5 năm du học về bố mẹ cho học nghề làm thợ, mong con thành người bình thường
Không còn mơ con thành ‘ông nọ, bà kia’, mẹ Long quyết định quên quãng thời gian 5 con năm du học để cùng con bắt đầu lại – trở thành người bình thường.
Đó là tình cảnh của một bệnh nhân được TS. BS Trần Thị Hồng Thu, PGĐ Bệnh viện tâm thần Ban ngày Mai Hương từng điều trị thành công. Học hết lớp 8, Long (tên nhân vật đã được thay đổi) sang Singapore học tiếp lớp 9, 10, 11, 12 với mức học bổng toàn phần.
Sống xa gia đình, nhưng chỉ đến khi vào đại học năm đầu tiên, Long mới có bạn gái. Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang khi mới yêu 3 tháng, bạn gái Long thú nhận ‘có bầu’ với người khác khiến Long hoá dại.
Long không còn thiết tha bất cứ điều gì, kết quả học tập giảm sút. Hơn hai tháng trước khi bố mẹ quyết định đưa con về nước, Long ngắt kết nối với gia đình. Mọi thông tin về con, bố mẹ Long đều phải thông qua bạn ở cùng phòng.
Ảnh minh hoạ
Một tối cậu bạn cùng phòng hốt hoảng gọi cho bố mẹ Long thông báo ‘bạn ấy rất có vấn đề’ khi đi hai ngày chưa thấy về phòng, thường xuyên nghỉ học, hay ngồi thẫn thờ một mình.
‘Gia đình buộc phải sang đón con về chữa trị. Rất may, con được điều trị sớm nên sau một thời gian tâm lý cũng ổn định. Sợ mất con thêm lần nữa, gia đình quyết định không cho con đi nước ngoài nữa’, TS. BS Hồng Thu kể.
Vấn đề tiếp tục phát sinh, các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trong nước không công nhận kết quả con học ở Singapore. Chẳng còn cách nào khác, bố mẹ Long xin cho cậu học nghề chỉ với mong muốn con trở thành người bình thường, khoẻ mạnh.
‘Bệnh nhân được phát hiện điều trị sớm nên đã trở lại bình thường. Bạn chấp nhận đi học lại, dù ban đầu cũng có đôi chút khó khăn khi tái hoà nhập’, TS. BS Hồng Thu kể lại.
TS. BS Hồng Thu cảnh báo, trầm cảm là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và khuyết tật ở thanh thiếu niên. Tự tử cũng là 1 trong 3 nguyên nhân tử vong hàng đầu ở thanh thiếu niên lớn tuổi (15-19 tuổi). Với xu hướng trẻ hoá, ngày càng nhiều các bạn trẻ mắc bệnh trầm cảm và biểu hiện ngày càng cực đoan.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng gia tăng trầm cầm ở giới trẻ như di truyền, sang chấn tâm lý, áp lực từ gia đình và xã hội. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do giới trẻ ngày nay phải đối mặt với áp lực từ gia đình, nhà trường, họ phải cố gồng mình cho phù hợp với những tiêu chuẩn mà xã hội áp đặt.
Tại Việt Nam, ước khoảng 30% dân số từng có rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%. Mỗi năm, đất nước ta có khoảng 35.000 đến 40.000 người tự sát do trầm cảm, gấp 2 đến 3 lần số lượng người thương vong do tai nạn giao thông.
‘Không phân biệt tuổi tác, giới tính, chủng tộc hay khả năng tài chính, một cô bé học sinh cấp 3, hàng ngày vẫn cắp sách đến trường cũng có thể bị trầm cảm giống như một người đàn ông thành đạt, với số dư trong tài khoản lên đến 10 con số.
Không phân biệt nghề nghiệp, trình độ văn hóa hay khả năng sáng tạo, một người phụ nữ làm công việc bán thời gian tại siêu thị cũng có thể bị trầm cảm giống như một ca sĩ nổi tiếng, được nhiều người mến mộ’, TS. BS Hồng Thu nhấn mạnh.
Điều đáng ngại là, thanh thiếu niên mắc bệnh tâm thần thường sợ nói ra vì sợ bị đánh giá, kỳ thị và bị xa lánh. Vì thế nhiều thanh thiếu niên cố gắng tự tử nhằm thoát khỏi các triệu chứng bệnh tâm thần.
