5 nhóm người nên có chế độ ăn giàu protein
Protein là một trong ba chất dinh dưỡng đa lượng quan trọng nhất mà cơ thể chúng ta cần một lượng lớn hằng ngày để thực hiện các chức năng bên trong khác nhau.
Người ăn chay cần cố gắng bổ sung protein vào chế độ ăn uống của mình – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nó là nền tảng của sự sống và có mặt trong mọi tế bào và mô.
Bên cạnh đó, nó cũng hữu ích trong việc tăng cường miễn dịch và cải thiện tình trạng da. Nhờ vô số lợi ích cho sức khỏe, một số chế độ ăn giàu protein như Atkins và Paleo đã trở nên phổ biến đối với những người cố gắng giữ sức khỏe.
Những người muốn giảm cân và tăng cơ bắp chọn chế độ ăn này để đạt được mục tiêu tập thể dục của họ. Nhưng chế độ ăn giàu protein không chỉ dành cho những người theo dõi cân nặng. Nó thậm chí còn tốt cho những người mắc một số tình trạng sức khỏe và thuộc một nhóm tuổi nhất định.
Dưới đây là 5 nhóm người cần thực hiện chế độ ăn giàu protein, theo Times of India.
1. Những người muốn tăng cơ bắp
Những thực phẩm giàu protein – SHUTTERSTOCK
Không cần phải nói tầm quan trọng của việc tiêu thụ protein đối với việc xây dựng cơ bắp và tăng cơ bắp.
Protein là chất dinh dưỡng đa lượng quan trọng cần thiết để xây dựng và sửa chữa các mô. Nó giúp phục hồi và sửa chữa cơ bắp sau một buổi tập luyện căng thẳng. Nếu không được cung cấp đủ lượng của protein, không thể xây dựng cơ bắp.
2. Những người dễ tăng cân
Có một số người dễ tăng cân so với những người khác. Một ngày ăn uống vô độ và cân nặng của họ bắt đầu dao động.
Đối với những người như vậy, việc tăng lượng protein sẽ rất có lợi. Protein giúp tăng cảm giác no, ngăn ngừa cảm giác đói không đúng lúc và giảm thiểu mất cơ.
Tất cả những điều này có thể giúp một người kiểm soát cân nặng hợp lý.
3. Những người ở tuổi trung niên
Những người thuộc nhóm tuổi từ 36 đến 55 cũng nên bổ sung đủ chất đạm trong chế độ ăn uống của mình. Bổ sung một số chất đạm vào thời điểm này có thể giúp ngăn ngừa mất cơ sau này, do lão hóa.
Tuy nhiên, những người sau 50 tuổi cũng dễ mắc các vấn đề về cholesterol cao và huyết áp cao. Vì vậy họ nên tập trung nhiều hơn vào các nguồn protein từ thực vật như ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt.
4. Những người ăn chay
Video đang HOT
Những người theo chế độ ăn chay thường nhận được ít protein hơn từ thực phẩm họ ăn. Điều này khiến người ăn chay có nguy cơ phát triển một số loại vấn đề sức khỏe. Vì vậy, người ăn chay cần cố gắng bổ sung protein vào chế độ ăn uống của họ, theo Times of India.
5. Những người bị suy giáp
Chế độ ăn giàu protein giúp tăng cường trao đổi chất, vì vậy nó rất được khuyến khích đối với những người bị suy giáp.
Tuyến giáp hoạt động kém hoặc suy giáp có thể dẫn đến tăng cân và giảm cân chậm. Tăng lượng protein sẽ giúp tăng cường trao đổi chất và giúp giảm cân, theo Times of India.
6 cách tự nhiên để giảm axit uric
Khoảng 20% dân số có nồng độ axit uric cao. Tuy nhiên, khoảng 2/3 số người có nồng độ axit uric cao không gặp bất kỳ triệu chứng nào.
Axit uric là gì?
Axit uric được tạo ra khi cơ thể giáng hóa các chất hóa học gọi là purin. Axit uric là một chất cặn bã, nó được hòa tan trong máu, đi qua thận và đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu.
