5 nhầm lẫn tai hại của phụ huynh khi trẻ sốt cao
Dân gian chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm khi chăm sóc trẻ bị sốt. Tuy nhiên, 5 điều sau đây ai cũng nghĩ là đúng nhưng thực ra hoàn toàn ngược lại.
1. Sốt cao, ủ ấm để ra mồ hôi có thể giúp giảm sốt
Trẻ bị sốt, bố mẹ cho trẻ mặc nhiều quần áo, thậm chí trùm cả chăn bông, cho rằng trẻ mặc nhiều quần áo có thể đổ mồ hôi nhanh, giúp giảm nhiệt giảm sốt. Kết quả hoàn toàn trái ngược, lượng nhiệt quá thừa tản ra nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao nhanh chóng, trẻ không chỉ khó chịu mà còn gây ra co giật.
Thực ra khi trẻ sốt cao thường làm tuần hoàn ngoại vi kém, vì vậy đầu và thân người sốt, chân tay lạnh, trẻ lớn một chút còn có cảm giác lạnh. Lúc này cách làm chính xác là nới rộng quần áo trẻ, hai tay xoa chân tay cho trẻ, khi chân tay trẻ trở nên ấm áp thì mới dễ tản nhiệt, có lợi cho giảm sốt.
2. Sốt không được tắm, không ngồi điều hòa và trước quạt
Một số người già cho rằng trẻ sốt thì không được tắm, không ngồi trong phòng điều hòa và ngồi trước quạt, nếu không trẻ dễ bị lạnh và sốt thêm nặng. Cách làm này rất không khoa học.
Trên thực tế, trẻ em bị sốt tắm ngâm trong nước ấm là phương pháp sinh lý giảm nhiệt rất hữu hiệu. Nếu tắm rửa không tiện có thể dùng nước ấm lau người cũng có lợi tản nhiệt giảm sốt. Nhiệt độ nước tắm tốt nhất thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1-2 độ C. Nếu dùng nước ấm lau người một lúc nhưng nhiệt độ có thể vẫn cao, thì sau đó làm lại lần nữa. Cách này có hiệu quả và tiết kiệm hơn uống thuốc.
3. Sốt cao cũng không nên uống thuốc giảm sốt, có thể ảnh hưởng đến sự chẩn đoán của bác sỹ
Video đang HOT
Một số phụ huynh cho rằng cho trẻ uống thuốc giảm sốt, khi trẻ giảm sốt mới đến bác sỹ sẽ ảnh hưởng đến sự chẩn đoán của bác sỹ. Thực tế cách nghĩ này không đúng.
Chuyên gia khuyến nghị, ngay trong khi di chuyển trẻ đi viện hay đi khám, trong túi đã nên chuẩn bị một nhiệt kế đo nhiệt độ và thuốc giảm sốt để giúp trẻ đo nhiệt độ bất cứ lúc nào. Nếu trẻ sốt vượt quá 38.5 độ C có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt và chờ bác sỹ khám. Nếu trẻ có tiền sử sốt co giật, nên tích cực giảm sốt, có thể khi nhiệt độ vừa đến 38 độ C thì uống thuốc giảm sốt luôn. Như vậy sẽ giúp trẻ tránh được nhiệt độ cơ thể tăng quá cao và tránh phát sinh khả năng động kinh.
4. Sốt ở nhiệt độ nào cũng lập tức cho uống thuốc giảm sốt
Một số phụ huynh cho rằng, sốt sẽ “phá hỏng não” hoặc “sốt đến phổi”, khi biết trẻ sốt rất lo lắng, thậm chí chưa kịp đo nhiệt độ liền lập tức cho trẻ uống thuốc.
Trên thực tế sốt ở dưới 38 độ C rất ít khi gây ra các trường hợp nghiêm trọng và không cần uống thuốc giảm sốt, bởi vì uống lúc này không có lợi cho bệnh tình khôi phục, ngược lại còn tăng thêm “gánh nặng” không cần thiết cho gan, thận.
Trẻ dưới 3 tháng uống thuốc giảm sốt càng phải thận trọng. Trước khi cho trẻ uống nên tư vấn ý kiến của bác sỹ.
Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tuổi khi sốt nên chọn cách giảm sốt sinh lý là chính, nên tắm, rửa nước ấm, dán miếng giảm sốt, thận trọng khi dùng thuốc giảm sốt. Trọng lượng cơ thể của trẻ nhẹ, uống thuốc giảm sốt không dễ khống chế, dễ xuất hiện mất nước hoặc tổn thương cho dạ dày, đường ruột. Làm mát vật lý giảm thấp nhiệt độ vừa đơn giản, hiệu quả và an toàn.
5. Truyền hoặc tiêm thuốc giảm sốt hiệu quả sẽ nhanh hơn
Khi trẻ sốt có phụ huynh chủ động yêu cầu truyền hoặc tiêm thuốc giảm sốt cho trẻ. Tuy nhiên, những trường hợp trẻ khi sốt phải truyển, tiêm chiếm số lượng rất ít.
