5 cách uống nước hoàn toàn sai
Hấp thu đủ chất lỏng có vẻ đơn giản khi chỉ cần uống nhiều nước hơn. Điều đó không sai nhưng có thể bạn đang có một vài cách uống nước sai lầm mà không hề nhận ra.
Sai lầm 1: Không uống nước trước khi vận động
Ngay cả khi bạn nhâm nhi một cái gì đó thường xuyên trong khi bạn đang ở phòng tập thể dục, bạn vẫn có thể bị đau đầu nếu bạn không uống nước trước khi vận động. Cách tốt nhất là nên uống nước khoảng nửa giờ trước khi bạn tập thể dục, các chuyên gia khuyến nghị.
Sai lầm 2: Chú trọng uống 8 cốc nước/ ngày
Viện Y học (Mỹ) thực sự đề nghị mỗi người 11,4 ly mỗi ngày, mặc dù nhu cầu nước sẽ khác nhau từ người này sang người khác. Số lượng chính xác của nước bạn cần phụ thuộc vào trọng lượng của bạn.
Bạn còn có thể lấy nước từ các loại thực phẩm như trái cây và rau (ví dụ: 1 quả táo có thể cung cấp gần như 1 cốc nước). Bạn cũng có thể không cần phải uống vô độ càng nhiều càng tốt nếu bạn đang ăn bữa ăn với các thức ăn nhiều nước và đồ ăn nhẹ.
Sai lầm 3: Tránh đồ uống như cà phê và trà
“Đó là một niềm tin phổ biến rằng, cà phê và trà sẽ khiến bạn háo nước vì lượng caffeine có trong chúng nhưng đó là sai lầm”, Tiến sĩ – chuyên gia dinh dưỡng Lisa Cashman, tại thành phố New York, Mỹ cho hay.
“Caffein trong cà phê và trà có thể là một thuốc lợi tiểu hiệu quả. Vì vậy, thói quen hàng ngày với 1 ly cà phê vẫn còn tốt hơn so với không có gì”, Tiến sĩ nói.
Sai lầm 4: Chỉ uống khi khát
Khi bạn cảm thấy khát nước, sau đó bạn mới uống nước. Hoặc khi bạn đang tập thể dục ra nhiều mồ hôi, bạn mới chịu uống nước. Tuy nhiên, đó không phải là những lần duy nhất bạn cần phải uống nước. Bạn cũng cần phải uống nước trong khi bạn đang ngồi ở bàn làm việc, chứ không chỉ ở phòng tập thể dục.
Các chuyên gia khuyên bạn nên uống nước thường xuyên cả ngày khi ngồi làm việc. Nếu không, bạn có thể tự đưa mình vào các nguy cơ như sỏi thận và viêm tiết niệu.
Sai lầm 5: Nhầm lẫn nhu cầu nước với nhu cầu thực phẩm
Video đang HOT
Uống trước khi ăn để hạn chế giác đói là thực sự tốt. Nhưng nhiều người nhầm lẫn giữa nhu cầu nước với nhu cầu thực phẩm. Các chuyên gia cho rằng nên ăn các bữa ăn và đồ ăn nhẹ như bình thường, đồng thời vẫn cần duy trì thói quen uống nhiều nước.
Ngoài ra, bạn nên để một chai nước trên đầu giường của bạn để có thể uống nó ngay khi vừa thức dậy vào buổi sáng.
Theo SKGD
9 triệu chứng cảnh báo bạn có thể bị bệnh tiểu đường
Nếu bạn gặp các triệu chứng như dưới đây, hãy đi khám bác sĩ để được kiểm tra lượng đường trong máu vì rất có thể đó là những triệu chứng của bệnh tiểu đường.
1. Liên tục khát nước và muốn đi tiểu
Khi mức độ đường trong máu tăng, thận cố gắng để lọc nó khỏi máu của bạn. Khi có quá nhiều lượng đường trong máu, thận sẽ không thể lọc kịp. Lượng đường dư thừa được bài tiết vào nước tiểu của bạn cùng với các chất lỏng trong cơ thể. Hậu quả là bạn đi tiểu thường xuyên hơn vì cơ thể bạn cố gắng loại bỏ đường. Dần dần, nguy cơ này sẽ trở thành mãn tính và nhu cầu uống nước của bạn cũng tăng lên.
