng nước và ngăn đựng đá. Đem các ngăn này ra ngoài ra rửa thật sạch bằng nước rửa bát và nước sạch. Sau đó, phơi các ngăn cho ráo nước.
Trong lúc đợi các ngăn tủ khô, bạn có thể tiến hành vệ sinh bên trong tủ. Hòa baking soda với nước ấm và nước rửa chén rồi dùng khăn mềm nhúng vào nước này vào lau tủ. Chú ý lau các ngóc ngách trong tủ để loại bỏ các vết bẩn. Nếu không có baking soda, bạn có thể thay bằng giấm. Các nguyên liệu này đều có tác dụng làm sạch các cặn bẩn đồng thời giúp loại bỏ mùi hôi, diệt vi khuẩn. Sau khi đã lau sạch bằng nước tẩy rửa, bạn hãy lấy khăn sạch lau lại tủ một lần nữa để đảm bảo các cặn bẩn và tẩy rửa được loại bỏ hoàn toàn.
Nhớ lau kỹ cả phần gioăng ở cửa tủ lạnh. Đây là phần rất dễ bị đọng cặn bẩn, là nơi lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi.
Lau mặt ngoài tủ lạnh
Mặt ngoài tủ lạnh cũng có thể lau bằng nước giấm loãng. Dùng khăn mềm thấm nước giấm và lau nhẹ để loại bỏ các vết bẩn. Sau khi lau, hãy lấy khăn khô lau một lượt để tủ được khô ráo.
Lắp ngăn tủ trở lại vị trí ban đầu
Sau khi đã lau khô toàn bộ các ngăn và bên trong tủ lạnh, bạn có thể lắp các chi tiết trở lại vị trí ban đầu.
Vệ sinh gầm tủ lạnh
Gầm tủ lạnh là vị trí mà nhiều người bỏ qua. Đây là nơi rất dễ tích tụ các cặn bẩn. Bạn nên dùng chổi hoặc khăn lau để loại bỏ các bụi bẩn ở phía dưới gầm tủ.
Sau khi vệ sinh toàn bộ tủ, bạn có thể cắm tủ và để tủ lạnh hoạt động 30 phút trước khi xếp thực phẩm vào bên trong.
Có thể để một bát nhỏ baking soda hoặc bã cà phê hay một ít vỏ cam, quýt, chanh... để khử mùi hôi của tủ lạnh.
Dùng máy giặt cửa trước thế nào hiệu quả nhất? Dùng máy giặt cửa trước thế nào hiệu quả nhất, vừa giúp quần áo sạch sẽ, tối ưu hóa hiệu suất máy vừa tiết kiệm chi phí... là điều không phải ai cũng biết. Máy giặt cửa trước ngày càng trở thành sự lựa chọn phổ biến trong các gia đình nhờ vào khả năng giặt sạch hiệu quả, tiết kiệm năng lượng...