5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Theo dõi VGT trên

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì.

Tuy nhiên, trong quan điểm của y học cổ truyền Ấn Độ, chuối và sữa là những thực phẩm không tương thích nhất. Ngoài sữa, một số thực phẩm nhiều đạm, cam quýt… cũng được cho là không nên ăn cùng chuối. Bài viết cung cấp những thông tin từ các chuyên gia dinh dưỡng của Ấn Độ để bạn đọc tham khảo.

1. Kết hợp chuối với sữa gây khó tiêu

Chuyên gia ẩm thực Ayurvedic, Tiến sĩ Surya Bhagwati (Ấn Độ) giải thích rằng khi tiêu thụ chuối và sữa cùng nhau, nó sẽ tạo ra độc tố gây mất cân bằng trong cơ thể. Điều này làm gián đoạn hệ vi khuẩn đường ruột và cũng có thể dẫn đến cảm lạnh, ho và nghẹt mũi. Vì vậy hãy cẩn thận với món sinh tố chuối phổ biến nhưng lại không tốt cho cơ thể.

Theo một số nghiên cứu, người ta đã quan sát thấy rằng sự kết hợp hoặc ăn hai loại thực phẩm này cùng nhau có thể gây tổn hại cho hệ tiêu hóa của bạn. Ngay cả theo sách Ayurveda, sự kết hợp hai loại thực phẩm này được coi là không tương thích.

Theo sách Ayurveda, chuối và sữa cùng nhau được coi là sự kết hợp không tốt và gây ảnh hưởng đến tiêu hóa cũng như làm trầm trọng thêm các rối loạn hô hấp như xoang, cảm lạnh và ho. Ngoài ra, theo Ayurveda, sự kết hợp giữa trái cây và sữa là điều không nên vì nó làm tăng sự hiện diện của chất nhầy trong cơ thể.

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối - Hình 1

Món sinh tố gồm sữa và chuối là một trong những sự kết hợp phổ biến nhưng không tốt.

Tuy cả chuối và sữa đều có tác dụng làm mát, nhưng tác dụng của hai loại thực phẩm này khi kết hợp với nhau có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa. Chuối chứa một loại enzyme gọi là amylase có thể làm hỏng protein trong sữa. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi hoặc đau bụng dữ dội.

Thực tế, hầu hết mọi người không gặp vấn đề khi ăn chuối và sữa cùng nhau hoặc tiêu thụ với lượng ít nên các biểu hiện không rõ rệt. Nhưng với phụ nữ mang thai thì sự kết hợp này là tuyệt đối không nên. Nên tiêu thụ 2 loại thực phẩm này vào những khoảng thời gian riêng biệt sẽ tốt cho mẹ và em bé.

2. Thực phẩm giàu protein không nên ăn cùng chuối chín

Chuối chín tiêu hóa tương đối nhanh và kết hợp chúng trong cùng một bữa ăn với các thực phẩm giàu protein như trứng hoặc thịt tiêu hóa chậm có thể gây ra quá trình lên men và tạo khí trong đường tiêu hóa.

Chuối chứa nhiều chất xơ, trong khi thịt chứa nhiều protein. Việc kết hợp hai loại thực phẩm này khiến cơ thể mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, dẫn đến cảm giác đầy bụng, khó tiêu hoặc đầy hơi.

Theo y học Ayurveda, tiêu hóa hiệu quả là điều cần thiết để duy trì sức khỏe tốt vì nó cho phép các chất dinh dưỡng được chuyển hóa và hấp thụ đúng cách. Mặt khác, tiêu hóa không tốt dẫn đến tích tụ thức ăn khó tiêu, độc tố có thể tích tụ trong ruột, gây mệt mỏi, suy giảm hệ miễn dịch và thúc đẩy bệnh tật phát sinh về lâu dài.

Video đang HOT

3. Tránh ăn chuối cùng các loại trái cây có tính acid

Nên tránh ăn các loại trái cây có vị chua như trái cây họ cam quýt, quả lựu, dâu tây cùng với chuối vì chúng có tính chất ngọt. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi ăn cùng nhau, chuối và trái cây có tính acid sẽ tạo ra các vấn đề như buồn nôn hoặc đau đầu.