Tuy nhiên, nếu axit uric trong máu không được lọc một cách hiệu quả và đạt đến mức cao, gọi là tăng axit uric máu, nó có thể hình thành các tinh thể. Nếu những tinh thể này lắng đọng trong khớp, nó có thể dẫn đến bệnh gút, một loại viêm khớp. Khoảng 20% những người bị tăng axit uric máu phát triển thành bệnh gút.
Bạn có thể bị tăng nguy cơ có axit uric cao nếu bị:
- Béo phì
- Suy giáp
- Bệnh vẩy nến
- Đang hóa trị hoặc xạ trị ung thư
Mức axit uric được đo bằng xét nghiệm máu. Đối với phụ nữ, axit uric phải dưới 6 mg/dL (miligam trên decilit máu). Đối với nam giới, axit uric nên dưới 7 mg/dL.
Để giảm axit uric, bạn có thể ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng purin thấp, như quả cherry
Nếu nồng độ axit uric quá cao, dưới đây là một số cách tốt nhất để giảm nó một cách tự nhiên:
Ăn thực phẩm ít purin
Purin là chất được cơ thể sản xuất tự nhiên và cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm. Purin từ thịt và hải sản có thể ảnh hưởng đặc biệt đến mức axit uric.
Các thực phẩm sau đây có chứa nhiều purin, vì vậy nên tránh hoặc hạn chế ăn chúng để giúp giảm nồng độ axit uric:
-Thịt nội tạng như gan hoặc bầu dục
- Động vật có vỏ và cá nhiều dầu như cá cơm và cá ngừ
- Một số loại rau, bao gồm măng tây, nấm và cải bó xôi
- Nước thịt
Mặt khác, các thực phẩm sau đây chứa lượng purin thấp, vì vậy ăn chúng sẽ không làm tăng mức axit uric:
- Các loại hạt có vỏ cứng và bơ lạc
- Trứng
- Các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không béo bao gồm pho mát, sữa và sữa chua
- Quả cherry và các loại trái cây khác
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh cũng có thể giúp giảm mức axit uric. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí Arthritis & Rheumatology của Hội Bệnh thấp Mỹ (ACR) cho thấy việc tuân thủ chế độ ăn DASH trong 30 ngày đã giúp những người bị tiền tăng huyết áp và cao huyết áp giảm tới 1,3mg/dL axit uric.
Ăn thêm vitamin C
Các nhà nghiên cứu thấy rằng vitamin C có thể giúp giảm nồng độ axit uric. Trong một nghiên cứu năm 2005 được công bố trên tờ Arthritis & Rheumatism, những người bổ sung 500mg vitamin C mỗi ngày trong 2 tháng có mức axit uric thấp hơn đáng kể - giảm trung bình 0,5 mg/dL - so với những người dùng giả dược.
Tuy nhiên, đối với những người đã bị bệnh gút, điều này có thể không đúng. Một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Tạp chí Arthritis & Rheumatism cho thấy những người bị bệnh gút uống 500mg vitamin C mỗi ngày trong 8 tuần không giảm đáng kể nồng độ axit uric.
Ngoài ra, nếu đã bị sỏi thận, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về lượng vitamin C, vì nó có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.
Hạn chế bia rượu và đồ uống có đường
Uống bia và rượu làm tăng mức axit uric, theo khảo sát Kiểm tra Dinh dưỡng và Sức khỏe Quốc gia Mỹ lần thứ ba được công bố trên tạp chí Arthritis Care & Research.
Điều này là do cồn làm tăng purin trong máu, dẫn đến sản sinh nhiều axit uric hơn. Bia chứa nhiều purin nhất, trong khi rượu vang chứa ít nhất.
Mất nước do bia rượu có thể là lý do dẫn đến nồng độ cao, cộng với việc rượu sẽ ngăn cơ thể bài tiết axit uric một cách độc lập do tương tác với nồng độ axit lactic cao hơn.
