5 tác hại nghiêm trọng của việc kiểm soát con cái quá mức
Kiểm soát một chút thì vui, còn kiểm soát “nhiều chút” sẽ dễ gây phản tác dụng lắm.
Ai cũng muốn bảo vệ con cái mình nhưng quan trọng là bạn cần biết vạch ra ranh giới. Duy trì ranh giới này sẽ giúp mối quan hệ giữa bạn và con cái trở nên tốt hơn, đồng thời tạo không gian cho con bạn trưởng thành và có cá tính riêng của chúng. Đó cũng là lý do mà việc xâm phạm quyền riêng tư của trẻ là điều hết sức kiêng kị, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến chúng, nhất là với sức khỏe tâm lý.
Vậy cụ thể, những rủi ro bạn có thể gặp phải nếu ép con vào khuôn khổ một cách quá mức và tước hết không gian riêng của chúng là gì?
1. Kiểm soát trẻ quá mức khiến chúng không được là chính mình
Sự kiểm soát của cha mẹ là một trong những yếu quan trọng giúp nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái. Tuy nhiên, khi sự kiểm soát đó đi quá xa và thậm chí trở thành nỗi ám ảnh, các vấn đề sẽ nảy sinh. Việc xâm phạm quyền riêng tư của trẻ sẽ làm mất đi sự độc lập của chúng và xóa bỏ ranh giới mà một mối quan hệ lành mạnh giữa cha mẹ và con cái nên có.
2. Cha mẹ càng soi mói, trẻ càng né tránh và thích nói dối
Muốn nuôi dạy con cái của bạn trở thành những người cởi mở và trung thực là điều rất tốt, nhưng nếu việc nuôi dạy của bạn quá cứng nhắc có thể phản tác dụng đấy. Phản ứng tự nhiên đối với phương pháp giáo dục này chính là che giấu mọi thứ và nói dối, điều này sẽ làm mất đi mục đích ban đầu của bạn – đó là dạy con điều gì không nên làm.
3. Xâm phạm không gian riêng của trẻ dễ gây ra các vấn đề tâm lý
Việc xâm phạm quyền riêng tư của trẻ không đơn thuần chỉ làm hỏng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái mà hậu quả có khi còn nghiêm trọng hơn thế. Hành động này về lâu về dài có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của trẻ, khiến chúng trở nên lo âu, trầm cảm. Bên cạnh đó, nó cũng có thể khiến con bạn cho rằng không tồn tại thứ gọi là quyền riêng tư và ôm suy nghĩ này đến khi chính chúng làm cha làm mẹ.
Video đang HOT
4. Trẻ không có không gian riêng khó học được những bài học về cuộc sống
Không cha mẹ nào muốn con cái mình gặp khó khăn, rắc rối hay mắc phải những sai lầm mà cha mẹ chúng từng mắc phải. Nhưng thật không may, đó là một phần của cuộc sống và ngay cả việc kiểm soát, bảo vệ quá mức của bạn cũng không thể ngăn chặn được điều đó. Hãy để con cái bạn mắc sai lầm để chúng có thể học hỏi từ chính những sai lầm đó, bởi suy cho cùng đây mới là cách cuộc sống vận hành.
5. Việc bị tước quyền riêng tư gây tổn hại mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
Xâm phạm quyền riêng tư của con bạn hoặc phá vỡ ranh giới, chẳng hạn như nói với vợ/ chồng bạn thông tin mà con bạn chỉ chia sẻ cho mình bạn có thể gây ra những tác động rất xấu đối với mối quan hệ giữa bạn và con. Hành động của bạn dù vô tình hay cố ý đều đã phá vỡ lòng tin của trẻ. Kết quả là trẻ sẽ giữ khoảng cách với bạn. Để sửa chữa, vun đắp lại một mối quan hệ đã rạn nứt như vậy sẽ là không hề dễ dàng.
Làm gì để quyền riêng tư của con được đảm bảo?
Nếu bạn muốn tôn trọng quyền riêng tư và để con được là chính mình, có thể làm những việc đơn giản như sau:
- Gõ cửa trước khi bước vào phòng của con
- Không đọc trộm nhật ký, nhòm ngó các thiết bị điện tử và đồ dùng riêng tư của con
- Nếu bạn cần lấy thứ gì đó từ túi của con, hãy hỏi chúng trước
- Hãy hỏi ý kiến con nếu chúng muốn có sự đồng hành của bạn khi đi khám bác sĩ
- Đừng nghe lén cuộc trò chuyện của con
Và luôn có những ngoại lệ
Tất nhiên, đôi khi việc xâm phạm quyền riêng tư của trẻ là có thể chấp nhận được nếu cuộc sống/ hạnh phúc của con bạn gặp vấn đề. Nếu bạn tin rằng con mình đang gặp bất kỳ loại nguy hiểm nào, bạn có thể và hoàn toàn nên can thiệp vì sau tất cả bạn vẫn là người bảo vệ chúng. Nếu bạn làm vậy vì lo cho con và chứng minh được hành động của mình là đúng đắn, con bạn cũng sẽ thông cảm cho bạn thôi.
Người mẹ có con gái học Harvard chỉ yêu cầu con mình làm 3 việc này từ khi còn nhỏ: Đảm bảo có thành tựu!