4. Không ăn đồ ngọt với chuối

Bánh ngọt, bánh mì và đồ nướng chứa carbohydrate đã qua chế biến, mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa trong khi chuối hỗ trợ tiêu hóa. Trong ẩm thực Ayurvedic, người ta tin rằng khi hai loại thực phẩm có tính chất tương phản kết hợp với nhau sẽ làm tăng nguy cơ mất cân bằng tiêu hóa.

Tương tự như vậy, tiêu thụ chuối cùng với nước ngọt có gas có thể làm đầy bụng và khiến bạn cảm thấy khó chịu sau khi ăn chuối.

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối - Hình 2

Nên tránh tiêu thụ nước ngọt có ga, đặc biệt không uống khi ăn chuối.

5. Không ăn chuối cùng thức ăn nhiều dầu mỡ

Chuối chứa nhiều chất xơ. Chất xơ trong chuối có thể làm chậm quá trình tiêu hóa của thức ăn nhiều dầu mỡ, dẫn đến cảm giác đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn hoặc thậm chí tiêu chảy.

Dầu mỡ trong thức ăn có thể làm tăng thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày, khiến cho chất xơ trong chuối có thêm thời gian để lên men và gây ra các vấn đề tiêu hóa. Sự kết hợp giữa chuối và thức ăn nhiều dầu mỡ có thể tạo ra một hỗn hợp khó tiêu hóa trong dạ dày, dẫn đến cảm giác khó chịu.

Ngoài ra, một số người có thể bị không dung nạp fructose, một loại đường có trong chuối. Nếu bạn bị không dung nạp fructose, bạn có thể bị đầy hơi, tiêu chảy hoặc chuột rút sau khi ăn chuối.

Theo TS. BS Trần Thị Bích Nga, nguyên Giảng viên khoa Dinh dưỡng (Trường Đại học Y Hà Nội):

Các nguyên nhân tiềm ẩn gây khó chịu cho dạ dày sau khi ăn chuối có thể do lượng tinh bột, do hội chứng ruột kích thích, dị ứng chuối hoặc không dung nạp fructose.

Nhìn chung, tốt nhất nên lắng nghe cơ thể của bạn và tránh những kết hợp thực phẩm khiến bạn cảm thấy khó chịu. Nếu bạn gặp vấn đề tiêu hóa sau khi ăn chuối, hãy thử ăn chuối một mình hoặc kết hợp với các loại thực phẩm khác.

Dưới đây là một số lời khuyên để giúp bạn tiêu hóa chuối dễ dàng hơn:

Ăn chuối chín: Chuối chín mềm hơn và dễ tiêu hóa hơn chuối chưa chín.

Nhai kỹ chuối: Nhai kỹ thức ăn giúp phá vỡ thức ăn thành những mảnh nhỏ hơn, giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn.

Uống nhiều nước: Nước giúp di chuyển thức ăn qua hệ tiêu hóa và có thể giúp ngăn ngừa táo bón.

Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp cải thiện hệ tiêu hóa và có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị khó tiêu.

Những người có bệnh lý như đái tháo đường nếu muốn đưa chuối vào chế độ ăn nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.

Cuộc chiến với bệnh hiếm: Thuốc đặc trị và 'sữa hiếm'

Có nhiều bé vào viện cấp cứu vì những bệnh tưởng như thông thường: viêm phổi, suy hô hấp nhưng khi các bé vượt qua cơn cấp, đang khỏe và mới ăn xong thì đột ngột tím tái, trở nặng rồi tử vong.

Những câu chuyện kỳ lạ mà đau lòng ở các bệnh viện nhi trước đây, nay đã có lời giải. Nhưng với người mắc bệnh hiếm, hành trình tiếp cận thuốc đặc trị và "sữa hiếm" vẫn còn gian nan.

Những câu hỏi "Tại sao?"

