5 thói quen lành mạnh cha mẹ nên dạy con
Là cha mẹ, bạn không chỉ có trách nhiệm dạy dỗ mà còn phải chăm sóc trẻ. Điều quan trọng là dạy trẻ cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của mình. Dưới đây là 5 điều bạn nên dạy trẻ.
1. Thói quen ăn uống lành mạnh
Hãy làm gương cho trẻ về việc ăn uống lành mạnh bằng cách cho trẻ thấy chế độ ăn uống, cách cân bằng dinh dưỡng ở mỗi bữa ăn mà bạn chuẩn bị.
Điều quan trọng là không phải bỏ đói trẻ để giúp trẻ thành lập thói quen này. Tuy nhiên đôi khi việc chờ đợi đến bữa ăn chính hoặc bữa ăn phụ giúp trẻ cảm thấy thực sự đói và muốn ăn thức ăn ngay lập tức. Hãy giúp trẻ cân đối thành phần thực ăn và lượng thức ăn hợp lý để phát triển khỏe mạnh hơn.
2. Tham gia vào các hoạt động thể chất thường xuyên
Hãy khuyến khích con tham gia vận động
Hoạt động thể chất không nên là một quy tắc nghiêm ngặt cho trẻ, mà hãy tìm cách lôi cuốn trẻ bằng những trò thú vị, đầy thách thức và hào hứng. Trẻ sẽ chủ động tham gia. Hãy bố trí một khoảng không gian an toàn cho trẻ được vận động. Bạn cũng có thể khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ở công viên, hồ bơi, chơi bóng rổ hoặc đạp xe đạp, thậm chí chỉ cần một quả bóng và khoảng vỉa hè nhỏ là có thể chơi ném bóng hoặc nhảy lò cò.
Bố mẹ nên hạn chế trẻ xem máy tính, đồ dùng công nghệ cao để dành nhiều thời gian vận động hơn.
Video đang HOT
3. Rèn luyện một tư duy lành mạnh
Nhận thức và có cái nhìn sâu sắc về cảm xúc và hành vi sẽ giúp trẻ có cái nhìn tích cực hơn vào cuộc sống và có độ thích nghi cao hơn.
Bản chất của sự phát triển này sẽ rất khác nhau từ người này đến người khác. Tuy nhiên, điều quan trọng là hãy tích cực khuyến khích trẻ để trẻ tự nói ra những điều khúc mắc trong lòng, những suy nghĩ buồn vui của trẻ. Bạn sẽ có thể hỗ trợ, khuyên răn trẻ kịp thời.
4. Uống nước hằng ngày
Hãy khuyến khích trẻ uống nước hằng ngày để duy trì độ ẩm cần thiết. Tất nhiên, bạn không cần phải yêu cầu trẻ uống đủ bao nhiêu ly nước mỗi ngày, bởi việc bổ sung nước còn phụ thuộc vào các yếu tố như như đổ mồ hôi (liên quan đến nhiệt độ, khí hậu, mức độ hoạt động thể chất) và lượng thức ăn (ăn chủ yếu thực phẩm khô hay thức ăn như súp, thạch…).
5. Không hút thuốc, không uống rượu
Hãy làm một gương tốt cho con với thói quen không hút thuốc, không uống rượu, không sử dụng các chất kích thích khác.
Nói chuyện với con bạn về việc thế nào là thói quen không lành mạnh và những nguy hại của nó đối với sức khỏe. Thỉnh thoảng hãy đặt ra các tình huống để trẻ tự đánh giá mức độ gây hại, giúp trẻ hiểu hơn về những tác hại của thói quen không lành mạnh.
Theo Phununews
6 trò chơi tăng khả năng tập trung của trẻ
Trẻ được rèn luyện khả năng tập trung ngay từ đầu sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình học tập.
Bắt đầu đi học, dù là học mẫu giáo hay vào cấp 1, khả năng tập trung vẫn là một đòi hỏi quan trọng với bé. Do đó nhiều mẹ cảm thấy khổ sở khi mỗi tối phải ngồi dạy cho con học, trong khi mẹ thì khản tiếng mà con không chịu ngồi tập trung.
Trẻ em có khoảng thời gian tập trung ngắn hơn so với người lớn. Do vậy khó có thể hi vọng một đứa trẻ có thể ngồi và tập trung trong một thời gian dài. Nếu bé biết cách tập trung tốt, bé sẽ nhanh chóng học được những điều mới mẻ, được cô giáo khen ngợi, hoàn tất nhanh những "nhiệm vụ" được giao. Ngược lại, bé sẽ rất lúng túng khi không theo kịp bài, lại bị cô thường xuyên la rầy, nhắc nhở. Tuy nhiên, cha mẹ có thể giúp con rèn khả năng này. Dưới đây là một số trò chơi được đơn giản giúp tăng cường sự tập trung của trẻ.
