5 ghi nhớ vàng mà bố mẹ cần biết trong việc cân đối thời gian giữa chơi và học của con yêu
Bố mẹ đừng đánh mất tuổi thơ của con bằng cách “ép” cho con học thật nhiều, thay vào đó, để con học ít nhưng hiệu quả sẽ là sự lựa chọn thông thái hơn!
Càng ngày càng có nhiều trẻ em rơi vào tình cảnh “ trầm cảm” trong học đường. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trẻ bị ép học quá nhiều, dẫn đến căng thẳng, không có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và sống đúng với tuổi thơ của mình.
Chính vì vậy, các bậc bố mẹ cần đặc biệt để tâm đến điều này. Nhất là với các vị phụ huynh có con mới bước vào năm học đầu đời, những lưu ý về việc sắp xếp thời gian biểu cho con hài hoà giữa học và chơi là điều mà bố mẹ không thể bỏ lỡ:
1. Lắng nghe và lựa chọn cùng con thời gian học tập hợp lý
(Ảnh minh họa)
Dưới đây là gợi ý dành cho bố mẹ trong việc phân bổ thời gian hợp lý để con có thời gian học và chơi trong ngày:
- 7 – 8 dành cho việc ngủ.
- 4 – 8 tiếng dành cho việc học ở trường.
- 2 tiếng dành cho việc học thêm hoặc tự học ở nhà.
- 1 – 2 tiếng cho việc chờ đợi và di chuyển.
- 1,5 – 2 tiếng dành cho các việc ăn uống, tắm giặt.
- 1 – 2 tiếng cho các hoạt động vui chơi, giải trí.
Video đang HOT
2. Nghiêm túc nhắc nhở con thực hiện thời gian biểu
(Ảnh minh họa)
Sau khi đã vạch ra từng quỹ thời gian cụ thể cho các hoạt động trong ngày, muốn trẻ tuân thủ theo chúng một cách có lịch trình và khoa học thì bố mẹ đừng quên cùng con vạch ra thời gian biểu cố định trong ngày.
3. Không áp đặt suy nghĩ và hành động cho con
(Ảnh minh họa)
Đừng bao giờ đem thói quen học tập của bố mẹ từ thời xưa để so sánh với các con ở thời nay, sau đó bày tỏ sự thất vọng với chúng. Hãy để con được làm nhữnh gì con yêu thích và thích những gì con làm.
4. Không thỏa hiệp với con bằng smartphone
(Ảnh minh họa)
Có những đứa trẻ được tiếp xúc với smartphone từ khá sớm và chúng cũng dễ dàng “bắt thóp” được bố mẹ. Chúng tự tin rằng chỉ cần ngồi vào bàn học, giải quyết xong bài tập thì sẽ được cầm điện thoại để chơi. Vậy nên đừng dễ dàng thỏa hiệp với con việc học bao nhiêu, được bao nhiêu điểm thì sẽ được chơi điện thoại, đó chính là sự thất bại.
5. Bố mẹ hãy nhớ: Cái gì “quá” cũng không tốt!
(Ảnh minh họa)
Điều cuối cùng, có những đứa trẻ thường ham chơi hơn ham học. Nhưng cũng có một số đứa trẻ lại tỏ ra đặc biệt thích học hơn là thích chơi. Kể cả con của bạn rơi vào trường hợp số 1 hay số 2 đều không tốt. Lúc bấy giờ, bố mẹ cần là người cân bằng lại quỹ thời gian giữa chơi và học cho con.
Đừng nghĩ rằng con học nhiều hơn một chút sẽ tốt hoặc cho con chơi dài một chút sẽ khiến con vui. Cái gì quá đà cũng đều dẫn tới tình trạng mất cân bằng. Vậy nên ngay từ khi con còn nhỏ, hãy đồng hành bên cạnh con để phân bổ những khoảng thời gian này cho hợp lý.
Theo Trí Thức Trẻ
Đừng để trẻ mới vào lớp 1 đã sợ học !