Rối loạn chuyển hóa (RLCH) a xít amin là một bệnh lý di truyền do thiếu hụt các enzyme trong con đường chuyển hóa a xít amin, dẫn tới ứ đọng các chất chuyển hóa, gây độc cho cơ thể và tế bào. Đó là căn bệnh mà bé Mon, 34 tháng tuổi (TP.HCM), được phát hiện lúc mới 4 ngày tuổi. Chị Phan Thị Ngọc Nhi, mẹ của Mon cho đến rất lâu sau vẫn tự hỏi tại sao con gái mình mắc căn bệnh kỳ lạ này. "Mình bị sốc và gần như suy sụp khi tìm hiểu về căn bệnh quái ác này. Muôn vàn câu hỏi tại sao cứ vây quanh, rồi mình sẽ làm gì, con mình sẽ như thế nào đây? Con chỉ mới sinh thôi mà, tội nghiệp con lắm, sao con phải chịu đau đớn như thế này, làm sao để con được cứu đây?... Bản thân mình gần như tuyệt vọng khi cùng con đối diện với khoảnh khắc ngàn cân treo sợi tóc vào ngày đầu tiên con nhập viện cấp cứu", chị Nhi kể lại.

Cuộc chiến với bệnh hiếm: Thuốc đặc trị và sữa hiếm - Hình 1

Mẹ con Mon ở nhà, bé phải đặt ống sonde để ăn và khó vận động do thường xuyên bị ói. Ảnh Lê Vân

Bác sĩ (BS) Nguyễn Thị Ngọc Trắng, Phó khoa Sơ sinh 2 - RLCH di truyền, Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1, TP.HCM, chia sẻ: "Khoa mình trước đây thường gặp các ca bệnh mà dù các con sau cơn cấp đã ổn định, nhưng chỉ cần cho bé ăn hoặc uống sữa thì đột nhiên chuyển nặng, có khi tử vong không rõ nguyên nhân. Sau một thời gian tìm hiểu, chúng tôi được biết các bệnh thuộc nhóm RLCH di truyền này cần có chế độ ăn đặc biệt cho các bé. Có bé thì phải đong đo lượng đạm sao cho vừa, dư là thành chất độc, bé thì phải canh cho ăn sao để không bị mất năng lượng dẫn đến cơn cấp. Cho đến nay, không chỉ BS mà cha mẹ các bé cũng đã hiểu về bệnh của con để theo dõi sát sao cũng như tuân theo phác đồ điều trị".

Tuy nhiên, với bệnh nhi mắc bệnh hiếm thuộc nhóm RLCH di truyền, vấn đề sống còn là tiếp cận thuốc đặc trị và sữa chuyên biệt, hay còn gọi là "sữa hiếm". Một số bệnh hiếm thuộc nhóm RLCH di truyền đã có thuốc đặc trị nhưng rất đắt đỏ và hầu như phải dựa vào nguồn thuốc tài trợ. Bên cạnh đó là việc không có nguồn "sữa hiếm" ổn định mà mỗi nhóm bệnh phải sử dụng để thay cho sữa mẹ hoặc sữa công thức thông thường.

"Các loại sữa này chưa được nhập về VN chính thức nên hầu như các gia đình đều phải mua hàng xách tay. Bé nhà mình nếu thiếu sữa này sẽ bị mất sức, dẫn đến các cơn cấp nguy hiểm", chị Nhi bày tỏ. Hiện tại, ở cả TP.HCM và Hà Nội, thân nhân của các bé mắc bệnh hiếm thuộc nhóm RLCH di truyền thường lập từng nhóm theo loại bệnh riêng để cùng tìm cách tự gỡ khó về sữa.

"Chúng mình tìm cách san sẻ cho nhau những lúc nhà nào chưa kịp mua sữa hoặc nguồn sữa xách tay đứt hàng. Như đợt Covid-19, sữa là nguồn sống của các con nhưng không thể mua được nên phải nhờ đến nhóm để hỗ trợ lẫn nhau. Nhìn chung thì chúng mình luôn trong tình trạng hồi hộp sợ lúc nào đó sẽ không mua được sữa cho con", chị Nhi bộc bạch. Ngoài ra, giá của các loại sữa hiếm khá cao, vài triệu đồng/hộp trong khi mỗi tháng các bé tùy theo cân nặng phải dùng nhiều hộp.

