5 món ngon và đồ uống làm ấm phổi, thanh nhiệt, thải độc trong những ngày Lập Thu
Trong những ngày Lập Thu, thời tiết vẫn còn oi bức, chế độ ăn uống cần dựa vào dưỡng âm và làm ấm phổi là nguyên tắc chăm sóc sức khỏe.
Các loại đồ uống và món ngon sau đây có thể bồi bổ làm ẩm phổi và làm dịu cơn khát.
1. Nước ép lê vàng và táo đỏ cùng nước cốt chanh
Nguyên liệu chính: 2 quả lê, 2 quả táo, và nửa quả chanh.
Cách làm (ép): Lê và táo bỏ vỏ rồi ép lấy nước, cuối cùng cho nước cốt chanh vào.
Lưu ý: Lê có tính lạnh hơn, đặc biệt đối với người cao tuổi, bạn có thể sử dụng phương pháp hầm ẩm hơn để thay thế.
Món ngon này có công năng và hiệu quả: làm ẩm phổi và trung tiện, thêm một chút chanh để tăng cường hấp thu và cải thiện tình trạng khô da.
2. Hầm lê vàng và táo đỏ cùng nước cốt chanh
Cách làm (hầm): Gọt vỏ và cắt hạt lựu táo và lê, hầm trong một tiếng rưỡi, sau khi hầm thì cho thêm nước cốt chanh.
Công dụng và hiệu quả: So với nước ép, nước hầm có tác dụng bổ dưỡng và dưỡng ẩm nhiều hơn, nước ép bổ tỳ vị, phù hợp cho nam và nữ ở mọi lứa tuổi.
3. Canh mướp đắng thịt nạc
Nguyên liệu: thịt nạc, mướp đắng.
Cách làm:
Đầu tiên bạn tách lấy phần thịt của mướp đắng, rửa sạch rồi thái miếng, thịt lợn nạc thái mỏng.
Thịt nạc rửa sạch, trần qua nước đến khi sủi bọt, vớt ra rửa sạch.
Cho nước dùng trong vào nồi, đun sôi, cho thịt nạc, mướp đắng thái sợi, gừng thái sợi vào đun khoảng nửa giờ trên lửa nhỏ, sau đó cho một lượng muối vừa ăn.
Tác dụng, công hiệu: mướp đắng chữa mệt mỏi, sáng mắt, thịt lợn làm ẩm dạ dày và cơ thể. Sự kết hợp của cả hai có thể thanh nhiệt và giải nhiệt mùa hè, cải thiện thị lực và loại bỏ độc tố.
4. Súp củ sen cùng sườn heo
Nguyên liệu chính: sườn heo, củ sen tươi.
Cách làm:
Ướp các lát củ sen với một chút muối trong khoảng 10 phút.
Cho gừng và lá tùng đã rửa sạch vào nồi đun nhỏ lửa, vớt bọt nổi trên mặt canh, thêm nước đun sôi rồi chuyển sang lửa nhỏ đun trong 1 giờ.
Cho các lát củ sen vào nồi nấu khoảng 1 giờ, sau khi củ sen mềm thì nêm chút muối cho vừa ăn.
Công năng, tác dụng: Thanh nhiệt trừ đờm, làm đẹp da mặt, dưỡng khí, dưỡng huyết, đặc biệt thích hợp cho người thiếu máu, thiếu khí, huyết hư, người hồi hộp, mất ngủ, mộng tinh.
5. Súp đu đủ nhân sâm đinh lăng
Video đang HOT
Nguyên liệu chính: Thạch xương bồ, đu đủ xanh, sâm đinh lăng cắt lát, lá đinh lăng thái sợi, vỏ quýt khô.
Cách làm:
Gọt đu đủ, lấy hạt, cắt thành từng miếng. Ngâm vỏ quýt khô với nước rồi cạo sạch cùi. Ngâm lá Đinh Lăng và các lát sâm Đinh Lăng vào nước rồi rửa sạch.
Cho xương ống vào nước sôi, đun nhỏ lửa đến khi nổi bọt, vớt ra rửa sạch.
Chuẩn bị một nồi canh khác, thêm nước và đun sôi trên lửa lớn, cho tất cả các nguyên liệu vào, đun trên lửa lớn trong 10 phút, chuyển sang lửa nhỏ và đun trong 2 giờ, thêm chút muối vừa ăn.
Món ngon này có tác dụng: Nhân sâm đinh lăng bổ khí, dưỡng âm, thanh nhiệt, bồi bổ cơ thể, đặc biệt thích hợp cho người thường xuyên thức khuya, hay ăn đồ chiên rán nóng gây khô miệng, lở miệng. Đu đủ có thể trung hòa vị ngọt của sâm đinh lăng.
5 món canh thơm mát, dễ ăn cho ngày hè nắng nóng
Những món canh vừa ngon, lại có vị ngọt tự nhiên, vô cùng dễ ăn cho bữa cơm hè.
