5 món đường phố hút khách ở TP.HCM
Những kiểu bánh nóng hổi, thơm ngon cùng mức giá bình dân luôn được lòng giới trẻ. Bạn có thể đổi vị với loạt món như bánh rán, bạch tuộc hay bánh tráng nướng giữa chốn Sài thành.
Bánh mì cắt lát là gợi ý lý tượng để bạn thỏa mãn chiếc bụng đói. Tiệm ở Bình Đông, quận 8, là tọa độ thu hút thực khách với món đường phố này. Để chế biến món ăn, người làm sẽ cắt bánh mì làm đôi, thêm bơ và pate rồi chia thành từng khoanh nhỏ. Các suất bánh mì có thành phần ăn kèm đa dạng như chả, nem, giò thủ, hành, dưa leo, ớt… Giá một suất ăn khoảng 25.000-35.000 đồng. Ảnh: Citastyfood.
Bánh tráng nướng là món ăn vặt được giới trẻ ưa thích nhâm nhi ngày trời trở gió. Phần bánh có lớp vỏ nóng giòn, nhân bên trong gồm tép, thịt, hành tạo sự lạ miệng. Thực khách từng trải nghiệm gợi ý bạn nên nhắc người bán gia giảm độ cay tùy khẩu vị. Bạn có thể tìm thưởng thức bánh tại tiệm ở ngã tư Nguyễn Chánh Sắt – đường C3, quận Tân Bình. Ảnh: Thon.foodie.
Bánh trứng cút là món ăn đáng thử nếu bạn có dịp đến khu chợ ẩm thực Hồ Thị Kỷ. Ruốc, thịt bằm, chà bông, xúc xích, hành lá và trứng muối cũng được kết hợp làm tăng sự hấp dẫn. Thực khách ăn bánh kèm tương cà, tương ớt hoặc sốt mayonnaise. Ảnh: Citastyfood.
Video đang HOT
Một số bạn từng thưởng thức nhận xét bánh có vị bùi béo, mằn mặn, thích hợp nhâm nhi giữa tiết trời se lạnh. Mức giá dao động từ 20.000-30.000 đồng. Quán chỉ bán mang đi. Ảnh: Citastyfood.
Takoyaki là một trong những món đường phố nổi tiếng ở Nhật Bản. Loại bánh nhanh chóng hút giới trẻ Việt nhờ hương vị thơm ngon, mức giá bình dân. Điểm nhấn là lớp bột bánh mềm dẻo, nhân bạch tuộc tươi, giòn. Tiệm bánh đường Nguyễn Biểu, quận 5, là tọa độ phục vụ bánh bạch tuộc kết hợp khô mực quyện nước tương kích thích vị giác. Một phần 4 bánh có giá 25.000 đồng. Ảnh: Llickthespoon.
Bánh rán (hay bánh cam) được nhiều người ưa chuộng thưởng thức vào những ngày mưa. Lớp vỏ bánh làm bằng bột gạo nếp, gạo tẻ. Bên trong có nhân đậu xanh hoặc hỗn hợp gồm thịt lợn, miến, mộc nhĩ, hành khô, hạt tiêu. Ảnh: Dumplingsandmore.
Bánh được rán vàng, giòn rụm, nóng hổi. Ngoài ra, kiểu bánh rán phủ đường cũng hút khách không kém. Hàng bánh ở đường Nguyễn Minh Hoàng, quận Tân Bình, là nơi phục vụ thức quà mang hương vị tuổi thơ này. Ảnh: Samlacareview.
Cháy hàng món lạ: "hồn" bánh rán, "da" bánh nướng trung thu
Sự biến tấu chiếc bánh rán thông thường trong hình dáng chiếc bánh nướng trung thu và dùng với nước mắm đang nhận được sự quan tâm không hề nhỏ, giúp chủ quán nhận đơn hàng tới tấp.
Chị Mai Ny, người sáng lập thương hiệu bánh rán Văn Thị, tại Hà Nội cho hay, ý tưởng "thay áo" cho chiếc bánh rán mặn - mặt hàng quen thuộc của cửa hàng do chồng chị nảy ra, sau đó, cả hai cùng bắt tay làm thử nghiệm và hoàn thiện mẫu bánh rán trung thu đưa ra thị trường trong 1 tuần nay.