Cuộc chiến với bệnh hiếm: Thuốc đặc trị và sữa hiếm - Hình 2

BS Nguyễn Thị Ngọc Trắng đọc chẩn đoán hình ảnh cho bệnh nhi. Ảnh Ngọc Thạch

Mai Trang, cô bé "nở hoa"

Mắc bệnh hiếm gặp nhưng nhiều bệnh nhân (BN) và gia đình vẫn rất kiên cường, trân trọng từng phút giây của cuộc sống. Tháng 3.2020, Ngô Thị Mai Trang (19 tuổi) được chẩn đoán mắc bệnh Pompe thể thiếu niên. Đây là loại bệnh hiếm do thiếu hụt enzyme a xít alpha glucosidase (GAA). Bệnh gây nên tích lũy glycogen của lysosome trong các mô, đặc biệt là cơ, dẫn đến mất chức năng của cơ hoặc suy hô hấp.

BS Phạm Quỳnh Mai Trang (BV Nhi đồng 1, TP.HCM) cho biết một BN Pompe nếu được chẩn đoán, can thiệp điều trị bệnh sớm thì sẽ có thể giảm nhiều biến chứng về sau. Tuy nhiên, hiện nay do bệnh hiếm không được nhiều người biết đến, nhiều BN khi được chuyển đến BV thường đã rơi vào tình trạng nguy kịch, khó phục hồi.

Như hầu hết người mắc bệnh hiếm, họ đều phải sống phụ thuộc vào việc truyền thuốc định kỳ. Ngoài giá đắt đỏ, thuốc dành cho người bệnh hiếm còn có số lượng nhập rất ít trên thị trường. Tin vui là hiện thuốc điều trị nhóm bệnh hiếm RLCH như Pompe đã được đưa vào BHYT. Nhưng ngân sách chi trả cho thuốc bệnh hiếm ngày càng tăng, nên ước tính chỉ có khoảng 50% BN được BHYT chi trả một phần thuốc điều trị. Do đó, việc một số quỹ từ thiện tài trợ miễn phí thuốc đặc trị Pompe được xem là nguồn sống cho những người nằm ngoài ngân sách BHYT.

Đều đặn 2 tuần 1 lần, Trang cùng mẹ là chị Võ Thị Mai Thi (40 tuổi) dắt díu nhau từ Đồng Tháp lên BV Nhi đồng 1 để truyền thuốc. Con gái là động lực sống của chị Mai Thi, còn với "chiến binh" Mai Trang mẹ là điểm tựa vững chãi nhất, đồng hành cùng cô chiến đấu với bệnh hiếm trong hy vọng và kiên cường.

Cuộc chiến với bệnh hiếm: Thuốc đặc trị và sữa hiếm - Hình 3

Mai Trang (phải) mang những giỏ hoa kẽm nhung đến BV tặng các BS. Ảnh Vỹ Khương

Mỗi lần vào BV truyền thuốc, Mai Trang luôn mang theo những giỏ hoa kẽm nhung tặng các BS của Khoa Sơ sinh 2 - RHCH di truyền (BV Nhi đồng 1). Mỗi bông hoa là một sắc màu khác nhau, tựa như mỗi người mắc bệnh hiếm là một câu chuyện có nỗi buồn nhưng không thiếu niềm hy vọng. Trang cũng mang những giỏ hoa ấy đến ngày hội bệnh hiếm ở BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) vào ngày 28.2 vừa qua. Những bông hoa kẽm nhung mà Mai Trang mang tới như mang lại niềm vui tuy nhỏ bé nhưng đủ ấm áp, hy vọng với nhiều gia đình có người mắc bệnh hiếm ở VN.

