5 nguyên nhân gây rối loạn cương dương mà nhiều người ít chú ý
Khả năng cương cứng của nam giới có thể được xem là một yếu tố để đánh giá sức khỏe. Vì để cương cứng bình thường, sức khỏe tổng thể phải tốt, từ lưu thông máu, tim, chức năng thần kinh đến nồng độ hoóc môn nam testosterone.
Rối loạn cương dương có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Do đó, rối loạn cương dương có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Dưới dây là 5 nguyên nhân phổ biến gây rối loạn cương dương mà nhiều người thường ít chú ý đến:
Căng thẳng, mệt mỏi là hai nguyên nhân phổ biến gây rối loạn cương dương. Tuy nhiên, nhiều nam giới lại ít quan tâm đến hai vấn đề này, theo Reader’s Digest.
Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ gây mất ngủ. Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi là làm giảm nồng độ hoóc môn sinh dục nam testosterone.
Không chỉ căng thẳng mà một số vấn đề sức khỏe khác chứng ngưng thở khi ngủ cũng gây mất ngủ. Theo Hiệp hội Y học tình dục quốc tế, gần 70% nam giới bị ngưng thở khi ngủ cũng mắc rối loạn cương dương.
Dùng thuốc
Một nguyên nhân khác gây rối loạn cương dương mà nhiều người hay bỏ qua là loại thuốc họ đang uống. Có khá nhiều các loại thuốc kê đơn và không kê đơn có tác dụng phụ là làm tăng nguy cơ rối loạn cương dương.
Đó là những loại thuốc trị huyết áp cao, chống dị ứng, trầm cảm, lợi tiểu, thuốc chống loạn nhịp tim và một số loại thuốc chống viêm không steroid như Advil, Aleve hay Aspirin, theo Reader’s Digest.
Testosterone thấp
Video đang HOT
Nồng độ hoóc môn sinh dục nam testosterone thấp có thể ảnh hưởng đến vấn đề cương dương ở nam giới. Càng lớn tuổi, testosterone trong cơ thể nam giới có xu hướng giảm dần.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đây cho rằng testosterone thấp không phải là nguyên nhân trực tiếp gây rối loạn cương dương.
Ngoài ra, một số khuyến cáo cũng yêu cầu bác sĩ cần phải thận trong khi bổ sung testosterone cho người bệnh vì tác dụng lâu dài của những sản phẩm này là không rõ ràng, theo Reader’s Digest.
Bệnh mạch máu
Khả năng cương cứng phụ thuộc rất nhiều là lưu lượng máu đến dương vật. Do đó, bất kỳ sự suy giảm lưu thông máu nào cũng sẽ tác động tiêu cực đến cương cứng. Những bệnh mạch máu phổ biến thường gặp là huyết áp cao và tăng nồng độ cholesterol trong máu.
Một số bằng chứng khoa học cho thấy khả năng cương cứng suy giảm thường là dấu hiệu sớm của bệnh tim mạch.
Lối sống lành mạnh có thể giúp duy trì khả năng cương cứng, ngăn ngừa rối loạn cương dương ở nam giới. Những gì họ cần làm là ăn nhiều trái cây, rau củ, hạn chế đường, chất béo động vật, giữ nồng độ cholesterol ở mức thấp, không uống rượu bia, không thuốc lá, kiểm soát cân nặng và tập thể dục thường xuyên.
Tiểu đường loại 2
Rối loạn cương dương là một trong những biến chứng rất hay gặp ở nam giới bị tiểu đường loại 2. Nguy cơ này sẽ tăng gấp đôi khi họ bước vào tuổi 50, theo Mayo Clinic.
Qua thời gian, tiểu đường sẽ làm tổn thương dây thần kinh và các mạch máu chịu trách nhiệm cho khả năng cương cứng. Cũng như bệnh tim mạch, rối loạn cương dương có thể là dấu hiệu cảnh báo tiểu đường, các chuyên gia cho biết, theo Reader’s Digest.
3 triệu chứng không gây đau đớn nhưng lại là tín hiệu "mật báo" chị em đã mắc ung thư vú: Khám càng sớm cơ hội điều trị càng cao
Chẳng phải tự dưng phụ nữ lại "khiếp sợ" ung thư vú đến vậy, bởi theo một khảo sát thì cứ 8 phụ nữ lại có 1 người mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Ung thư vú được nhiều nghiên cứu công nhận là loại ung thư phổ biến nhất ở nhiều phụ nữ trên thế giới. Ở Mỹ hàng năm có đến 180.000 phụ nữ được chẩn đoán là mắc ung thư vú, nó chỉ xếp sau ung thư phổi và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ trong độ tuổi 45 - 55.