Video đang HOT
‘Tổ chức Y tế thế giới từng cảnh báo một nửa của tất cả các rối loạn sức khỏe tâm thần ở tuổi trưởng thành bắt đầu vào tuổi 14, nhưng hầu hết các trường hợp không được phát hiện và không được điều trị’, TS. BS Hồng Thu dẫn chứng.
Bà cho rằng, phụ huynh cần hiểu, biết cách nói về sức khỏe tâm thần với con để giúp thanh thiếu niên cảm thấy thoải mái và chấm dứt sự kỳ thị trước khi bệnh bắt đầu xuất hiện. Bởi trên thực tế có rất nhiều trường hợp khi đến viện thì đã bị trầm cảm nặng, thậm chí có trường hợp chuyển sang giai đoạn tâm thần phân liệt.
‘Nhiều bố mẹ quá bận rộn, hoặc hiểu biết không đầy đủ về sức khoẻ tâm thần, luôn phủ nhận các hiện tượng tâm lý của con mình, cho rằng tính nết của con như vậy là bình thường. Thậm chí các bố mẹ muốn tự giải quyết vấn đề, ép con phải thế này phải thế kia. Vô tình tăng thêm áp lực cho các con.
Một sai lầm phổ biến nữa là khi con và bố mẹ không thấu hiểu lẫn nhau dẫn tới xung đột nặng nề, những đứa con mắc rối loạn trầm cảm tha thiết đề nghị bố mẹ cho đi du học hoặc xin ra ở riêng một mình, để thoát khỏi những áp đặt vô lý của gia đình.
Cứ thế, các cô cậu thanh niên sa vào vòng xoắn phức tạp, tới một lúc nào đó bệnh có thể sẽ nặng lên, học hành sa sút phải bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai sự nghiệp. Nhiều trẻ rơi vào cảnh nghiện ngập, thậm chí tự tử cũng chỉ vì không được phát hiện và điều trị kịp thời’, TS. BS Hồng Thu nhấn mạnh.
Nữ sinh Lào Cai và hành trình chinh phục Đại học Nam Kinh
Bùi Ngọc Hà (sinh năm 2000, Lào Cai) hiện là sinh viên năm cuối chuyên ngành tiếng Trung thương mại của Đại học Nam Kinh (Giang Tô, Trung Quốc).
Giành học bổng toàn phần du học Trung Quốc và nhiều loại học bổng khác
Năm 2018, Hà giành học bổng chính phủ Trung Quốc để theo học Đại học Nam Kinh. Theo U.S News and World Report Đại học Nam Kinh xếp thứ 6 trong danh sách những trường đại học tốt nhất Trung Quốc. Mức học bổng bao gồm sinh hoạt phí, học phí, ký túc xá, bảo hiểm, vé máy bay khứ hồi.
Chia sẻ về quá trình giành học bổng của mình, Ngọc Hà kể, hè năm lớp 11 lên lớp 12, mình bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc đến việc du học Trung Quốc.
Hà cho biết: "Cái khó lớn nhất là ở thời điểm năm 2017, thông tin về du học Trung Quốc chưa được phong phú như ngày nay và có quá nhiều điều mình không rõ, cũng không biết tìm ai để hỏi."
Nữ sinh cố gắng tận dụng hết vốn ngoại ngữ mà bản thân có để gõ từ khoá bằng tiếng Việt, Trung, Anh trên Google, dày công lăn lội trong các group, diễn đàn du học để đăng tin và được anh chị đi trước tận tình giúp đỡ. "Những giải đáp của các anh chị có ý nghĩa rất lớn đối với mình trong quá trình nộp hồ sơ", Hà chia sẻ.
Trong ba năm theo học tại Đại học Nam Kinh, Ngọc Hà còn giành học bổng Sinh viên Quốc tế xuất sắc từ chính phủ Trung Quốc và tỉnh Giang Tô - 2019, 2020, điểm trung bình chung của nữ sinh dao động ở 4.7-4.8/5 trong suốt ba năm học.
Bùi Ngọc Hà khi đang theo học tại Đại học Nam Kinh, Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Những ngày đầu ở Đại học Nam Kinh, Ngọc Hà với lợi thế là cựu học sinh chuyên Trung, Trường Trung học Phổ thông chuyên Tỉnh Lào Cai đã vượt qua được rào cản ngôn ngữ - thứ mà nhiều sinh viên lo sợ khi mới du học.