Tính đến nay chỉ có khoảng 5 - 10% nhóm bệnh hiếm có thuốc điều trị đặc hiệu. BN được truyền thuốc điều trị sẽ kéo dài được thời gian sống và có cơ hội hòa nhập cuộc sống. Có quan điểm cho rằng không nên đầu tư chi phí điều trị cho những căn bệnh "không có lối ra" như bệnh hiếm. BS Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó giám đốc BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), bày tỏ: "Nếu mình không đồng hành thì ai sẽ là chỗ dựa cho BN? Những bệnh chưa có phương pháp điều trị, ít nhất mình cũng phải chẩn đoán ra được bệnh. Nếu không mình cũng phải cứu BN qua được cơn cấp, mình phải làm tất cả những gì có thể". (còn tiếp)

Theo BS Nguyễn Thị Ngọc Trắng, BV Nhi đồng 1, trong gần 3 năm (1.2021 - 10.2023) tại Khoa Sơ sinh 2 - RLCH Di truyền, BV Nhi đồng 1, ghi nhận số lượng ca nghi ngờ RLCH thuộc nhóm gây ngộ độc chuyển hóa là 144 ca. Về nhóm bệnh rối loạn dự trữ thể tiêu bào (LSD, Lysosome Storage Diseases) là 56 ca.

Mỗi ngày trôi qua, mình luôn niệm Phật để cầu bình an, sức khỏe cho con gái, chỉ mong con gái được ngủ ngon, ăn ngon, không bị ói, vui chơi vui vẻ. Như thế là đủ rồi. Thông qua Báo Thanh Niên, mình mong sao các con nhận được nhiều sự quan tâm hơn của chính sách, cộng đồng, các nhà hảo tâm, y học phát triển hơn, bệnh của các con có cách chữa trị. Và cũng mong sao các con có thể nhận được nguồn tài trợ sữa hiếm, để giảm được bớt gánh nặng, áp lực cho gia đình.

Chị Phan Thị Ngọc Nhi, TP.HCM

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

4 kiểu ăn sáng tệ hại cho sức khỏe, tốt nhất nên tránh xa4 kiểu ăn sáng tệ hại cho sức khỏe, tốt nhất nên tránh xa
08:15:25 19/02/2025
Làm gì để phòng ngừa đột quỵ?Làm gì để phòng ngừa đột quỵ?
08:31:30 19/02/2025
Ai nên hạn chế ăn bắp cải?Ai nên hạn chế ăn bắp cải?
08:11:30 19/02/2025
3 loại cá 'tốt không kém cá hồi', ở Việt Nam chợ nào cũng có3 loại cá 'tốt không kém cá hồi', ở Việt Nam chợ nào cũng có
08:33:38 19/02/2025
Nghiên cứu mới hứa hẹn mang lại cuộc cách mạng trong điều trị bệnh timNghiên cứu mới hứa hẹn mang lại cuộc cách mạng trong điều trị bệnh tim
14:29:28 19/02/2025
Chuyên gia khuyên không nên vứt bỏ phần dây xơ của quả chuối vì điều nàyChuyên gia khuyên không nên vứt bỏ phần dây xơ của quả chuối vì điều này
07:49:57 20/02/2025
Chủ quan với sâu răng, người đàn ông tử vong vì gặp biến chứng nguy hiểmChủ quan với sâu răng, người đàn ông tử vong vì gặp biến chứng nguy hiểm
08:20:25 20/02/2025
Một bác sĩ nổi tiếng qua đời vì cúm, cảnh báo 4 nhóm người có nguy cơ rất lớnMột bác sĩ nổi tiếng qua đời vì cúm, cảnh báo 4 nhóm người có nguy cơ rất lớn
08:35:02 20/02/2025