1. CANH CỦ CẢI NẤU TÔM
Nguyên liệu:
- 1 củ cải trắng to, 150g tôm, 1 quả trứng, 2 củ hành lá, 1 thìa tinh bột, nửa củ hành tây và 1 thìa muối.
Cách làm:
Củ cải gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
Tôm tươi bóc vỏ, rửa sạch sau đó băm nhỏ nhưng đừng băm nhuyễn. Để thịt tôm vẫn còn dạng hạt vụn nhỏ để hương vị thơm ngon hơn.
Cho tôm đã băm vào âu lớn, cho hành khô băm nhỏ vào, sau đó cho 1 thìa canh tinh bột, 1 lòng trắng trứng gà và 1 thìa muối vào đảo đều, đảo theo 1 chiều cho đến khi tôm thật sệt lại là được.
Cho một ít dầu vào nồi đun nóng, sau đó cho gừng vào xào cho có mùi thơm, sau đó cho củ cải trắng vào xào cho đến khi bề mặt hơi vàng.
Sau đó thêm lượng nước ấm thích hợp, đun sôi, thêm một thìa cà phê muối, vặn lửa nhỏ và nấu trong 15 phút.
Sau khi củ cải trắng chín, thoa dầu lên 1 cái thìa nhỏ, múc tôm vào thìa rồi tạo thành viên thịt tôm tròn nhỏ, bỏ vào nồi canh củ cải.
Nấu từ từ trên lửa nhỏ cho đến khi tôm chuyển sang màu hồng đỏ là tôm chín hoàn toàn.
Trước khi bắc nồi canh ra khỏi bếp, rắc thêm hành lá thái nhỏ lên trên để tạo thêm màu sắc và hương vị. Như vậy là bạn đã có ngay món canh tôm củ cải thơm ngon để thưởng thức rồi!
Canh tôm nấu củ cải ngọt thơm, thanh nhẹ, đặc biệt hấp dẫn.
2. CANH SÚP LƠ TÔM
Chuẩn bị:
- Súp lơ xanh, tôm, cà rốt, gừng, rượu nấu ăn, tiêu, muối tiêu, tinh bột, muối, dầu ăn
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế
- Tôm tươi bóc vỏ, bỏ chỉ, rửa sạch để ráo. Cho tôm vào bát, thêm 1 thìa rượu nấu ăn, xíu hạt tiêu, rồi ướp 10 phút.
Lưu ý, phần đầu tôm giữ lại để dùng sau.
- Bổ súp lơ xanh thành các miếng nhỏ, rồi cho vào chậu nước. Cho muối và chút bột mì vào trộn đều, ngâm 10 phút rồi rửa sạch với nước thì súp lơ mới sạch được các chất bụi bẩm, trứng côn trùng bám bên trong các kẽ. Còn nếu chỉ rửa trực tiếp với nước không thì súp lơ không thể sạch được. Cho vào nồi nước sôi chần súp lơ từ 1-2 phút rồi vớt ra.
Bước 2: Chiên đầu tôm
- Cho ít dầu ăn vào chảo, cho đầu tôm vào chiên cho vàng giòn, có mùi thơm rồi cho ra đĩa, lúc sau đun để lấy nước dùng.
Bước 3: Nấu canh
- Vẫn trong chảo đó (sau khi bỏ hết đầu tôm ra), cho cà rốt vào nồi chiên cho sém cạnh một chút.
Thêm một bát tô nước, thêm đầu tôm vào, đun sôi, rồi vớt đầu tôm ra, cho súp lơ, thịt tôm đã bóc vỏ vào, đậy vung, nấu khoảng 3-4 phút. Nêm nếm lại cho vừa miệng rồi tắt bếp.
Cho canh ra bát ăn nóng. Đảm bảo món canh này không chỉ thơm ngon mà còn giàu đạm, tốt cho sức khỏe, cũng không lo béo!
3. CANH MƯỚP TÔM
Chuẩn bị:
- Tôm tươi, mướp hương, gừng, rượu nấu ăn, muối và hạt tiêu, hành lá, hành khô, muối, dầu ăn
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế
- Tách riêng đầu và thân tôm, bóc vỏ tôm và lấy chỉ đen rồi rửa sạch. Cho xíu rượu nấu ăn vào ướp 10 phút với tôm để loại bỏ mùi tanh, hôi.
- Đầu tôm rửa sạch, cũng ướp riêng với một chút rượu cho thơm.
- Mướp gọt vỏ, rửa sạch, bổ đôi rồi cắt miếng vừa ăn.
Bước 2: Nấu canh
Cho chút dầu ăn vào chảo, bật bếp, làm nóng dầu, sau đó đổ đầu tôm vào xào. Khi đầu tôm chuyển sang màu hồng đỏ thì thêm chút muối và hạt tiêu vừa miệng vào, xào đều một lát cho đầu tôm chín rồi cho ra bát. Lúc này đầu tôm có thể ăn trực tiếp hoặc cho vào canh đều ngon.
Vẫn trong chảo đó, cho hành khô, gừng băm nhỏ vào phi thơm sau đó cho tôm vào xào cho đến khi nó chuyển sang màu hồng.