Mai Ny không khỏi bất ngờ và vui mừng khi ý tưởng và sản phẩm độc đáo này được khách hàng đón nhận và đặt mua. Hiện tại, cửa hàng đang nhận trung bình mỗi ngày từ 200 chiếc bánh do khách đặt mua online, không ít người cũng bắt đầu tìm đến cửa hàng để trải nghiệm hương vị nóng hổi của chiếc bánh vừa được rán.
Bánh rán độc lạ bắt "mốt" trung thu.
Chị Ny cho hay, bánh rán trung thu vẫn sử dụng các nguyên liệu làm bánh thông thường giúp vỏ giòn, có nhân thịt, chiên cùng dầu ăn và dùng với nước chấm. Điểm đặc biệt nhất là khi dùng khuôn bánh trung thu, vỏ bánh có đường vân giống bánh nướng.
"So với bánh rán truyền thống, cách làm này tốn công sức hơn. Đơn cử, bánh thường mất 2-3 giây để nặn bánh thì giờ mất tới 1-2 phút. Chưa kể, khi ép khuôn nếu nhân bánh không đều sẽ khiến vỏ bánh bị vỡ. Rồi phải chỉnh hình khối, căn độ lửa để vỏ bánh giòn mà nhân bánh vẫn mềm và ngon", chị Ny chia sẻ.
Mặc dù sản phẩm được đón nhận khiến người thợ bánh cảm thấy có thêm động lực, nhưng chị cũng coi đây là một áp lực để chính mình cần vượt qua. Số lượng đơn bánh nhiều, trong khi nhân lực mỏng, chị Ny thừa nhận chưa dám "bung" hàng trên các ứng dụng gọi đồ ăn mà vẫn yêu cầu khách đặt trước để cửa hàng chuẩn bị chu đáo.
"Món ăn nóng phải căn giờ rất chuẩn, chiên làm sao giữ ấm được cho đến khi chuyển đến tay khách. Bánh mặn là như vậy, phải ăn nóng mới ngon. Mừng nhất là thấy bánh được khách phản hồi tốt, nhiều người mua làm quà tặng cho người thân, đồng nghiệp vì nhìn bánh thú vị quá", chị Ny giải thích.
Bánh mặn nhân thịt và được dùng với nước chấm pha.
Cũng theo người thợ bánh, trong thời gian tới, chị sẽ làm thêm các loại bánh rán với những họa tiết truyền thống của người Việt. Bánh rán không chỉ là thức ăn chơi, ăn nhẹ mà còn là món ăn với tư duy thẩm mỹ, mang đến sự ngon miệng và ngon mắt cho khách hàng. Với đà được đón nhận, chị Ny thổ lộ sẽ mở thêm cửa hàng để khách trực tiếp đến trải nghiệm sản phẩm trong thời gian tới.
Hiện tại, bánh rán truyền thống tại đây đang có giá 4.000 -8.000 đồng/chiếc, bánh rán trung thu có giá 15.000 đồng/chiếc.
Đây không phải lần đầu những cách biến tấu đồ ăn giúp các cửa hàng kinh doanh nhận được "mưa" đơn hàng. Cách đây không lâu, một thợ bánh trung thu handmade đã sáng tạo ra bánh trung thu hoa sen, bánh hình con vật độc đáo, gây "sốt" khiến cho cửa hàng quá tải, phải thông báo ngừng nhận đơn trong nhiều ngày để kịp trả hàng cho khách.
Bánh trung thu handmade đa dạng chi tiết trang trí và bắt mắt.
Trước đó, một chủ hàng bánh mì ở An Giang đã làm ra chiếc bánh hình cá sấu khổng lồ để trưng bày trong ngày khai trương. Sau đó, nhờ ý tưởng tạo hình bánh lạ mắt, gây sự chú ý, cửa hàng này cũng nhận được cả trăm đơn hàng mỗi ngày.
Nói bánh rán ai cũng nghĩ là rất ngán nhưng nếu làm thế này thì lại ăn mãi không muốn ngưng! Vào mỗi chiều mùa thu mát trời mà được ăn một chiếc bánh rán tẩm vừng vừa nóng hổi, dẻo ngọt thơm ngon này chắc chắn sẽ ấm bụng lắm đấy. Nguyên liệu: 250g bột gạo nếp 300g mứt đậu đỏ (đậu đỏ sên đường) 150g nước nóng (nóng trên 80 độ C) 50g nước lọc Vừng trắng Một chút dầu ăn. Đậu...