Đa phần cảm là do nhiễm virut. Bản thân virut cảm có tính “tự giới hạn”, tức là phát sinh, phát triển, giảm sốt đều có một quá trình, không tiêm cũng sẽ khỏi. Tiêm chưa chắc đã làm sốt giảm nhanh, cũng không có hiệu quả đặc biệt đối với virut. Truyền/ tiêm là bắt trẻ chịu một mũi tiêm không cần thiết, tăng thêm đau đớn và lãng phí tiền đồng thời hao phí quãng thời gian dài, ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của trẻ, không đáng làm như thế.
Vậy trong trường hợp nào thực sự cần truyền/tiêm?
Nếu trẻ sốt cao trong thời gian dài, ăn uống kém, uống ít nước hoặc khi cho uống thuốc khó khăn, có thể nghĩ đến tiêm/truyền. Tiêm/truyền trong trường hợp này mục đích là bổ sung nước, phòng ngừa mất nước, cải thiện sự cân bằng điện giải. Trẻ ăn ít, tinh thần mệt mỏi, khi bổ sung đủ chất lỏng, đường và chất điện giải xong càng dễ giảm sốt và cảm thấy thoải mái hơn.
Theo Jenny
Mẹ con
Mẹo giữ gìn sức khỏe cho trẻ trong mùa nóng?
Thời tiết chuyển mùa, khí hậu nắng nóng như hiện nay làm cho số lượng bệnh nhân nhập viện tăng cao một cách đột biến. Trong đó bệnh lý thường gặp nhất là viêm đường hô hấp và tiêu chảy. Một số dịch bệnh như sởi, thủy đậu chưa lui xuống thì dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết lại bắt đầu vào mùa làm cho các cơ sở y tế luôn trong tình trạng quá tải.
Mùa hè trể cần chăm sóc đầy đủ hơn. Ảnh minh họa.
Theo bác sĩ Huỳnh Thị Diễm Kiều, Bệnh viện Nhi đồng 2, thời tiết diễn biến bất thường tạo điều kiện thích nghi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh. Hệ miễn dịch của trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ chưa hoàn chỉnh nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
Bác sĩ Kiều khuyến cáo, để phòng bệnh cách tốt nhất là nên đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch theo khuyến cáo của ngành y tế. Bên cạnh đó, cần theo dõi và có biện pháp để giữ gìn sức khỏe bằng cách:
Dinh dưỡng thích hợp gồm đủ bốn nhóm thức ăn là rau quả, ngũ cốc, chất béo, đạm, giúp tăng sức đề kháng cho trẻ chống lại bệnh tật.
Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ. Phụ huynh nên sử dụng quạt máy, máy lạnh hợp lý để bé không bị nóng nhưng cũng không bị tác hại từ việc sử dụng quạt máy, máy lạnh không đúng cách. Đối với trẻ sơ sinh không nên lạm dụng quạt máy, máy lạnh vì trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm lạnh hơn trẻ lớn.
Tăng cường các hoạt động thể lực có lợi cho sức khỏe. Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc sẽ giúp nâng cao sức khỏe.
Tránh tiếp xúc nguồn bệnh: Trẻ càng nhỏ sức đề kháng yếu nên khả năng lây bệnh càng cao, do đó không nên đưa trẻ đến những nơi đông đúc. Cần tránh cho trẻ, nhất là dưới 24 tháng tuổi, tiếp xúc gần gũi với người lớn và trẻ lớn đang bị cảm ho dù là thông thường. Lưu ý bỏ thói quen hôn hít nựng trẻ nhiều vì vô tình lây bệnh đường hô hấp cho trẻ nhất là trẻ nhũ nhi.
Cần vệ sinh ăn uống và răng miệng cho trẻ thường xuyên để tránh nhiễm trùng. Hơn nữa, thói quen ngoáy mũi và mút tay của trẻ cần được khắc phục triệt để.
Rửa tay rất quan trọng phòng ngừa lây bệnh. Các bậc phụ huynh nên chú ý việc rửa tay cho trẻ.. Rửa tay là biện pháp hữu hiệu phòng lây bệnh tay chân miệng. Ngoài ra rửa tay cũng có thể phòng ngừa nhiều bệnh khác, trong đó có bệnh hô hấp. Gần đây nhất người ta đã chứng minh được việc này rất hữu hiệu trong phòng bệnh viêm tiểu phế quản.
Riêng trẻ bị hen suyễn: cần giữ ấm trẻ, tránh các yếu tố khởi phát như khói thuốc lá, bụi nhà, thuốc xịt phòng, chó mèo, thú nhồi bông,... và thực hiện phun khí dung hay xịt thuốc phòng ngừa cơn theo hướng dẫn của bác sĩ, cũng như tái khám định kỳ theo hẹn.
Khi trẻ có các biểu hiện bất thường như sốt, phát ban, ho, sổ mũi, ói, tiêu chảy..., phụ huynh cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được khám toàn diện, chẩn đoán và đều trị kịp thời.
Vnmedia
Cách nhận biết và phòng chống sốt xuất huyết Đến nay dịch số ca mắc sốt xuất huyết trên cả nước đã tương đối cao và có nguy cơ còn gia tăng trong những ngày tới. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh bệnh được giới chuyên môn đưa ra. Tiến sỹ Trần Thanh Dương - Viện trưởng Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng...