5 loại rau quả “rẻ như cho”, trị ho dứt điểm trong mùa lạnh
Có rất nhiều cách trị ho dân gian cho người lớn mà bạn có thể tận dụng nguồn nguyên liệu ngay trong căn bếp của mình. Áp dụng sớm và kiên trì, cơn ho sẽ được giảm dần, dứt điểm và an toàn.
Khế
Những quả chua như khế, tắc có tác dụng trị ho tốt. Với khế, bạn chỉ cần chấm với muối rồi ngậm trong miệng lấy tinh thần, sau đó ăn như bình thường. Nếu sợ chua thì ngâm mật ong hoặc chưng đường phèn.
Mỗi trái chanh đào có chứa axit citric (chiếm khoảng 8% khối lượng quả chanh khô) nên có tác dụng chữa ho, viêm họng, giảm mỡ, giảm béo rất tốt.
Chanh đào rửa sạch, ngâm qua nước muối trong 30 phút, vớt ra để khô, thái thành lát mỏng. Lấy đường phèn đập nhỏ, cứ một lớp đường lại một lớp chanh. Khi nào hết chanh, đường thì đổ một lớp mật ong lên trên.
Ngâm chanh trong lọ thủy tinh, bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát. Sau đó lấy ra sử dụng, mỗi lần khoảng 2-3 thìa.
Video đang HOT
Cắt củ cải trắng thành miếng nhỏ vừa ăn, bỏ vào một chiếc bình sạch, khô, đổ chút mật ong, đậy kín khoảng 3 ngày sau đó thêm chút đường phèn. Mỗi lần ăn, chỉ cần lấy một ít pha cùng với nước ấm để uống có tác dụng trị ho khá hiệu quả.
Theo Đông y, cải bắp vị ngọt tính hàn, làm mát phổi, thanh nhiệt, trừ đàm thấp, giải độc vì thế có thể trị ho, nhất là ho do viêm họng, và tiêu đờm. Dùng 80-100g cải bắp, nửa lít nước, sắc còn 1/3, cho thêm mật ong uống trong ngày, kết hợp ăn bắp cải sống.
Mật ong
Mật ong từ bao đời nay đã được dân gian tin tưởng là thuốc trị ho tại nhà, hiệu quả chẳng kém thì thuốc kháng sinh.
Mật ong pha nước ấm uống vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ giúp sát khuẩn, ngăn chặn những cơn ngứa họng, gây nên ho và đau rát họng.
Mật ong trộn một chút hành tây hoặc hành tím, bỏ vào lọ, đậy nắp lại vài tiếng cho ngấm. Sau đó lấy hỗn hợp đó ra ăn, mỗi lần ăn khoảng 1 thìa cà phê. Duy trì đều đặn ăn mỗi ngày 5 thìa cho đến khi hết bệnh.
Chưng mật ong và quất cách thủy trong vòng 20 phút, sau đó lấy ra ăn. Trái quất vị chua ngọt, tính ấm, có tác dụng chữa ho do phong hàn, các bệnh đường tiêu hoá (đầy tức vùng thượng vị, đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn), đau bụng hoặc sa dạ con sau sinh…
Cách chăm sóc trẻ mùa lạnh
Vào những ngày cuối năm, miền Bắc bước vào những đợt lạnh; nhiệt độ lên xuống chênh lệch trong ngày cùng không khí lạnh hanh khô mang đến rất nhiều phiền toái, khó chịu.
Đặc biệt với các bậc cha mẹ có con nhỏ, thì mùa đông thực sự là ác mộng khi các con liên tục ốm.
Mỗi ngày có hàng trăm trẻ, đặc biệt từ dưới 12 tháng tuổi đến phòng khám nhi hoặc khoa nhi các bệnh viện khám với các triệu chứng như sốt, ho, khò khè, khó thở, sổ mũi... Và được các bác sĩ chẩn đoán các bệnh như viêm mũi họng cấp, viêm mũi xuất tiết, viêm phế quản...