Sau đó, đổ mướp vào chảo tôm, xào khoảng nửa phút, thêm nước vừa đủ để làm canh, đun sôi trên lửa lớn thêm 5 phút hoặc đến khi mướp chín. Nếu thích, bạn có thể thả chỗ đầu tôm đã xào lúc trước vào cho canh thêm ngọt, hoặc ăn đầu tôm riêng.
Cuối cùng, cho thêm ít muối cho vừa miệng, rắc ít hành lá lên trên cho đẹp mắt, canh cũng thơm ngon hơn.
Tắt bếp, cho canh ra bát và thưởng thức.
4. CANH BẦU NẤU TÔM
Nguyên liệu:
- Bầu tươi: 1 quả
- Tôm đồng: 100g
- Hành hoa: 1 nhánh
- Hành khô: 1 củ
- Gia vị: Bột nêm, mì chính, súp, dầu ăn.
Cách làm:
Tôm đồng rửa nhặt sạch bẩn. Bóc bỏ phần đầu và phần vỏ để dùng giã lọc lấy nước tôm. Phần thịt tôm để riêng.
Bầu nạo vỏ rửa sạch, dùng nạo bào sợi, bỏ ruột.
Phi thơm hành khô với chút dầu ăn cho tôm vào xào. Nêm 1 thìa bột nêm.
Đặt nồi nước tôm lên bếp đun nhỏ lửa, thêm một thìa bột canh nhỏ. Đợi cho nồi nước tôm sôi, vặn nhỏ lửa để nước tôm không bị vỡ gạch.
Thả bầu vào, nêm lại gia vị.
Cho phần thịt tôm đã xào vào đun cùng. Đun tới khi canh bầu chín. Nêm lại gia vị cho vừa miệng. Thả hành hoa thái nhỏ vào, nêm mì chính và tắt bếp, trút canh ra bát.
Mùa hè, trời nắng nóng có bát canh bầu nấu tôm ngọt mát thật là dễ chịu. Canh bầu nấu tôm rất phù hợp với nhà có trẻ nhỏ.
5. CANH MƯỚP ĐẮNG
Nguyên liệu:
- 1 trái mướp đắng, 1 dẻ sườn heo, 40 gam đậu nành, 2 lát gừng, lượng muối thích hợp, 1 quả chà là khô nếu có
Cách làm:
Rửa sạch đậu nành và ngâm một thời gian để đậu mềm hơn, rồi đem rửa sạch, để ráo.
Sườn tươi rửa sạch máu thừa, cho vào nồi đun sôi khoảng 1 phút, hớt bọt. Đây là mấu chốt để đảm bảo khử tanh và nước dùng trong. Sau khi chần sơ qua, vớt ra để ráo, để sang một bên.
Cho sườn đã chần và đậu nành đã ngâm vào nồi canh, thêm hai lát gừng để khử mùi hôi, cho 1 quả chà là vào để tăng hương vị (tùy ý). Nếu không có chà là có thể bỏ qua.
Cho vào một lượng nước thích hợp, đun ở lửa lớn trước, sau đó chuyển sang lửa nhỏ, đậy nắp và nấu trong khoảng 1 giờ.
Mướp đắng không nên chọn quả non quá, tốt nhất chọn quả là vỏ dày. Mướp đắng bổ đôi, rửa sạch và cạo hết phần trắng bên trong quả. Việc nạo sạch phần trắng bên trong quả để bớt đắng. Cắt thành từng miếng hoặc đonạ vừa ăn, sau đó thoa đều với chút muối và ướp trong 15 phút với nước. Sau đó rửa sạch, cách làm này giúp loại bỏ bớt vị đắng của mướp một cách hiệu quả hơn.
Sau 1 giờ, nước canh chuyển sang màu trắng đục thì cho mướp đắng vào, đun trên lửa lớn rồi chuyển sang lửa nhỏ và tiếp tục đun trong 30 phút, nêm chút muối cho vừa miệng, nấu cho đến khi mướp đắng chuyển sang màu vàng và mềm thì bắc ra. Hoặc bạn có thể nấu canh mướp đắng vừa chín tới theo ý thích.
Múc canh mướp đắng sườn đậu nành ra bát để thưởng thức! Vị đắng của mướp rất ít, canh có vị thơm, ngọt thanh của đậu nành và xương heo, rất đơn giản và dễ làm, bạn hãy thử nếu thích.
Chúc các bạn thành công!
Vào hè, mướp đắng không nhồi thịt nữa, nấu canh với hạt này vừa ngon lại bổ mát Canh mướp đắng hầm xương cùng loại hạt quen thuộc này vừa ngon, thanh mát lại tốt cho sức khỏe. Nguyên liệu: 400g sườn heo, 35g hạt đậu nành, 1 quả mướp đắng to, 3 lát gừng, muối vừa ăn, một ít hành lá thái nhỏ. Cách làm: Đậu nành đem ngâm nước trước một lúc. Mướp đắng bổ ra rồi nạo sạch...