1. Cho trẻ tập trung tưởng tượng một hình khối
Mẹ hãy bảo trẻ nhắm mắt và tưởng tượng đến các hình khối như hình tam giác, hình vuông, hình tròn... Sau đó, mẹ chuẩn bị một tờ giấy trắng và bút để bé tự mình vẽ hình theo những gì con đã tưởng tượng. Mẹ nên nhớ rằng lúc đó đôi mắt của bé vẫn đang đóng. Cứ như vậy, cho bé vẽ lại thêm vài lần nữa và mẹ hãy quan sát xem có sự cải thiện nào trong các hình mà trẻ vẽ hay không. Yêu cầu trẻ làm càng chậm càng tốt.
Đây là môt trò chơi nhỏ để thử thách sự tập trung của trẻ, nếu không tập trung thì sẽ rất khó để trẻ có thể hoàn thành được nhiệm vụ này. Trò chơi này sẽ thú vị hơn khi bé được chơi cùng các bạn.
2. Thường xuyên cho trẻ đi công viên, bãi biển
Khi mẹ cho bé đi dạo ở công viên hay ở bãi biển, trẻ có thể lắng nghe âm thanh của tự nhiên và cuộc sống. Đó có thể âm thanh của sóng biển, tiếng chim hót hay những con vật khác ở công viên. Khi trẻ nghe được những âm thanh này, chúng sẽ thấy thú vị và vui mừng về điều đó. Mẹ nên biết rằng âm thanh tự nhiên là một liệu pháp tốt để cải thiện sự tập trung của một bé, vì lúc đó trẻ cần phải tập trung tư tưởng để nghe.
Khi mẹ cho bé đi dạo ở công viên hay ở bãi biển, trẻ có thể lắng nghe âm thanh của tự nhiên và cuộc sống (Ảnh minh họa)
3. Cho trẻ đọc sách
Có thể nói rằng đọc sách là một thói quen hữu ích nên được phát triển trong giai đoạn đầu của cuộc sống. Mẹ nên mua một số cuốn sách hay truyện tranh về động vật, cuộc sống để con có thể tìm hiểu thêm về tất cả mọi thứ trên thế giới.
Việc hình thành thói quen này cho trẻ không phải là một việc đơn giản. Đôi khi mẹ có thể cho bé đọc sách ở những địa điểm nào mà nghĩ rằng thích hợp để trẻ rèn luyện khả năng tập trung. Cho con đọc sách ở những nơi ồn ào là một cách tăng cường sự tập trung của trẻ.
Để trẻ xoè bàn tay ra sau đó gập từng ngón tay thật chậm. Sau khi đã gập tất cả các ngón tay lại, trẻ bắt đầu xoè từng ngón ra cũng thật chậm rãi. Trong quá trình chơi, trẻ sẽ phải rất tập trung vào từng ngón tay để có thể xoè hay gập từng ngón tay của mình. Với trò chơi này, bé có thể chơi với các bạn ở lớp mẫu giáo. 4. Trò chơi ngón tay
5. Trò chơi hít vào thở ra
Để trẻ hít vào thật chậm, tập trung vào hơi thở và mẹ sẽ đếm đến 10, sau đó để trẻ thở ra càng chậm càng tốt. Hãy cho bé tập thêm một vài lần nữa và tăng sự tập trung.
6. Thi xem ai nhìn đồ vật lâu nhất
Mẹ hãy đặt một đồ vật nào đó ở giữa phòng và yêu cầu trẻ chỉ nhìn vào đồ vật đó. Ai có thể ngồi quan sát lâu nhất mà mắt vẫn nhìn vào đồ vật yêu cầu thì sẽ là người chiến thắng. Trò chơi này đòi hỏi sự tập trung tối đa, và đây là cuộc thi nên bé sẽ cố hết mình để dành chiến thắng. Mẹ có thể tổ chức trò chơi này giữa người lớn với các con hay giữa các nhóm trẻ khác nhau.
Theo Khampha
7 câu cha mẹ cần nói thường xuyên với con Ai cũng mong rằng con mình lớn lên sẽ có khả năng chịu đựng bền bỉ và sự lạc quan, yêu đời, mạnh mẽ, những phẩm chất giúp con người ta vượt qua mọi thử thách của số phận. Hãy thường xuyên nói với con 7 câu nói sau. Chúng sẽ là nguồn động viên lớn và là những hướng dẫn chính xác...