Nhưng đến năm hai đại học, Hà bắt đầu học nhiều môn liên quan đến thương mại hơn, nữ sinh dần cảm thấy choáng ngợp vì từ ngữ chuyên ngành. Thay vì coi từ chuyên ngành là "ác mộng" và trốn tránh chúng, Hà dành nhiều thời gian để tự học và luyện từ, tra từ để làm quen trước khi vào bài giảng mới.
Nhờ có sự chuẩn bị kĩ càng và thời gian ôn tập kiến thức cũ, nữ sinh ghi nhớ từ vựng nhanh hơn và không cảm thấy sợ hãi khi tiếp cận hay sử dụng từ chuyên ngành.
Chia sẻ về phương pháp học tập, Ngọc Hà cho biết: "Mình lên lớp đầy đủ để nắm vững kiến thức và bảo toàn điểm chuyên cần. Trên lớp mình tập trung học, chăm chỉ tương tác với giảng viên".
Theo Hà đó cũng là một cách giúp thầy cô ghi nhớ mình và bản thân mình cảm thấy thoải mái hơn, mạnh dạn hơn khi trao đổi với thầy cô. Việc ghi nhớ kiến thức ngay trên giảng đường giúp nữ sinh tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức mỗi khi kì thi đến.
Năng nổ tham gia các hoạt động ngoại khóa
Ngoài chú trọng học tập, Ngọc Hà còn năng nổ tham gia các hoạt động ngoại khóa. Theo nữ sinh một sinh viên sẽ khó có thể phát triển toàn diện nếu như thiếu đi những hoạt động ngoại khoá.
Hà chia sẻ cô dành khá nhiều thời gian cho việc tham gia câu lạc bộ cùng các bạn sinh viên Trung Quốc. Với nữ sinh, làm quen và giao tiếp nhiều với người bản địa là một trong những phương pháp then chốt giúp mình cải thiện khả năng biểu đạt, từ đó có những bước tiến bộ vượt bậc trong khả năng nói và tăng thêm hiểu biết về đất nước mình du học.
Ngọc Hà (hàng thứ 2 bên trái) tham gia tình nguyện cho chương trình Chào tân sinh viên 2019. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Năm ba đại học, Hà xuất sắc giành vị trí quán quân cuộc thi Diễn thuyết dành cho người nước ngoài - "Shared Joy in Jiangsu" được tổ chức thường niên bởi Đài truyền hình Giang Tô, Trung Quốc.
Cuộc thi quy tụ nhiều sinh viên quốc tế từ khắp các trường đại học khác nhau, nhằm cất lên tiếng nói về chủ đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể của vùng đất này. Cuộc thi bao gồm 3 vòng: vòng loại, bán kết và chung kết. Để trở thành quán quân của cuộc thi, ở vòng chung kết, Ngọc Hà đã vượt qua 12 thí sinh đến từ nhiều nước khác nhau.
Nữ sinh chia sẻ ngay từ khi còn là sinh viên năm nhất, Hà đã mong được đứng trên sân khấu của cuộc thi này. Tuy nhiên ở thời điểm đó Ngọc Hà chưa có đủ tự tin về khả năng tiếng Trung của bản thân cũng như còn thiếu sự trải nghiệm tại đất nước mới nên nữ sinh không đăng ký tham gia.
Hà kể: "Mãi cho đến năm ba, mình mới đủ dũng khí tham gia và được lựa chọn trở thành đại diện của Đại học Nam Kinh."
Trong quá trình chuẩn bị, Hà dành nhiều thời gian tìm hiểu thêm thông tin trên mạng, xem các video của những diễn thuyết gia chuyên nghiệp để học hỏi phong thái từ họ, luyện tập hàng ngày để có thể nói thật trôi chảy.
Ngoài ra, nữ sinh còn tự đặt câu hỏi cho bản thân về nhiều khía cạnh liên quan tới chủ đề của cuộc thi để rèn luyện kĩ năng phản xạ.
Đối với phần diễn thuyết theo chủ đề có sẵn, Hà tự lên ý tưởng, viết kịch bản, hỏi ý kiến thầy cô và bạn bè Trung Quốc để nhận lời góp ý, từ đó trau chuốt ngôn từ hơn và hoàn thiện bài nói của mình.
