5 hiểu lầm về sức khỏe tim mạch các chuyên gia khuyên bạn nên ngừng tin
Không ít những hiểu lầm phổ biến về sức khỏe tim mạch mà ngay cả những người hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe cũng có thể mắc phải.
Giáo sư, bác sĩ tim mạch Laxmi Mehta đã dành nhiều thời gian để giáo dục cả bệnh nhân và bác sĩ về sức khỏe tim mạch. Trong quá trình chia sẻ thông tin chuyên môn, cô thường phải giải thích và làm rõ một số hiểu lầm phổ biến mà ngay cả những người hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe cũng mắc phải.
1. Tôi chẳng thể làm gì để phòng ngừa bệnh tim mạch vì gia đình tôi có tiền sử bệnh này
Bác sĩ Mehta nhấn mạnh: Những thứ nằm trong tầm kiểm soát của bạn nhiều hơn so với mức bạn có thể hình dung. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn ở những người có tiền sử gia đình nhưng các biện pháp phòng ngừa tích cực có thể cải thiện đáng kể nguy cơ phát triển bệnh.
Bạn hãy thực hiện 7 thay đổi đơn giản trong lối sống theo khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ để cải thiện sức khỏe tim mạch, bao gồm:
- Không hút thuốc lá.
- Tích cực hoạt động thể chất.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
- Ăn thực phẩm lành mạnh.
- Giảm đường huyết.
- Kiểm soát cholesterol trong máu.
- Kiểm soát huyết áp.
2. Tôi còn quá trẻ nên ít có nguy cơ bị bệnh tim
Theo bác sĩ Mehta, bệnh tim có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và các mảng bám dẫn đến tình trạng tắc động mạch có thể bắt đầu phát triển ngay từ khi bạn còn nhỏ. Vì tỷ lệ các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tim (bao gồm tiểu đường, cholesterol cao và béo phì) đang ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi nên chắc chắn nó không nên được coi là một căn bệnh của người già.
Video đang HOT
3. Statin không hề tốt
Statin, loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để giảm cholesterol, có xu hướng bị gán cho nhiều điều tiêu cực. Nhưng bác sĩ Mehta khẳng định, nỗi lo sợ kiểu này gần như không có cơ sở khoa học. Statin làm giảm cholesterol và đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và các bệnh (liên quan đến tim) khác ở những người có nguy cơ cao nhất.
Tuy nhiên, statin không phải giải pháp hoàn hảo. “Có một số tác dụng phụ như đau cơ, tiểu đường khởi phát mới và suy giảm nhận thức nhẹ xảy ra ở một số người. Nếu gặp phải các tác dụng phụ này, bạn nên thảo luận với bác sĩ để có thể thay đổi thuốc hoặc liều dùng”, bác sĩ Mehta lưu ý.
4. Nếu bạn không có bất cứ triệu chứng cao huyết áp nào, bạn không bị bệnh tim
Có một lý do tại sao huyết áp cao thường được gọi là kẻ hạt chết người thầm lặng. “Hầu hết mọi người không biết huyết áp của mình cao trừ khi đi kiểm tra”, bác sĩ Mehta cho biết.
Nếu không được phát hiện, huyết áp cao có thể dẫn đến đau tim, suy tim hoặc đột quỵ. Đây là một lý do quan trọng giải thích cho việc tại sao bạn nên thường xuyên khám sức khỏe.
5. Tôi không bị rối loạn nhịp tim bởi tim của tôi đập rất tốt và ổn định
Tiến sĩ Mehta tiết lộ, người ta thường không phát hiện ra rối loạn nhịp tim. “Hầu hết các bệnh nhân bị rung tâm nhĩ đều nhận thấy nhịp tim không đều hoặc khó thở hoặc mệt mỏi, nhưng một số bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng nào. Cho dù có triệu chứng hay không, nguy cơ đột quỵ là không thay đổi”.
Những nguy cơ lớn nhất bao gồm: Suy tim sung huyết, cao huyết áp, tuổi cao, giới tính nữ, tiểu đường, bệnh mạch máu hoặc bệnh nhân từng bị đột quỵ.
Tr. Thu
Theo Wellandgood/Báo dân sinh
Điều gì thực sự xảy ra khi bạn ngừng ăn thịt?
Ai cũng biết rằng ăn chay tốt cho sức khỏe. Và ăn nhiều trái cây và rau quả là một lựa chọn thông minh.
Ăn chay có thể giúp ngủ ngon hơn, cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường lợi khuẩn, nhưng cũng có thể dẫn đến thiếu một số chất dinh dưỡng quan trọng - Ảnh minh họa: Shuterstock
Nhưng điều gì thực sự xảy ra cho cơ thể khi chuyển qua chế độ ăn chay thì ít người biết.
Ăn chay có thể giúp ngủ ngon hơn, cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường lợi khuẩn, nhưng cũng có thể dẫn đến thiếu một số chất dinh dưỡng quan trọng, theo Live Strong.