Vừa bước chân vào nhà người bạn có con gái chuẩn bị vào lớp 1, tôi đã nghe inh ỏi tiếng rầy la "Ngồi thẳng lưng lên", "Chữ này xấu quá!", "Cầm bút đúng tư thế xem nào!"... Bé con bậm môi cầm bút gò mình theo từng nét chữ, không dám rời mắt khỏi trang vở ô ly.
Học sinh không cần học trước, giáo viên lớp 1 sẽ hướng dẫn trẻ những con chữ đầu tiên - ĐÀO NGỌC THẠCH
"Cháu sắp khổ rồi?"
Bạn tôi vốn là giáo viên nên đảm nhận việc dạy chữ cho con vào lớp 1. Thấy cháu ngồi suốt buổi để viết bài, tôi hỏi bạn sao chẳng cho con thư giãn mà ép học nhiều như thế. Bạn chia sẻ rằng còn khoảng một tuần nữa là bắt đầu nhập học nên phải "tăng tốc" luyện chữ, rồi còn phải tập đọc và làm toán...
Việc học chỉ mới tập tành làm quen mà có vẻ như bọn trẻ bị "gò" vào khuôn một cách căng thẳng quá. Tôi chỉ e rằng càng ép các cháu học thì sự chán nản và nỗi sợ việc học chỉ càng manh nha. Mẹ tôi hôm trước cũng vừa mới hỏi "Vào lớp 1 học dữ lắm hả? Sao con bé thở ngắn than dài với bà là cháu sắp khổ rồi?". Tôi cười buồn với lời thở than của bé con mới tí tuổi và câu hỏi ngạc nhiên của người bà thương cháu.
Cháu tôi chưa vào lớp 1 nhưng cũng như bao đứa trẻ khác bắt đầu nếm trải sự học đầy gian khổ từ năm 4 tuổi. Bố mẹ cháu vốn lo con thua kém bạn bè nên cho sớm cho con đến lớp của một cô giáo tiểu học về hưu để luyện chữ. Thế là cả ngày ở trường mầm non, chiều về cháu sang nhà cô giáo tập tô chữ, viết số.
Bây giờ, bố mẹ cháu rất yên tâm khi con sắp vào lớp 1. Cháu đã có thể đọc vanh vách truyện tranh, làm toán nhẩm rất nhanh cũng như trang tập viết khá tròn trịa từng con chữ. Nhưng để có được "thành tựu" như hôm nay, cháu tôi đã phải làm quen việc học từ hai năm trước.
Bố mẹ cháu thường cười hỉ hả khoe con mình "ăn đứt con người ta" và quay sang làm "quân sư" cho bạn bè, anh em có con sắp đến trường. Thật khó để nói họ đã đúng hay sai, ích kỷ hay không ích kỷ khi ép con học chữ sớm. Nhưng tất nhiên, tuổi thơ của cháu tôi đã khuyết một mảng thời gian dành cho việc học.
Biết có hại nhưng phụ huynh vẫn cho trẻ học chữ trước!
Cho trẻ lớp 1 học chữ trước, nên hay không? Đó là câu hỏi muôn đời của nhiều gia đình khi con cái sắp bước vào ngưỡng cửa đầu tiên của tuổi học trò. Mấy năm trở lại đây phong trào dạy chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1 rộ lên phát triển mạnh mẽ mặc dù Bộ GD-ĐT đã nghiêm túc yêu cầu các địa phương chấm dứt tình trạng này.
Nguyên nhân dẫn đến việc ép, gò trẻ học chữ sớm như thế có lẽ bắt nguồn từ tâm lý sợ con không theo kịp bạn bè, lo con đuối hơn các bạn khi nhìn xung quanh trẻ nào cũng ê a đánh vần, bậm môi uốn từng nét chữ từ sớm. Tâm lý đám đông xuất hiện, lan truyền trong phụ huynh dẫn đến tình trạng trẻ học chữ trước khi vào lớp 1 biến thành một cuộc đua thật sự.