Ung thư vú luôn là "ác mộng" đối với nhiều chị em bởi triệu chứng rất khó phát hiện sớm.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tuy rất nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm thì vẫn có đến 80% khả năng chữa khỏi, với giai đoạn 2 thì tỷ lệ sẽ giảm xuống 60%. Còn nếu đến giai đoạn 3 và 4 thì việc điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống và giảm các triệu chứng đau đớn.
Vậy nên, chị em cần phải phát hiện sớm 3 dấu hiệu minh chứng bệnh đang "tàn phá" cơ thể và đi khám kịp thời:
1. Tiết dịch bất thường ở núm vú
Một dấu hiệu khá phổ biến khi ung thư vú bắt đầu di căn chính là tiết dịch bất thường ở núm vú. Nhiều phụ nữ sẽ bắt đầu có sữa, máu hay các dịch nhầy hôi có màu chảy ra từ núm vú khi bệnh khởi phát. Nếu tinh mắt thì chị em sẽ thấy dịch làm ướt cả áo ngực.
Khi mắc bệnh, ngực sẽ có u nhú trong ống tuyến sữa và gây viêm, từ đó khiến dịch bị chảy ra bất thường. Lúc này đừng chủ quan nữa mà phải đến viện ngay để làm nội soi ống tuyến sữa.
2. Có một khối u ở vú
Tuy không nhiều, nhưng một số người đang ở giai đoạn đầu của ung thư vú sẽ có một khối u ở vú. Các loại khối u ác tính này mang đặc điểm là cứng và không đau khi chạm vào, thường hay phát hiện ở vú hoặc nách.
Tự sờ nắn vú thường xuyên cũng là cách tốt nhất để phát hiện những khối u ác tính kịp thời.
Để phát hiện sớm các cục u, chị em khi tắm nên sờ nắn và kiểm tra vú hàng tháng, đặc biệt là sau kỳ kinh nguyệt bởi lúc này là thời điểm mà vú mềm nhất. Hãy đứng trước gương và kiểm tra hình dạng vú ở tư thế bình thường, sau đó chuyển đổi tư thế hai tay giơ cao và chống vào hông, cuối cùng là kiểm tra vú khi thay đổi tư thế nằm.
3. Thay đổi vùng da ở ngực
Ngoài 2 dấu hiệu trên, thì phụ nữ cũng cần chú ý nếu vùng da ở vú dày hơn, bất thường so với bên vú còn lại. Một khi vùng da này bị co rút, nhăn nheo và xuất hiện các hạt nhỏ ở quầng vú... thì bạn nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa để khám, chẩn đoán và điều trị sớm.
Một số người còn có dấu hiệu tụt hẳn núm vú vào trong, kèm theo biểu hiện cứng và không kéo ra được như bình thường. Nếu bệnh chuyển sang những giai đoạn cuối, nó sẽ xuất hiện lở loét mảng lớn ở đầu vú, đến mức đầu vú sẽ bị khối u xâm lấn và mất đi.
Vậy đâu là yếu tố khiến phụ nữ mắc ung thư vú?
Nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ thường đến từ một vài yếu tố hàng đầu như:
- Tuổi tác: Tuổi càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
- Tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú: Nếu có mẹ hay chị gái mắc ung thư vú, bạn cần phải đi khám càng sớm càng tốt để chẩn đoán.
- Uống nhiều đồ uống có cồn.
- Bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt trước 12 tuổi và mãn kinh sau 55 tuổi.
- Sinh con lần đầu khi lớn tuổi, sau tuổi 35 hoặc chưa bao giờ sinh con.
- Béo phì
Phòng tránh ung thư vú không bao giờ là quá muộn
Đầu tiên cần khám sàng lọc ung thư vú và kiểm tra sức khỏe định kỳ, bởi thời kỳ "tiền lâm sàng" của bệnh thường kéo dài từ 8 - 10 năm nên khám càng sớm thì cơ hội chữa khỏi càng cao. Bệnh càng tiến triển về giai đoạn cuối thì điều trị chỉ là biện pháp kéo dài sự sống mà thôi.
Bên cạnh đó, chị em cần phải nâng cao nhận thức về bệnh nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu ban đầu. Hãy cố gắng xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, tăng cường ăn rau xanh và tập thể dục hàng ngày. Quan trọng nhất, cần lưu ý một vài loại thuốc như thuốc chống trầm cảm và lợi tiểu đều làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
Mỗi đêm uống thuốc kích thích để "yêu" vợ nhưng không thành, bác sĩ làm một việc liền khỏe ngay Nam giới nếu gặp vấn đề rối loạn cương dương nên tìm tới bác sĩ, nếu e ngại không đi khám tình trạng bệnh có thể sẽ tệ hơn. Nếu bạn bị rối loạn chức năng tình dục, đừng thử các biện pháp khắc phục ngẫu nhiên và đừng xấu hổ khi tìm cách điều trị y tế nếu không tình trạng sẽ...