Tin đang nóng

Taxi đi nhầm đường, nữ sinh nhảy ra khỏi xe vì tưởng mình bị bắt cóc rồi bị đâm tử vong: Tòa tuyên án ra sao với tài xế?Taxi đi nhầm đường, nữ sinh nhảy ra khỏi xe vì tưởng mình bị bắt cóc rồi bị đâm tử vong: Tòa tuyên án ra sao với tài xế?
15:51:14 20/02/2025
Vụ cụ ông tử vong dưới sông ở An Giang: Bắt giữ nghi phạm giết ngườiVụ cụ ông tử vong dưới sông ở An Giang: Bắt giữ nghi phạm giết người
15:01:03 20/02/2025
TP.HCM: Nam thanh niên rơi lầu 4 chung cư trong tình trạng không mặc quần áoTP.HCM: Nam thanh niên rơi lầu 4 chung cư trong tình trạng không mặc quần áo
16:05:47 20/02/2025
Uông Tiểu Phi đang nợ Từ Hy Viên, lao vào cuộc chiến giành quyền nuôi conUông Tiểu Phi đang nợ Từ Hy Viên, lao vào cuộc chiến giành quyền nuôi con
14:49:11 20/02/2025
Hoa hậu đột ngột hủy sự kiện, bị nghi mua nhà 120 tỷ đồng bất hợp pháp là ai?Hoa hậu đột ngột hủy sự kiện, bị nghi mua nhà 120 tỷ đồng bất hợp pháp là ai?
15:13:42 20/02/2025
Nhật Kim Anh làm "mẹ bỉm" tuổi 40: Bí mật mang thai, giảm 14kg sau sinhNhật Kim Anh làm "mẹ bỉm" tuổi 40: Bí mật mang thai, giảm 14kg sau sinh
14:53:31 20/02/2025
Hôn nhân 10 năm bí ẩn của tài tử 'Bản tình ca mùa đông' và mỹ nhân kém 13 tuổiHôn nhân 10 năm bí ẩn của tài tử 'Bản tình ca mùa đông' và mỹ nhân kém 13 tuổi
17:45:32 20/02/2025
Đại gia giàu bậc nhất showbiz bị bắt, cảnh sát công bố gây sốc về chiếc điện thoại chứa tội ác chấn độngĐại gia giàu bậc nhất showbiz bị bắt, cảnh sát công bố gây sốc về chiếc điện thoại chứa tội ác chấn động
16:16:04 20/02/2025

Tin mới nhất

Nâng cao nhận thức về rủi ro của rượu để người tiêu dùng tự ra quyết định đúng đắn

Nâng cao nhận thức về rủi ro của rượu để người tiêu dùng tự ra quyết định đúng đắn

09:12:07 20/02/2025
Điều này là do một số yếu tố sinh học như cơ thể phụ nữ có nhiều chất béo giữ lại rượu hơn và ít enzyme hơn để phân hủy rượu trước khi rượu đi vào máu.
Một số bệnh dễ mắc khi thời tiết nồm ẩm

Một số bệnh dễ mắc khi thời tiết nồm ẩm

08:39:33 20/02/2025
Các loại nấm mốc, vi nấm phát triển rất nhanh khi trời nồm ẩm, lơ lửng trong không khí, bám vào quần áo, sách vở, chăn chiếu dẫn đến dị ứng, nhiễm trùng. Thời điểm này người sức đề kháng kém như người già và trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh.
Ứng dụng khoa học và công nghệ trong nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

08:13:21 20/02/2025
Nấm ĐTHT (tên khoa học Cordyceps militaris) là loài nấm thuộc họ Cordycipitaceae, chi Cordyceps. Nấm ĐTHT được hình thành từ một chi nấm ký sinh, phát triển trên cơ thể ấu trùng của côn trùng.
Thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe mắt

Thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe mắt

07:52:03 20/02/2025
Trong khi chế độ ăn uống cân bằng là tối ưu để duy trì sức khỏe của mắt, thì các chất bổ sung có thể cần thiết cho những người có nguy cơ thiếu hụt do chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc mắc tình trạng bệnh lý.
Điểm sáng trong cấp cứu, điều trị các ca bệnh nặng ở tuyến huyện

Điểm sáng trong cấp cứu, điều trị các ca bệnh nặng ở tuyến huyện

07:47:05 20/02/2025
Đó chỉ là 3 trong hàng trăm câu chuyện giành giật sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần mà đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc đã thực hiện trong năm qua.
Thêm 1 người ở huyện Long Thành bị chó dại cắn

Thêm 1 người ở huyện Long Thành bị chó dại cắn

07:45:04 20/02/2025
Đồng thời hướng dẫn, yêu cầu chủ nuôi nhốt cách ly và theo dõi sức khỏe, quản lý số chó còn lại, không được thả rông chó ra ngoài, không được bán chó. Khi chó có dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan th...
Lý do nên ăn lê mỗi ngày để giảm cân và tăng cường miễn dịch