Bố mẹ cứ mặc nhiên chu toàn việc học chữ trước cho con mà quên mất rằng đôi lúc việc làm này cực kỳ phản tác dụng. Chuyên gia liên tục cảnh báo sự nguy hiểm của việc ép trẻ học chữ sớm liên quan đến sự phát triển mất cân đối về trí tuệ, thể chất. Bên cạnh đó là sự triệt tiêu trí tưởng tượng, sáng tạo, ham học và làm trẻ nảy sinh tư tưởng chủ quan, mất tập trung trong học tập.
Một lớp học có sự phân hóa cao giữa các đối tượng học sinh sẽ gây nhiều khó khăn cho giáo viên đứng lớp. Bên cạnh những em đọc thông viết thạo do học chữ trước thì nhóm học sinh đang bập bẹ đánh vần, tập tành viết chữ lại dễ dàng biến thành cá biệt bị trách phạt, la mắng, phàn nàn.
Điều này cũng có một phần "lỗi" của hệ thống giáo dục khi mà chương trình học khá nặng nề, áp lực sĩ số lớp và căn bệnh thành tích mọc rễ thâm căn cố đế.
Bạn tôi đang làm hiệu trưởng trường mầm non đã từng trăn trở về nghịch lý cấm dạy chữ cho học sinh mầm non nhưng lại yêu cầu khá cao về kiến thức, kỹ năng đối với trẻ lớp 1. Chương trình học nặng nề, sĩ số lớp học lại đông. Vậy nên rất khó để giáo viên có thể quan tâm uốn nắn việc học của từng cháu, huống hồ gì là giấc mơ "cô giáo cầm tay uốn từng nét chữ đầu tiên". Rồi chất lượng cuối năm phải đạt tỷ lệ này kia buộc giáo viên phải dạy thêm ngoài giờ dẫn đến tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan cấm mãi chẳng xong.
Cần chuẩn bị tâm lý nhưng không nhồi nhét
Chuyển từ môi trường vui chơi, nhận biết mặt chữ, mặt số sang học hành nghiêm túc ở tiểu học, trẻ cần một khoảng thời gian chuyển tiếp vừa đủ để chuẩn bị đầy đủ tâm thế làm quen việc học. Bởi vậy, các lớp tiền tiểu học thật sự cần thiết.
Nhưng lớp học này không thể gò trẻ học một cách nhồi nhét, gượng ép về cách đánh vần, tính toán, viết chữ. Lớp học này sẽ giúp trẻ làm quen với không khí lớp học, tư thế ngồi học, cách cầm bút, sự tập trung... Từ đây, sự hứng khởi khám phá điều mới mẻ, tinh thần ham học hỏi mới được khơi lên.
Bởi vậy, mong rằng những ai có con sắp vào lớp 1 hãy bình tĩnh đồng hành cùng con vững bước ở hành trình đầu tiên này. Xin đừng để bọn trẻ mới vào lớp 1 đã sợ học!
Vì sao trẻ không thích học?
Thực tế đang diễn ra xung quanh chúng ta lại toàn là những mảnh ghép buồn bã về sự học của hàng triệu đứa trẻ sắp vào lớp 1. Nếu được hỏi con trẻ thích học không, có lẽ chúng sẽ lắc đầu nguầy nguậy bởi sự học mới bắt đầu đã lắm vất vả, áp lực, có cả mồ hôi và nước mắt.
Theo thanhnien.vn
Không phải trường xịn đẹp, đây mới là tiêu chí mẹ Đỗ Nhật Nam chú trọng khi chọn trường mẫu giáo cho con Không phải những ngôi trường khang trang với cơ sở vật chất long lanh, những tiêu chí chọn trường mẫu giáo mà mẹ Đỗ Nhật Nam gợi ý tập trung chủ yếu vào những tiêu chuẩn khác. Với tất cả các phụ huynh, thời điểm quyết định cho con đi học luôn là bước ngoặt đánh dấu sự thay đổi lớn không chỉ...