5 người Việt kẹt tại sân bay Bangkok, có thể bị buộc quay lại Ethiopia
Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan cho biết đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng hai nước để sớm tìm giải pháp phù hợp đưa nhóm công dân Việt Nam bị mắt kẹt tại sân bay quốc tế Survanabhumi về nước.
Công dân Việt mắc kẹt ở Malaysia đang được hỗ trợ Yêu cầu phục vụ du khách nước ngoài bị mắc kẹt tại Việt Nam Chuyến bay Vietnam Airlines đưa gần 200 công dân ‘mắc kẹt’ rời khỏi Philippines
Hành khách xếp hàng chờ đo thân nhiệt và đánh giá sức khỏe tại sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok ngày 9-3-2020 – Ảnh: AFP
Trước đó, ngày 25-3, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan tiếp nhận thông tin về 5 công dân Việt Nam bay từ Ethiopia trên chuyến bay ET518 của hãng hàng không Ethiopian Airlines, dự kiến quá cảnh sân bay Survanabhumi ở Bangkok để nối chuyến về sân bay quốc tế Nội Bài chiều cùng ngày, nhưng không bay tiếp được do đến trễ và không còn chuyến bay về Việt Nam.
Cơ quan Di trú Thái Lan không giải quyết cho nhập cảnh cho những người này do họ không có giấy chứng nhận âm tính với virus SARS-CoV-2 và bảo hiểm y tế có hạn mức điều trị 100.000 USD.
Ngay khi tiếp nhận thông tin, Đại sứ quán đã lập tức liên hệ với các cơ quan chức năng của cả Việt Nam và Thái Lan, triển khai nhiều phương án cùng lúc nhằm đạt mục tiêu cao nhất là hỗ trợ đưa nhóm công dân này về nước.
Từ 25 đến 28-3, Đại sứ quán đã tích cực tìm các đường bay về Việt Nam. Tuy nhiên, các hãng hàng không có đường bay trực tiếp giữa Bangkok và Việt Nam đều đã dừng bay từ ngày 24-3. Việc quá cảnh qua một hoặc một số sân bay khác về Việt Nam cũng không khả thi do hầu hết các chuyến bay chở khách quốc tế đến Việt Nam đã bị hủy.
Đại sứ quán cũng nỗ lực làm việc với các cơ quan chức năng của Thái Lan đề nghị xem xét cho nhóm công dân này nhập cảnh để bảo đảm điều kiện ăn ở, sức khỏe.
Video đang HOT
Tuy nhiên ngày 3-4, Bộ Ngoại giao Thái Lan đã gửi Công hàm thông báo 5 công dân này không thuộc trường hợp ngoại lệ được xem xét cho nhập cảnh theo Sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp và Luật kiểm soát dịch bệnh Thái Lan (áp dụng từ 0h ngày 26-3).
Trong thời gian chờ có giải pháp cho nhóm công dân trên, Đại sứ quán thường xuyên giữ liên lạc, thăm hỏi và động viên tinh thần, cung cấp thức ăn và một số đồ dùng cần thiết, đồng thời giữ liên lạc với nhà chức trách sân bay để giải quyết những yêu cầu trước mắt của các công dân.
Ngày 5-4, dưới sự vận động của Đại sứ quán, nhiều kiều bào hảo tâm đã quyên góp thức ăn cùng nhiều đồ dùng thiết yếu tiếp tục tiếp tế cho nhóm công dân này.
Trao đổi qua điện thoại, một thành viên của nhóm là Trần Quốc Tuấn, sinh năm 1983, cho biết lo lắng hiện nay của nhóm là sân bay quốc tế Survanabhumi bị đóng cửa và nhóm sẽ bị đưa lại về Ethiopia trong khi nhóm không còn đủ kinh phí để sinh hoạt và mua lại vé máy bay về nước.
Thay mặt nhóm, anh Tuấn bày tỏ cảm ơn sâu sắc đối với tình cảm và sự quan tâm của bà con Việt kiều ở Thái Lan cũng như sự hỗ trợ và giúp đỡ của Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan.
Trước đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan đã thông báo cho các cơ quan đại diện Việt Nam trên toàn thế giới, đồng thời khuyến cáo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về các biện pháp phòng chống dịch của Thái Lan và những rủi ro khi đi lại, khuyến cáo công dân không chọn quá cảnh Thái Lan để về nước.
Đại sứ quán tiếp tục khuyến cáo công dân tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch của nước sở tại, không tự ý xuất nhập cảnh Thái Lan vào thời gian này để tránh xảy ra những sự việc bất khả kháng như trên
Ca tử vong vì Covid-19 ở Tây Ban Nha tăng: Người Việt cố thủ trong nhà
Tây Ban Nha hiện là 'ổ dịch' Covid-19 lớn thứ 2 tại châu Âu với số ca tử vong đã lên đến 11.198. Trước tình hình đó, người Việt ở đây không dám ra ngoài và đang cố xoay xở để qua mùa dịch.