Nước ngọt có chứa đường hoặc sirô ngô hàm lượng fructose cao cũng có thể làm tăng mức axit uric. Khi cơ thể giáng hóa đường fructose, một loại đường tự nhiên trong đồ uống này, nó sẽ tạo ra purin, sau đó tạo ra axit uric.
Để giúp giảm mức axit uric, nên tránh xa những đồ uống sau:
- Bia
- Rượu
- Nước ngọt có đường hoặc xi-rô ngô hàm lượng fructose cao
- Nước ép trái cây có xi-rô ngô hàm lượng fructose cao
Uống cà phê
Cà phê chứa một chất chống oxy hóa là axit chlorogenic có thể làm giảm mức axit uric và thậm chí có thể ngăn ngừa bệnh gút.
Ví dụ, những nam giới uống 4-5 tách cà phê mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh gút thấp hơn 40% so với những người không uống cà phê, theo một nghiên cứu năm 2007.
Theo báo cáo của Mayo Clinic, uống khoảng 4 tách (400 miligam) cà phê phin mỗi ngày là an toàn cho người lớn khỏe mạnh. Nhưng uống nhiều hơn có thể dẫn đến các tác dụng phụ liên quan đến caffeine như đau đầu, mất ngủ và căng thẳng.
Cố gắng giảm cân
Ngoài việc tránh một số loại thực phẩm và đồ uống, giảm cân cũng có thể làm giảm mức axit uric. Thừa cân hoặc béo phì làm cho thận kém hiệu quả hơn trong việc đào thải axit uric qua nước tiểu. Nguy cơ mắc bệnh gút ở những người béo phì cao gấp 10 lần so với những người có cân nặng hợp lý.
Một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên Oncotarget gồm 4.678 người ở Trung Quốc có mức axit uric cao cho thấy những người giảm hơn 10kg trong hai năm có mức axit uric thấp hơn "đáng kể". Điều này đặc biệt đúng đối với nam giới trung niên béo phì.
Đối với những người thừa cân và béo phì bị bệnh gút, một đánh giá năm 2017 trên 907 bệnh nhân từ 10 nghiên cứu cho thấy những người giảm từ 2,5 đến 33kg đã giảm mức axit uric từ 0,3 đến 1,9mg/dL.
Không dùng một số loại thuốc
Một số loại thuốc có thể làm tăng mức axit uric vì chúnglàm giảm lượng nước tiểu. Những thuốc kê đơn này bao gồm:
- Thuốc lợi tiểu, như Demadex (torsemide), Microzide (hydrochlorothiazide) và Thalitone (chlorthalidone)
- Thuốc kháng sinh chống lao như Rifater (pyrazinamide) và Myambutal (ethambutol)
- Thuốc ức chế miễn dịch như Gengraf (cyclosporine)
Aspirin liều thấp cũng có thể làm tăng axit uric vì nó có thể cản trở khả năng bài tiết axit uric của thận.
Điều quan trọng là phải cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số này. Bác sĩ sẽ xem xét danh sách thuốc của bệnh nhân và thay đổi những thuốc có thể làm cho vấn đề tồi tệ hơn.
Cần nhớ
Nghiên cứu cho thấy việc để ý đến ăn uống và duy trì cân nặng hợp lý có thể giúp giảm mức axit uric. Tuy nhiên, đối với một số người, điều này có thể chưa đủ và sẽ phải dùng các loại thuốc có thể làm giảm nồng độ axit uric hiệu quả. Nếu bạn bị bệnh gút, bác sĩ có thể kê đơn thuốc làm tan các tinh thể axit uric.
Bổ sung 7 loại thực phẩm này vào bữa ăn nhẹ không chỉ giúp bạn có cơ bắp khỏe mạnh mà còn thu được nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe Dưới đây là một số loại thực phẩm dễ dàng tiêu thụ và là nguồn bổ sung protein tuyệt diệu cho các bữa ăn phụ. Protein là chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể con người. Protein cung cấp các thành tố để cấu trúc nên cơ thể sinh học, đồng thời cũng là nguồn năng lượng rất quan trọng cho các...