Ngọc Hà chia sẻ: "Thời gian đầu mọi thứ khá lộn xộn và phải nhận nhiều lời phê bình từ giáo viên hướng dẫn, nhưng sau nhiều lần sửa bản thảo và luyện tập, mọi thứ vào guồng quay hơn và mình cũng thấy yên tâm hơn khi bước chân vào vòng chung kết."
Mặc dù rất tiếc khi không được trực tiếp đến đài ghi hình và tham gia các hoạt động trải nghiệm do tình hình dịch bệnh, tuy nhiên Hà vẫn rất vui vì cuộc thi vẫn được tổ chức online, và có cơ hội hoàn thành ước nguyện từ năm nhất.
Giành nút Bạc của Youtube
Ngoài chú trọng học tập và tham gia các hoạt động ngoại khóa, Ngọc Hà còn sở hữu kênh Youtube "Kiara lah" với 169.000 người đăng ký. Với lượng người đăng ký và tương tác lớn, nữ sinh giành nút Bạc của Youtube.
Ngọc Hà chia sẻ: "Làm Youtube có thể coi là một trong những bước ngoặt lớn của bản thân mình. Từ ngày lập Youtube, mình trở nên bận rộn hơn, giúp mình học thêm được nhiều kỹ năng mới như quay phim, chụp ảnh, chỉnh sửa video."
Việc chụp ảnh và làm video giúp Hà quan sát và lắng nghe nhiều hơn. Ban đầu nữ sinh làm Youtube như một trải nghiệm, dần dần việc này thành một sở thích mới, một cách để Hà giải tỏa stress.
Hà chia sẻ nữ sinh cảm thấy biết ơn khi kênh Youtube nhỏ của mình nhận được sự ủng hộ từ mọi người. Những phản hồi tích cực từ người xem là nguồn động lực thôi thúc Hà không ngừng học hỏi và làm mới bản thân để có thể chia sẻ với người xem những kiến thức và trải nghiệm mà mình góp nhặt được trên hành trình trở thành phiên bản tốt hơn.
Để sắp xếp công việc, Hà coi cuốn sổ planner luôn là vật bất ly thân. Lập kế hoạch giúp mình điểm lại được những đầu việc bản thân cần hoàn thành, từ đó sắp xếp quỹ thời gian sao cho hợp lý nhất.
Mặc dù hành trình du học không được trọn vẹn vì mất hai năm phải học online tại Việt Nam do dịch bệnh. Tới đây, Hà sẽ dành thời gian và tâm huyết cho khoá luận tốt nghiệp.
Sau tốt nghiệp, Hà dự định sẽ rời giảng đường một năm và không theo học tại bất cứ ngôi trường nào, cho bản thân thời gian để tự phát triển, tìm tòi và hoàn thiện những kỹ năng còn thiếu.
Ngọc Hà chia sẻ: "Với mình, thời gian nghỉ ngơi này là một bước lùi vô cùng cần thiết để có những bước tiến xa hơn, vững vàng hơn trên con đường theo học hệ thạc sĩ trong thời gian tới."
Thành tích học tập và hoạt động ngoại khóa của Bùi Ngọc Hà:
Học bổng toàn phần chính phủ Trung Quốc cho 4 năm học đại học.
Học bổng Sinh viên Quốc tế xuất sắc từ chính phủ Trung Quốc và tỉnh Giang Tô năm 2019, năm 2020.
Quán quân cuộc thi Diễn thuyết cho người nước ngoài tỉnh Giang Tô, Trung Quốc năm 2020.
Thủ khoa đại học khối D4 (Toán, Văn, Trung) năm 2018.
Thành viên Đội tuyển quốc gia môn tiếng Trung năm 2017, năm 2018.
Huy chương Vàng trại hè Hùng Vương môn tiếng Trung năm 2016, huy chương Bạc trại hè Hùng Vương môn tiếng Trung năm 2017.
Nữ sinh "con nhà người ta" giành học bổng 8 tỷ đồng của ĐH hàng đầu nước Mỹ Những câu chuyện truyền cảm hứng con nhà người ta liên tục đạt thành tích cao khiến ai nấy phải trầm trồ. Mới đây, nữ sinh Nguyễn Thái Hằng (Hà Tĩnh) khiến không ít người phải ngưỡng mộ vì giành được gói học bổng toàn phần trị giá gần 8 tỷ đồng của Trường Đại học Brown - một trong những trường đại...