Ảnh minh họa
2. Tăng cảm giác đói
Cơ thể bạn cần sử dụng insulin để đưa đường vào các tế bào. Khi bạn bị thiếu insulin, hoặc có khả năng kháng insulin, cơ thể của bạn không thể lưu trữ đường trong các tế bào. Các tế bào cần đường cho năng lượng, bởi vậy, nếu bạn không cung cấp đủ lượng đường, cơ thể bạn không có năng lượng cần thiết. Điều này gây ra cảm giác đói và cảm giác này tăng lên cho tới khi cơ thể được cung cấp đủ năng lượng.
Ảnh minh họa
3. Yếu và mệt
Đói, suy nhược và mệt mỏi là kết quả khi mà cơ thể không sử dụng đúng năng lượng vì không thể đưa glucose (đường) vào trong tế bào. Do vậy, cơ thể không có đủ số lượng năng lượng để hoạt động tối ưu. Điều này dẫn đến tình trạng mệt mỏi và suy nhược xảy ra.
Ảnh minh họa
4. Giảm cân nhanh chóng
Điều gì xảy ra khi cơ thể bài tiết glucose dư thừa khi bạn ăn mà không lưu trữ lại thành năng lượng cho sau này? Cơ thể đào thải lượng đường trong nước tiểu và làm giảm lượng calo được hấp thụ vào các tế bào. Điều này có nghĩa là bạn sẽ giảm cân nhanh chóng vì bạn không thể bù đắp lượng calo cho những gì đã mất.
Ảnh minh họa
5. Ngứa ran hoặc tê chân tay
Ngứa ran hoặc tê liệt các chi, hay còn gọi là bệnh thần kinh tiểu đường là một dạng tổn thương thần kinh, thường phát sinh như là một dạng biến chứng của đường huyết cao. Khi nồng độ glucose trong máu cao, nó can thiệp với các tín hiệu truyền qua dây thần kinh. Ngoài ra, các thành các mạch máu nhỏ bị suy yếu, dẫn đến cắt đứt nguồn cung cấp máu đến các dây thần kinh. Điều này thường xảy ra bắt đầu với bàn chân.
Ảnh minh họa
6. Giảm thị lực
Một bộ phận khác cực kỳ nhạy cảm với những tác động của lượng đường trong máu cao là đôi mắt. Khi bị bệnh tiểu đường, tròng mắt bạn có thể sưng lên và thay đổi hình dạng khiến tầm nhìn của bạn đột nhiên trở nên mờ.
Ảnh minh họa
7. Các vết thương lâu lành
Trong một nghiên cứu của Đại học Warwick (Anh), các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, khi nống độ glucose tăng cao trong máu, nó sẽ khiến các vết thương, nhiễm trùng lâu lành hơn. Đó là vì lượng đường trong máu cao dẫn đến ức chế quá trình làm việc bình thường của hệ thống miễn dịch. Điều này làm giảm chức năng của các chữa lành vết thương của cơ thể.
Ảnh minh họa
8. Dễ bị nhiễm trùng thường xuyên
Tương tự như tình trạng vết thương lâu liền, nhiễm trùng thường xuyên là một triệu chứng gây ra bởi lượng đường trong máu tăng. Phản ứng miễn dịch chậm lại khi lượng đường trong máu tăng có thể dẫn đến một khả năng là gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng thường xuyên, trầm trọng hơn so với những người có lượng đường trong máu ổn định hoặc bình thường.
Ảnh minh họa
9. Khô, ngứa ngoài da
Cơ thể của bạn được cấu tạo với 50% -78% là nước. Do thường xuyên đi tiểu mà cơ thể dễ bị thiếu nước, bao gồm cả ở da, dẫn đến khô da. Da khô, ngứa hoặc có vảy là một triệu chứng phổ biến ngoài da của bệnh tiểu đường vì thận bài tiết nước từ các mô nhiều hơn.
Ảnh minh họa
Theo Maskonline
Tiểu nhiều lần có phải là bệnh? Cháu 19 tuổi, bị đi tiểu nhiều lần trong một ngày, lượng nước tiểu nhiều, trong, không bị tiểu dắt, tiểu buốt. Nhiều khi đi tiểu xong cháu lại có cảm giác mót tiểu ngay. Ảnh minh họa: Internet Xin quý báo tư vấn vì sao cháu lại hay bị đi tiểu nhiều như vậy, cháu mắc bệnh gì? Ngô Thị Lan (Lào...