Quảng trường ở Cordoba không một bóng người vì dịch Covid-19 Ảnh: Hoài Khanh
Anh Jimmy Nguyễn, một cư dân gốc Việt Barcelona ngậm ngùi chia sẻ: "Mình sống ở Tây Ban Nha 20 năm trời rồi chưa lúc nào thấy hoang mang như lúc này. Mọi người ai cũng ở trong nhà, chỉ ra ngoài khi cần mua thức ăn mà cũng cố đi cho nhanh rồi về. Bên đây họ gắt lắm, nếu đi lại mà không có lý do chính đáng là sẽ bị hỏi trình giấy tờ và bị phạt tiền. Mức phạt từ 600 - 1.000 euro"
"Nếu bị nhiễm Covid-19, tình trạng không quá nghiêm trọng thì bạn phải tự ở nhà cách ly, uống thuốc theo tư vấn của bác sĩ chứ không nhập viện rồi có người chăm sóc cho đâu", anh nói thêm.
Khu phố thương mại sầm uất giờ đây không người lui tới thời dịch Covid-19 Ảnh: Hoài Khanh
Ở đảo Mallorca, dù tình hình dịch bệnh không quá nghiêm trọng như các thành phố lớn nhưng người dân ở đây vẫn cảnh giác cao độ. Các biện pháp cách ly xã hội cũng được thực hiện vô cùng nghiêm ngặt.
Chị Nguyễn Bích Ngọc, sinh viên Việt Nam ở Mallorca, cho biết: "Chính phủ đang kiểm soát gắt gao. Đi mua sắm cũng không được đi hai người và tuyệt đối không di chuyển qua lại các khu vực khác nhau. Mặc dù phương tiện công cộng vẫn hoạt động nhưng đã cắt giảm số chuyến và không hàng quán nào được mở cửa trừ siêu thị, hiệu thuốc".
Chị Ngọc cho biết chị không ra khỏi nhà đã hơn ba tuần. Một lần đi siêu thị, chị mua đủ dùng luôn 2-3 tuần và chỉ đi một mình.
Một con phố không người ở Tây Ban Nha . Ảnh: Hoài Khanh
Tình hình dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không ít đến công việc của cộng đồng người Việt tại đây. Tiệm nail là nguồn thu nhập chính của anh Jimmy Nguyễn giờ đây đã phải đóng cửa theo quy định của chính phủ.
Chị Bích Ngọc cũng cho hay vì hàng quán đóng cửa hết nên sinh viên mất luôn nguồn thu nhập từ các công việc bán thời gian.
Cộng đồng người Việt cho biết chính phủ Tây Ban Nha có hỗ trợ thất nghiệp cho công dân và giảm thuế cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu là du học sinh hay người nước ngoài tạm trú thì phải tự xoay xở.
Cordoba cổ kính là địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng giờ trở nên đìu hiu vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 Ảnh: Hoài Khanh
Tình hình dịch Covid-19 căng thẳng khiến Hoài Khanh, sinh viên tại Cordoba không khỏi lo lắng: "Ba mẹ mình ngày nào cũng gọi điện hỏi thăm hết. Mình có nghĩ đến chuyện về Việt Nam nhưng khó khăn quá, về phải quá cảnh ở nước trung gian mà lỡ không có máy bay về từ đó thì chết. Không thể ngờ dịch lại bùng nhanh như vậy, bên này còn đang rất lạnh, thi thoảng có mưa"
"Người bản xứ bây giờ cảnh giác hơn rồi, không vô lo như lúc trước nữa nhưng ra ngoài thì có người vẫn không mang khẩu trang. Nhưng mình cũng hiểu cho họ, vì đến thời điểm này thực sự muốn có khẩu trang đeo cũng không biết tìm đâu ra mà mua. Đội ngũ y bác sĩ còn không có đủ để dùng. May sao đợt về Việt Nam mình có mua rồi mang sang đây dùng dần. Bây giờ chỉ muốn ở yên trong nhà mà thôi", chị Hoài Khanh nói thêm.
Như Võ
Dịch COVID-19 ở Mỹ: Người Việt lo đến bạc đầu Mấy ngày gần đây, khi các sự kiện thể thao, âm nhạc bị hoãn, mở tivi hay radio lên, hầu như kênh nào cũng nói về vấn đề kinh khủng: dịch bệnh COVID-19. Một nhà hàng của người Việt vắng khách do dịch bệnh ở Falls Church, bang Virginia, Mỹ - Ảnh: NVCC Xa lộ thưa vắng bóng người. Sân bay trống trơn...