Không áp dụng phương pháp giáo dục kiểu 'mẹ hổ, cha sói', phương pháp dạy con của bà mẹ này thật ra rất đơn giản. Kết quả cô con gái của bà trúng tuyển Đại học Harvard danh tiếng và tìm kiếm được công việc vô cùng tuyệt vời sau khi ra trường.
Sherry là một bà mẹ có con học tại Đại học Harvard nổi tiếng. Con gái bà là 1 trong 4 người ở Trung Quốc được nhận vào Harvard và cô đã tìm được một công việc yêu thích ở London sau khi tốt nghiệp. Bà là thành viên cốt cán của nhóm phụ huynh có con cái học trong khối Ivy League suốt nhiều năm. Bà cũng dành thời gian nghiên cứu kinh nghiệm nuôi dạy con cái, cố gắng tìm ra điểm chung của những gia đình có con cái học trong những trường đại học hàng đầu nước Mỹ.
Những bậc cha mẹ này không phải là "cha sói" hay "mẹ hổ", họ không hề áp đặt các tiêu chuẩn cao hay quá nghiêm khắc với con. Mà ngược lại, họ cho các con mình hoàn toàn tự do và chỉ yêu cầu chúng làm ba điều này từ khi còn nhỏ:
1. Để trẻ hình thành thói quen quản lý thời gian
Nguồn: Internet
Ngay từ khi con đi học mẫu giáo, bà đã chủ động cho con tự sắp xếp thời gian làm bài tập, tắm rửa, vui chơi hàng tuần. Trong phòng của con bao giờ cũng dán thời gian biểu, lịch đó là để con tự mình điền chứ không phải phụ huynh giúp sắp xếp. Bản chất trẻ con vốn ham chơi nên thời gian đầu còn khó khăn. Có khi trẻ lười biếng không chịu điền hoặc có khi điền hết các mục là chơi khiến cha mẹ băn khoăn không biết nên cười hay nên khóc.
Tuy nhiên, dần dần với sự hướng dẫn và kiên trì của mẹ, con đã học được cách kết hợp làm việc và nghỉ ngơi ngay từ lớp 1 theo thời gian biểu tự xây dựng ngày càng khoa học. Vì vậy, con chưa bao giờ không thể hoàn thành bài tập về nhà hoặc không có thời gian để chơi.
2. Để bọn trẻ làm những gì chúng thích và gắn bó với nó
Nguồn: Internet
Bà cho rằng sự quan tâm là người thầy tốt nhất nên không bao giờ ép con làm điều gì con không thích. Từ kiểu dáng, màu sắc quần áo đến việc chọn trường THCS, THPT đều do con tự chọn.
Năm lớp 1, con nói thích vẽ nên không cần phải cân nhắc nhiều, bà cho con đi học lớp vẽ tranh. Từ đó, mỗi khi rảnh con đều vẽ không ngừng, và bà chưa bao giờ giục hay nhắc nhở con về điều này.
Tuy nhiên, trẻ thường thiếu tính kiên trì, nên con gái bà thỉnh thoảng ở tình trạng "chài lưới ba ngày phơi lưới hai ngày". Mỗi khi như vậy, bà sẽ dành thời gian tâm sự với con về sự bền bỉ để phát huy thành công, bằng cách cho trẻ xem những bộ phim hoạt hình đầy cảm hứng, hoặc thậm chí kể cho con nghe những câu chuyện của những họa sĩ thành công, nhưng bà không bao giờ ép buộc.
Vì vậy, niềm yêu thích hội họa của con vẫn được giữ lại cho đến tận bây giờ, và môn học con học ở Harvard cũng là nghệ thuật. Từ đó, bà cho rằng "thích" và "kiên trì" chính là cơ sở để ươm mầm những đứa con ưu tú.
3. Để trẻ tự lập
Nguồn: Internet
Từ nhỏ, bà đã ý thức rèn luyện cho con tính tự lập. Lên 2 tuổi, con gái bà đã biết tự mặc quần áo, tự ăn, ngủ. Bà tin rằng những đứa trẻ tự lập có ý tưởng riêng của chúng, vì vậy chúng có ý kiến riêng về cách học và lựa chọn khóa học nào bằng cách hỏi bạn học của chúng hoặc tham gia các lớp học phụ đạo vào cuối tuần.
Là một người mẹ, bà chưa bao giờ tỏ ra thất vọng hay hài lòng về việc học của con trước mặt con, cũng như chưa bao giờ áp đặt con nên học như thế nào, thi bao nhiêu điểm, vì thái độ của cha mẹ sẽ tạo áp lực cho con. Vì vậy, ngay từ nhỏ con đã nghĩ việc học là việc của mình chứ không phải của cha mẹ, học giỏi hay không sẽ ảnh hưởng đến bản thân chứ không phải cha mẹ, và mọi nỗ lực của con là vì tương lai của chính bản thân mình.
Cách dạy 2 con gái thành công của nữ bác học Marie Curie Marie Curie không chỉ là nữ bác học đầu tiên trên thế giới đoạt 2 giải Nobel mà còn được biết đến là người mẹ có cách dạy con tuyệt vời. Marie Curie và hai con gái Để giúp trẻ thành công, theo nữ bác học nổi tiếng thế giới Marie Curie, đó là nguyên tắc kiên trì hoàn thành công việc, dù...