5 câu nói của mẹ có thể khiến con trai bị tổn thương
Trẻ nhỏ tâm hồn rất mong manh. 5 câu nói dưới đây của mẹ có thể khiến con trai tổn thương, các phụ huynh hãy chú ý nhé.
Cha mẹ nào cũng muốn con cái khỏe mạnh, có được 1 hạnh phúc trọn vẹn. Tuy nhiên, nhiều khi trong lúc nóng giận, phụ huynh thường nói ra những lời làm tổn thương trẻ. Dưới đây là những câu nói mẹ có thể làm con trai buồn, tủi thân:
1. “Nín ngay, con trai mà khóc nhè à”
Con trai phải mạnh mẽ là một lời động viên nhưng đôi khi nó cũng là “gông cùm” khiến nhiều bé trai phải gồng mình lên, tỏ ra bản thân luôn ổn, trong khi có thể con đang rất bất ổn về tâm lý.
Người lớn thường mặc định, con gái yếu mềm còn con trai phải mạnh mẽ, độc lập để mai sau làm việc lớn. Quan điểm này rất bất công cho những bé trai. Bởi nó sẽ vô tình tạo khoảng cách và giới hạn cho những đứa trẻ. Bên cạnh đó sẽ khiến khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày 1 xa. Bởi chúng không cảm nhận được sự tôn trọng, thương yêu và đồng cảm từ người thân của mình.
Con trai hay con gái đều có nhu cầu thể hiện cảm xúc. Việc khóc là một phản ứng rất bình thường của con trước sự đau khổ, buồn bã. Trẻ khóc không có nghĩa là con rụt rè, yếu đuối mà thực chất là con đang đào thải cảm xúc tiêu cực mà thôi. Nếu trẻ thường xuyên phải kìm nén cảm xúc, con có thể bị tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần.
Vì vậy thay vì cấm đoán bé trai không được khóc, mẹ nên dành lời an ủi bé, cho con những cái ôm ấm áp. Hãy lắng nghe tâm sự và cảm xúc của trẻ.
Ảnh minh họa.
2. “Con trai lớn lên phải giỏi giang, giàu có”
Hiện nay, không ít bố mẹ vẫn còn nặng quan điểm, con trai là trụ cột gia đình nên lớn lên nhất định phải giỏi giang, kiếm tiền giỏi. Nếu không được như vậy thì là thứ vô tích sự.
Điều này vô tình gây áp lực cho đứa trẻ. Giỏi giang hay kiếm tiền giỏi không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự thành công hay thất bại của con trong cuộc sống. Nó chỉ khiến đứa trẻ cảm thấy ngột ngạt hơn mà thôi.
Việc cha mẹ quá coi trọng đồng tiền và ép con trai phải thành công theo hướng đó sẽ khiến trẻ dễ có suy nghĩ lệch lạc, ham mê vật chất, khinh rẻ người nghèo…
Video đang HOT
Thay vì kỳ vọng con trai phải kiếm được tiền, phụ huynh nên dạy cho con phát huy lợi thế của bản thân, học cách san sẻ, đồng cảm với mọi người và học cách giúp cuộc sống của mình trở nên hạnh phúc.
3. “Nhìn con nhà người ta xem…”
Những câu nói mang tính chất so sánh có độ sát thương rất cao đối với trẻ. Cha mẹ thường so sánh con mình với con người ta nhằm khuyến khích trẻ học tập, cố gắng phấn đấu bằng người khác.
Tuy nhiên, đây là những câu nói mang tác dụng ngược lại. Trong tâm trí, trẻ sẽ luôn suy nghĩ mình là kẻ kém cỏi, dù cố gắng thế nào cũng chỉ đạt được kết quả như vậy, không thể giỏi bằng con nhà người khác. Đồng thời, việc so sánh con mình và đứa trẻ khác là cha mẹ đã gián tiếp phủ nhận những nỗ lực của trẻ. Việc này chỉ khiến bé càng ngày càng thụt lùi, kém cỏi, thiếu ý chí phấn đấu.
Không những thế, việc so sánh còn khiến một số trẻ nảy sinh tâm lý ghen ghét, đố kỵ. Đó là một tính cách rất xấu. Nó có thể làm nhân cách của trẻ bị ảnh hưởng.