Lý do nên ăn lê mỗi ngày để giảm cân và tăng cường miễn dịch

07:42:30 20/02/2025
Loại quả này chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng thực vật phong phú bao gồm flavonoid, polyphenol và flavonoid. Những hợp chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính và làm chậm quá trình lão hóa.
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc bác đề nghị của ông Yoon, tiến hành phiên điều trần đúng lịch

Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc bác đề nghị của ông Yoon, tiến hành phiên điều trần đúng lịch

12:44:45 19/02/2025
Tuy nhiên, Thẩm phán Moon Hyung Bae - quyền Chánh án Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc - đã bác bỏ yêu cầu này, cho rằng phiên tòa xét xử hình sự được ấn định vào lúc 10h00 cùng ngày, đủ thời gian cho cả hai phiên tòa.
Huế tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm

Huế tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm

11:11:37 19/02/2025
Cùng đó, thành lập các đoàn công tác tổ chức kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm, xây dựng các cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Người cao tuổi, bệnh mạn tính có nên tiêm vắc xin cúm?

Người cao tuổi, bệnh mạn tính có nên tiêm vắc xin cúm?

08:13:09 19/02/2025
Với nhóm người cao tuổi có sa sút trí tuệ Alzheimer, không kiểm soát được hành vi của mình thì khi đi tiêm ngừa cần phải có người thân, quen đi theo cùng.
Cô gái phát hiện giun trong não, thủ phạm là món cá quen thuộc

Cô gái phát hiện giun trong não, thủ phạm là món cá quen thuộc

08:31:45 18/02/2025
Việc ăn thực phẩm tươi sống có thể mang lại trải nghiệm ẩm thực độc đáo, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nếu không có biện pháp phòng tránh phù hợp.
3 thực phẩm yêu thích của cụ bà vẫn đạp xe khi 100 tuổi

3 thực phẩm yêu thích của cụ bà vẫn đạp xe khi 100 tuổi

07:36:08 18/02/2025
Dầu ô liu chứa nhiều chất chống oxy hóa như oleocanthal và oleacein, có tác dụng chống viêm trong cơ thể. Tình trạng viêm liên quan tới nhiều bất ổn sức khỏe mạn tính, bao gồm bệnh tim và tiểu đường loại 2.

Có thể bạn quan tâm

Công an Tây Ninh cảnh báo thông tin sai sự thật về những chiếc xe "bắt c.ó.c"

Công an Tây Ninh cảnh báo thông tin sai sự thật về những chiếc xe "bắt c.ó.c"

Pháp luật

20:49:46 20/02/2025
Chiều 20/2, Công an tỉnh Tây Ninh, cho biết, hiện nay, trên các hội, nhóm, tài khoản mạng xã hội có thông tin Tây Ninh xuất hiện nhiều thông tin thất thiệt về những chiếc xe "bắt c.ó.c" gây bất an cho người dân.
Hãng hàng không Delta bồi thường cho hành khách sau vụ tai nạn máy bay

Hãng hàng không Delta bồi thường cho hành khách sau vụ tai nạn máy bay

Thế giới

20:48:54 20/02/2025
Ngọn lửa lớn bùng lên, cùng với cột khói đen dày đặc bao trùm máy bay khi nó trượt trên đường băng và dừng lại trong tình trạng lật ngược, nhưng không có ai trong số 80 người trên máy bay thiệt mạng.
Quần tất và váy ngắn, cặp đôi phong cách đang 'phủ sóng' đường phố

Quần tất và váy ngắn, cặp đôi phong cách đang 'phủ sóng' đường phố

Thời trang

20:38:16 20/02/2025
Dù luôn gây tranh cãi nhưng quần tất vẫn là món đồ đóng vai trò quan trọng trong tủ đồ của các cô gái chuộng phong cách thời trang đường phố.
Sốc trước nhan sắc lão hóa, đầu bạc trắng của nàng "Tiểu Long Nữ" sai trái nhất màn ảnh

Sốc trước nhan sắc lão hóa, đầu bạc trắng của nàng "Tiểu Long Nữ" sai trái nhất màn ảnh

Sao châu á

20:37:59 20/02/2025
Hình ảnh hiếm hoi của nữ diễn viên này sau 1 khoảng thời gian dài dừng hoạt động nghệ thuật gây bất ngờ cho nhiều khán giả.
Tình cũ và bạn gái mới của B Ray: Dân mạng nhận xét như 2 giọt nước!

