5 em bé chào đời trong khu vực cách ly của Bệnh viện Bạch Mai
Trong 1 tuần cách ly (từ 28/3 đến 5/4), khoa Phụ sản – Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã đón 5 em bé chào đời, trong đó 2 trường hợp sản phụ là nhân viên của bệnh viện, 3 sản phụ là bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai do kèm theo bệnh lý nền.
5 em bé chào đời trong khoảng thời gian đặc biệt
PGS.TS Phạm Bá Nha – Trưởng Khoa Sản – cho biết thêm: Hiện tại, khoa còn gần 10 thai phụ đang chờ sinh. Ngoài ra, nhiều nhân viên y tế của bệnh viện đang mang bầu trong khu cách ly chuẩn bị đến ngày sinh cũng đã được chuẩn bị sẵn sàng các phương án để đảm bảo an toàn cao nhất cho cả mẹ và con.
Trong những cháu bé chào đời trong thời khắc đặc biệt này, có 2 trường hợp đáng lưu ý. Cháu bé thứ nhất: Mẹ 35 tuổi, mổ đẻ 1 lần, sảy thai 1 lần. Trong lần mang thai này bị đái tháo đường thai kỳ, viêm tụy cấp một lần ở tuần thai 28. Ngày 26/3, thai phụ đến BV Bạch Mai khám lại ở tuần thai 36, xét nghiệm thấy huyết tương đục (Triglyceride trong máu rất cao), có nguy cơ viêm tụy cấp lại, được cho nhập viện cấp cứu.
Video đang HOT
Các bé đều chào đời khỏe mạnh
Thai phụ được truyền insulin tĩnh mạch liên tục, sau 1 ngày mới định lượng được Triglyceride máu là 13,8 mmol/L (Triglyceride>10 có khả năng gây viêm tụy cấp), sau 2 ngày được ngừng truyền insulin. Đến chiều ngày 28/3, mẹ được chuyển khoa sản mổ cấp cứu do tim thai dao động kém. Kết quả bé gái nặng 2,6 kg chào đời khỏe mạnh, cháu đã được về với mẹ vào ngày 31/3.
Tại khoa Phụ sản của bệnh viện, các bác sĩ vẫn ngày đêm túc trực để đảm trách đón chào những công dân mới
Cháu bé thứ 2: Mẹ 40 tuổi, có 1 con mổ đẻ năm 2004, bỏ thai 2 lần. Từ ngày 27/3 thấy mệt, khát nước, uống nhiều, phù chân. Bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Bạch Mai ngày 20/3 (tuần thai 33), xét nghiệm đường máu là 18,0 mmol/L, HbA1C 10,4%, Protein niệu 1,0g/L. Xét nghiệm khí máu động mạch có pH: 7,22, HCO3-: 4,8, pCO2: 21,3… nên được cho nhập viện cấp cứu với chẩn đoán Đái tháo đường – Nhiễm toan ceton/Thai 33 tuần – Tiền sản giật. Bệnh nhân được điều trị cấp cứu, đến ngày 24/3 thì chuyển được insulin từ truyền tĩnh mạch sang tiêm dưới da 38 đơn vị/ngày. Đến chiều ngày 3/4 được chuyển khoa Sản mổ đẻ do thai to, đa ối, nứt vết mổ cũ. Kết quả bé gái nặng 3,8kg chào đời khỏe mạnh.
Chia sẻ về 2 trường hợp này, TS. Nguyễn Quang Bảy – Trưởng Khoa Nội tiết, đái tháo đường – chúc mừng 2 công dân mới, sau này lớn lên chắc sẽ được bố mẹ kể cho nhiều kỷ niệm đáng nhớ khi sinh ra. TS. Nguyễn Quang Bảy khuyến cáo: Nhưng để cho các bác sỹ đỡ “hú vía” thì các thai phụ cần đi khám, sàng lọc bệnh đái tháo đường thai kỳ sớm, tránh để quá muộn. Ví dụ sản phụ thứ 2 có rất nhiều yếu tố nguy cơ của đái tháo đường như tuổi cao (trên 35), tiền sử đẻ con to (4000g), có mẹ đẻ bị đái tháo đường, khám thấy thai to và đa ối… mà không được tầm soát.