Nếu bạn có ý định kiêng hoàn toàn thịt, gia cầm và cá, thì đây là những gì xảy ra trong cơ thể.
Chức năng tiêu hóa được cải thiện
Thịt, đặc biệt là thịt đỏ và thịt chế biến, có thể thúc đẩy quá trình viêm ở ruột, từ đó, làm thay đổi hệ vi khuẩn tốt và dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như táo bón và đầy hơi.
Chế độ ăn chay có thể tạo ra sự thay đổi tích cực ở hệ vi sinh vật đường ruột.
Chức năng tiêu hóa sẽ nhanh chóng được cải thiện trong vòng vài tuần sau khi chuyển sang chế độ ăn chay, tiến sĩ Maria Pena, trợ lý giáo sư tại Trường Y Icahn ở Mount Sinai (Mỹ), cho biết.
Ngủ ngon hơn
Isoflavone là các hợp chất thực vật chủ yếu có trong đậu nành.
Chế độ ăn giàu isoflavone mang lại giấc ngủ tốt hơn và thậm chí giảm các triệu chứng trầm cảm, nghiên cứu cho biết.
Chế độ ăn chay thường có tỷ lệ carbohydrate và protein cao hơn, cung cấp nhiều tryptophan não, chuyển đổi thành serotonin giúp tăng cường tâm trạng, theo Live Strong.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Ưu điểm của việc cắt bỏ thịt và các nguồn chất béo động vật là giảm mức cholesterol và giảm viêm trong cơ thể. Từ đó, làm giảm sự tích tụ mảng bám và giảm các vấn đề liên quan đến tim.
Nghiên cứu cho biết, ăn chay làm giảm 40% nguy cơ mắc bệnh tim.
Mức cholesterol có thể cải thiện sau khi bắt đầu ăn chay được 2 - 3 tháng.
Tuy nhiên, cá chứa nhiều omega-3 tốt cho tim. Ăn ít nhất 2 khẩu phần cá mỗi tuần, đặc biệt là cá giàu a xít béo omega-3, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đặc biệt là tử vong đột ngột do bệnh tim.
Vì vậy, bạn có thể thiếu đi các chất dinh dưỡng quan trọng cho tim nếu không ăn hải sản, theo Live Strong.
Cơ thể có thể thiếu sắt
Ăn chay có thể dẫn đến thiếu một số chất dinh dưỡng, như chất sắt, vài tháng sau khi bắt đầu ăn chay.
Vì sắt từ rau quả khó hấp thu hơn nguồn sắt từ thịt, nên người ăn chay cần bổ sung lượng sắt gấp đôi so với người không ăn chay, theo chuyên gia dinh dưỡng Maria E. Fraga, từ trường Y Mount Sinai (Mỹ).
Người ăn chay nên ăn nhiều đậu đỏ, đậu xanh, quả mơ khô, khoai tây, mầm lúa mì, hạt bí và hạt vừng để hấp thu chất sắt, tiến sĩ Pena cho biết.
Để giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, hãy kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C, như dâu tây, trái cây họ cam quýt, cà chua, ớt chuông, bắp cải và súp lơ xanh, theo Live Strong.
Thiếu một số chất dinh dưỡng
Một số vitamin quan trọng chỉ có ở động vật mà không có thể có được từ chế độ ăn chay. Do đó, việc cắt bỏ thịt, gia cầm và cá ra khỏi chế độ ăn có thể dẫn đến thiếu hụt một số vitamin, nếu không ăn đa dạng và uống bổ sung.
Vitamin B12 là một trong những thiếu hụt phổ biến nhất có thể xảy ra do việc ăn chay. Vì vitamin B12 tự nhiên chỉ có trong động vật như nghêu, cá hồi, thịt bò và cá ngừ.
Omega-3 và kẽm là hai chất dinh dưỡng có thể thiếu khi ăn chay. Omega-3 có nhiều trong hạt chia, hạt lanh, quả óc chó và hạt cây gai dầu.
Nếu bạn mới bắt đầu ăn chay, cần kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau trong chế độ ăn.
Nếu không, có thể thiếu các vitamin và khoáng chất quan trọng.
Có thể bổ sung một số chất như vitamin tổng hợp có chứa vitamin B12, iốt và kẽm, nhưng không nên bổ sung sắt nếu không có ý kiến của bác sĩ, theo Live Strong.
Theo Thanh niên
Bơi lội tốt cho sức khỏe của bạn như thế nào? Bơi lội không phải chỉ để tránh bị đuối nước. Nó còn có thể đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của bạn. Bơi lội đòi hỏi bạn phải sử dụng tay, chân, thân người và dạ dày. Do đó, nó cung cấp một hoạt động tập luyện toàn cơ thể bao gồm hầu hết các nhóm cơ chính - Shutterstock...