4. “Con trai không cần làm việc nhà, việc của con là ra ngoài kiếm tiền”
Theo quan niệm ngày xưa, đàn ông không cần làm việc nhà mà thường ra ngoài xã hội kiếm tiền, trở thành “trụ cột” vững chắc cho gia đình.
Đây là việc làm thể hiện sự phân biệt giới tính của cha mẹ. Ngày nay xã hội đã công bằng hơn, không chỉ có nam giới đi làm kiếm tiền mà cả nữ giới cũng tham gia lao động, góp phần xây dựng xã hội văn minh, giàu mạnh. Việc không để con trai làm việc nhà vô tình sẽ khiến chúng trở nên lười biếng, phụ thuộc. Không những thế tư tưởng phân biệt giới tính sẽ in sâu vào suy nghĩ của trẻ khiến chúng cũng sống áp đặt và gia trưởng như bố mẹ của mình.
5. “Con vô dụng như bố vậy”
Trong lúc mất bình tĩnh, mẹ có thể “xả” cơn giận lên chồng và con bằng câu nói: “ Sao con vô dụng như bố thế?”. Câu nói này sẽ gây tác động lớn đến tâm trí của bé trai. Nói xấu người khác trước mặt trẻ là bạn đã vô tình làm xấu hình ảnh của chính mình và đối phương trong mắt con. Không những thế, việc đặt trẻ so sánh với một ai đó sẽ khiến bé luôn mang cảm giác tự ti, cảm thấy bản thân chỉ là kẻ vô dụng và không muốn gần gũi cha mẹ.
Cách dạy 2 con gái thành công của nữ bác học Marie Curie
Marie Curie không chỉ là nữ bác học đầu tiên trên thế giới đoạt 2 giải Nobel mà còn được biết đến là người mẹ có cách dạy con tuyệt vời.
Marie Curie và hai con gái
Để giúp trẻ thành công, theo nữ bác học nổi tiếng thế giới Marie Curie, đó là nguyên tắc kiên trì hoàn thành công việc, dù công việc đó là gì, quan trọng hay không quan trọng. Bà đã áp dụng cách này để giúp 2 con gái trở thành những người được cả thế giới ngưỡng mộ.
Tầm quan trọng của sự kiên trì trong công việc
Một trong những vấn đề giết chết sự sáng tạo của trẻ là buộc trẻ "làm theo ý muốn của cha mẹ". Marie Curie, một phụ nữ đáng kính của khoa học - theo như cách gọi của thiên tài vĩ đại Albert Eistein - chưa bao giờ ép con theo khoa học.
Bà chỉ dạy con những kỹ năng cần thiết để làm một người thành công: Đó là hoàn tất việc con làm bằng chính bản thân, đừng để sao nhãng dù là những cái con đang yêu thích.
Khuynh hướng của trẻ con là tìm cái mới, nhưng không có nghĩa là trẻ không tập trung vào cái hiện tại. Thực tế, trẻ có tính tập trung rất tốt, nếu biết khai thác từ sớm, sẽ nhận ra lợi ích to lớn sau này. Trẻ sẽ nhận ra trách nhiệm của bản thân và luôn có trách nhiệm hoàn thành nó trong sự tập trung. Đó là yếu tố rất quan trọng cho sự thành công trong thế giới hiện đại, nơi có quá nhiều cám dỗ.
Trẻ con có sự tập trung ngắn, nhưng có giá trị, đặc biệt các bé dưới 10 tuổi. Ở độ tuổi này cũng là giai đoạn lí tưởng cho mọi sáng tạo thú vị. Cách khôn khéo là hướng cho con tự làm, tự khám phá những công việc và tự sáng tạo theo cách của trẻ.
Hãy luôn nhấn mạnh sự hoàn tất việc trẻ đang làm. Không cần làm quá nhiều, chỉ cần biết trách nhiệm hoàn tất việc con đang làm là được. Đó là cách giáo dục để nhận ra mục tiêu và đạt mục tiêu.
Dạy con phát triển sự kiên trì
Cha mẹ giúp con thiết lập 1 lịch biểu và 1 mục tiêu theo tuần để hướng trẻ hoàn tất và đạt mục tiêu.
Việc ép trẻ học từng chữ sẽ không hiệu quả, nếu cha mẹ cho trẻ biết mục tiêu con cần đạt là bao nhiêu. Trẻ con thích điều này.