Ngày nay, thật dễ dàng để tìm thông tin trên internet về các bệnh đó. Nhưng để hiểu sâu thêm về bệnh, về hướng điều trị, chăm sóc và theo dõi sao cho hợp lý thì không phải bậc cha mẹ nào cũng biết. Bài viết dưới đây xin tóm tắt và chia sẻ tới mọi người những kiến thức để chăm sóc các bé vượt qua giai đoạn này dễ dàng.
"Con em bị sốt ho, khò khè khó thở..."
Đây là những triệu chứng của hầu hết các trẻ đến khám, là những triệu chứng chính của chứng viêm mũi họng - thanh quản cấp ở trẻ (ALTB hoặc Croup). Nguyên nhân chính là do nhiễm virus ở đường hô hấp trên, một vài trường hợp do vi khuẩn hoặc do dị ứng (hen) gây ra.
Những nguyên nhân này làm sưng nề cuốn mũi gây ngạt mũi, chảy mũi; làm nề thanh quản gây ho, khò khè, khàn tiếng; làm sưng nề đường thở gây các triệu chứng khó thở. Đặc biệt ở trẻ em phản xạ thở miệng chưa có, đường thở từ mũi xuống phổi còn hẹp nên chỉ cần hơi phù nề đã có thể gây ngạt mũi khó thở trầm trọng. Chính vì thế, cần phải đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Khi trẻ ốm, được chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ sớm bình phục.
"Có cần uống kháng sinh hay không?"
Dựa trên kết quả thăm khám trên từng bệnh nhi cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ riêng cho từng trẻ. Có thể cháu được chẩn đoán viêm mũi họng cấp, nhưng vì đa phần do virus nên có thể chưa cần dùng kháng sinh. Nhưng nếu nguyên nhân do vi khuẩn hoặc có dấu hiệu bội nhiễm thì bác sĩ có thể cho kháng sinh bổ trợ hoặc phòng bội nhiễm tăng. Về cơ bản, nguyên tắc điều trị chung là: khai thông đường thở, giảm phù nề, tiêu nhầy và/hoặc chống dị ứng.
"Cần theo dõi, chăm sóc con như thế nào?"
Đầu tiên, cần theo dõi các triệu chứng nặng và nguy hiểm cho trẻ, bao gồm: sốt cao, li bì, co giật, tinh thần kém hoặc không tỉnh táo; khó thở, thở bất thường; rối loạn tiêu hóa nặng. Khi có các triệu chứng trên cần đưa trẻ nhập viện ngay. Chăm sóc trẻ, ngoài theo dõi sát trẻ, cần cho uống nhiều nước ấm, bổ sung thêm vitamin và khoáng chất, hạ sốt cho trẻ và uống thuốc theo đơn bác sĩ. Cho trẻ nghỉ ngơi, tránh lạnh. Vệ sinh mũi họng cho trẻ thật tốt và đúng cách.
Thời tiết lạnh là những lúc nhiều bệnh về đường hô hấp xuất hiện, nhất là ở các tỉnh miền Bắc. Vì thế cần giữ gìn sức khỏe cho trẻ đúng cách. Triệu chứng bệnh thường rầm rộ và dễ diến biến xấu, vì thế tốt nhất nên đưa trẻ đi khám sớm để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng. Điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ đưa ra. Theo dõi và chăm sóc trẻ thật tốt. Bình tĩnh, không quá lo lắng và căng thẳng. Đa số trẻ em bị ốm vào mùa này, nhưng chỉ cần điều trị đúng trẻ sẽ sớm bình phục.
Mẹ đắp 3 lớp chăn cho con vì sợ lạnh làm con toàn thân tím tái, tổn thương não bộ Đắp thật nhiều chăn để con không bị lạnh khi ngủ nhưng người mẹ lại vô tình khiến con rơi vào nguy kịch. Người lớn thường luôn lo ngại thời tiết lạnh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ nên luôn mặc quần áo cho con thật dày và ấm áp hoặc đắp nhiều chăn khi ngủ. Tuy nhiên việc quấn...