Tin, ảnh: M.T
Điều tra dịch tễ phát hiện đỉnh dịch Covid-19
Điều tra dịch tễ xác định đỉnh dịch là cách để Việt Nam chuẩn bị ứng phó tốt hơn với dịch bệnh.
Ảnh minh họa
Tính đến sáng 3/4, tại ổ dịch Bạch Mai đã ghi nhận 42 ca bệnh, bao gồm 3 chùm ca bệnh tại nhà ăn bệnh viện (nhân viên Công ty Trường Sinh và thân nhân bệnh nhân sử dụng dịch vụ tại nhà ăn, 27 ca), Khoa Thần kinh (9 ca), Trung tâm Bệnh Nhiệt đới và C4 Viện Tim mạch Quốc gia (5 ca, bao gồm nhân viên y tế, thân nhân và bệnh nhân).
Nhưng hiện chưa tìm thấy nguồn lây cho tất cả 3 chùm ca bệnh này, dù Bộ Y tế có giả thiết rằng, các nguồn lây từ thân nhân bệnh nhân (vào thăm bệnh nhân tại Khoa Thần kinh), bộ phận cung cấp hậu cần cho bệnh viện (nhà ăn) và người chăm sóc bệnh nhân chuyên nghiệp.
Theo TS Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đào tạo và Phát triển cộng đồng - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), trong giai đoạn này chúng ta cần nghiên cứ dịch tễ học để đánh giá đỉnh dịch Covid-19 ở Việt Nam ở phía trước hay phía sau?
Việc đánh giá nàykhông quá khó khăn, nếu có các nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng, nhất là nghiên cứu sử dụng test phát hiện kháng thể đặc hiệu với virus gây dịch.
Tỷ lệ có kháng thể lên tới 50% dân số nghiên cứu, chắc chắn đỉnh dịch đã ở phía sau! Nhưng nếu tỷ lệ đó lại chỉ ở mức thấp, chẳng hạn dưới 10%, thì chắc chắn đỉnh dịch đang còn ở phía trước. Cần khẩn cấp thiết lập nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng chuẩn mực đi kèm nghiên cứu chống khủng hoảng xã hội.
Mặt khác, Covid-19 do loại virus mới gây ra. Sự can thiệp quyết liệt phòng chống dịch làm "thay đổi" diễn biến lan truyền tự nhiên loại hình dịch bệnh, khiến thực tế có thể là "vài đỉnh", với thời gian hình thành và quy mô khác nhau, đỉnh sau có thể cao to hơn đỉnh trước...
Bởi thế, tình huống đỉnh dịch đang ở phía trước càng đòi hỏi phải thiết lập ngay các nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng chuẩn mực cho mục tiêu dự báo, tiên lượng đỉnh dịch. Và còn hơn thế, phải đồng bộ với các phương án dẫn đường để chống khủng hoảng hệ thống dịch vụ y tế, hoặc lớn hơn, khủng hoảng kinh tế -xã hội toàn diện và sâu sắc.
Thúy Nga
Buồng bệnh đặc biệt trong Bệnh viện Bạch Mai những ngày cách ly chống dịch Covid-19 Không có mẹ ở bên trong những ngày Bệnh viện Bạch Mai cách ly chống dịch Covid-19, các bệnh nhi sơ sinh luôn được nhận những tình cảm ấm áp từ các bác sĩ, điều dưỡng. Chăm sóc các bé sinh non, có bệnh lý tại Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai - ẢNH BỆNH VIỆN BẠCH MAI CUNG CẤP Theo TS -...