Ví dụ như việc học tiếng Anh, nói cho con biết học tiếng Anh để sau này đến nước Anh xinh đẹp. Bắt đầu chọn chủ đề, như con vật, xe cộ, đất nước, hoặc các loại trái cây liên quan đến nước Anh....
Cuối tuần hãy cùng trẻ đánh giá lại các mục tiêu đạt được, hãy cho trẻ nói hoặc viết ra những mục tiêu đã học được. Trẻ con cần rõ ràng, mục tiêu càng rõ ràng trẻ càng thích và dễ đạt được.
Cha mẹ cũng phải nói cho con biết lý do phải học những chủ đề này khiến chúng có động lực. Nếu trẻ không biết nó là gì, tại sao phải học nó thì thật khó để chúng tiếp thu.
Khi đi dạo hoặc chơi công viên, cha mẹ cùng trẻ tạo 1 mục tiêu của chuyến đi, và mục tiêu đó cần được tổng kết sau chuyến đi. Nhắc nhở chúng về việc ghi nhớ những từ cần học theo chủ đề và ôn tập lại, nhắc đi nhắc lại một cách kiên trì cho đến khi nhớ.
Lưu ý là cha mẹ cần là một hình mẫu kiên trì trước để trẻ nhận ra dù là việc gì chỉ cần kiên trì là được.
Chú trọng giao tiếp với con cái
Dù đảm nhiệm những công việc đứng đầu, Marie Curie không bao giờ thất hẹn hay bận bịu đến nỗi không dành vài phút trả lời câu hỏi của con. Trẻ con còn hỏi thì trẻ còn phát triển nhận thức. Khi trẻ không còn muốn hỏi nữa, trẻ thật sự không cần cha mẹ.
Trẻ con học từ trải nghiệm và có sự tương tác với cha mẹ của bé. Do đó, việc dành thời gian trò chuyện, đặt câu hỏi, đọc sách, kể chuyện hoặc đi dạo với trẻ là những thời gian được tính vào sự phát triển nhận thức của trẻ.
Càng được cha mẹ dành thời gian giao tiếp, trẻ sẽ càng giao tiếp tốt và được nhiều người yêu mến.
Tôn trọng ý kiến của con
Người con gái út của bà, Ewa, gần như trái với phong cách của bà và chị của mình. Cô Ewa thích các công việc nghệ thuật, thích giao tiếp và từ nhỏ đã yêu thích âm nhạc. Hiểu được tâm lý của con, Marie chưa bao giờ để con nghĩ là con khác biệt.
Marie Curie chọn cách để con nhìn bản thân theo cách ôn hòa. Bà không hề tỏ ra sao con không học giỏi vật lý giống mẹ hay giống chị vậy. Bà đặt bản thân vào vai trò của trẻ để hiểu và khuyến khích con làm tốt phần công việc của con.
Trong những buổi nói chuyện gia đình, bà không chỉ nói chuyện về khoa học với con gái lớn mà để con út ngồi nghe cảm thấy nhàm chán. Bà luôn trả lời và lôi kéo những câu chuyện để con gái út cảm thấy là một phần trong buổi trò chuyện.
Thực tế, không hề kém cạnh hơn con gái lớn (là giải nguyên Nobel 1935), con gái út của bà cũng là một người rất tài giỏi, không phải lĩnh vực khoa học mà là văn học - nghệ thuật.
Ewa từng được vinh danh với giải thưởng National Book Award, Mỹ và những tác phẩm được chuyển hóa thành phim, nhận những đề cử Oscar.
Chính cách giáo dục tuyệt vời mà Marie Curie đã có 2 người con gái thành công không kém cạnh bà. Quan điểm của bà không phải mẹ giỏi con cũng giỏi, chỉ cần con thích thì hãy làm, đã làm thì phải hoàn tất, dù làm gì cũng được.
Một người mẹ hạnh phúc sẽ có 5 điều này Để trẻ có được cuộc sống tràn đầy tình yêu thương thì trước hết người mẹ phải cảm thấy hạnh phúc. Làm mẹ là điều kỳ diệu nhất trong cuộc đời của người phụ nữ, là khi được trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, từ hạnh phúc, vui vẻ cho đến vất vả khó khăn. Đó là một thiên chức đầy...