Tình cũ và bạn gái mới của B Ray: Dân mạng nhận xét như 2 giọt nước!

Sao việt

20:34:17 20/02/2025
Cư dân mạng sau khi tìm hiểu nhận ra tình mới của B Ray có những điểm tương đồng với bạn gái cũ là hot girl Tammy Phạm.
Gia đình ở Trà Vinh có 4 thành viên trùng tên, người mẹ kể 'sự cố' hài hước

Gia đình ở Trà Vinh có 4 thành viên trùng tên, người mẹ kể 'sự cố' hài hước

Netizen

20:32:08 20/02/2025
Chị Nguyên kể, con trai đầu tên Kim Song Nguyên, thường xuyên bị nhầm là người Hàn Quốc. Mỗi khi đưa con đi tiêm phòng, đến bệnh viện hay làm thủ tục giấy tờ...
Một hình ảnh gây sốc trong phim Việt hot nhất phòng vé hiện tại

Một hình ảnh gây sốc trong phim Việt hot nhất phòng vé hiện tại

Hậu trường phim

19:53:10 20/02/2025
Nhà Gia Tiên gây xôn xao cõi mạng bởi cảnh quay ông bà gia tiên đã mất bỗng dưng hiện về, rồi cùng tề tựu đông đủ để chờ ăn đám giỗ.
Phim Việt giờ vàng được khen "tinh tế quá đáng" nhờ 1 chi tiết, vừa duyên vừa hài ai cũng mê

Phim Việt giờ vàng được khen "tinh tế quá đáng" nhờ 1 chi tiết, vừa duyên vừa hài ai cũng mê

Phim việt

19:50:22 20/02/2025
Phân cảnh vừa hài hước vừa đáng thương của An được chỉnh sửa khác hoàn toàn so với bản gốc, trở thành chi tiết nhận về nhiều lời khen.
Thủ môn Bùi Tiến Dũng làm lộ ảnh cam thường của vợ mẫu tây, nhan sắc chân dài vẫn 10 điểm không nhưng

Thủ môn Bùi Tiến Dũng làm lộ ảnh cam thường của vợ mẫu tây, nhan sắc chân dài vẫn 10 điểm không nhưng

Sao thể thao

19:40:50 20/02/2025
Thủ môn Bùi Tiến Dũng đã chia tay CLB TP.HCM và chuyển sang thi đấu cho CLB Đà Nẵng. Cũng vì vậy, vợ con của anh cũng thường xuyên đến Đà Nẵng để động viên Tiến Dũng an tâm thi đấu.
Nữ kế toán không nghe lời sếp, làm chậm trễ thanh toán 10 tỷ đồng cho đối tác nhưng lại được công ty khen ngợi: Kỹ năng làm việc quá tốt

Nữ kế toán không nghe lời sếp, làm chậm trễ thanh toán 10 tỷ đồng cho đối tác nhưng lại được công ty khen ngợi: Kỹ năng làm việc quá tốt

Lạ vui

19:34:22 20/02/2025
Người phụ nữ họ Vương hiện đang làm kế toán cho một công ty tại thành phố Thiên Tân, Trung Quốc. Đầu tháng 2/2025, cô Vương trở lại với công việc thường nhật sau Tết Nguyên đán.
6 cách để phụ nữ trung niên làm mới bản thân mà không tốn kém, lại còn có thêm tiền tiết kiệm!

6 cách để phụ nữ trung niên làm mới bản thân mà không tốn kém, lại còn có thêm tiền tiết kiệm!

Sáng tạo

19:32:22 20/02/2025
Vào năm 2025, hãy bắt đầu bằng những thay đổi nhỏ này, bạn sẽ thấy rằng mình vẫn có thể sống cuộc sống tốt nhất với ít tiền nhất!