5 cách mà những ai chuẩn bị vay tiền mua nhà cần phải nhớ để bạn chẳng bao giờ phải lo trở thành “con nợ”
Thực tế chứng minh, đã có rất nhiều cặp đôi vay tiền mua nhà xong mới chỉ nhận nhà được một thời gian ngắn đã phải bán tháo đi trả nợ ngân hàng.
Hầu hết đại đa số tâm lý của chúng ta là chỉ mua nhà khi đã tích cóp dành dụm được đủ tiền vì bản thân ai cũng ngại “nợ”.
Tuy nhiên người sẵn sàng vay tiền ngân hàng để mua nhà song điểm khác biệt là họ luôn biết cách để mình là một “con nợ” thông minh.
Dù mang nợ nhưng vẫn luôn làm chủ được tài chính, không bao giờ để bản thân rơi vào tình trạng “vỡ nợ” khi mua nhà.
Vậy làm sao chúng ta có thể trở thành “con nợ” thông minh như thế. Dưới đây chính là những mẹo nhỏ mà bạn có thể tham khảo áp dụng cho mình.
1. Chỉ nên mua nhà khi trong tay đã có ít nhất 50 – 60% giá trị căn nhà
Hiện có rất nhiều bạn trẻ sẵn sàng mua nhà khi chỉ có “2 bàn tay trắng” theo đúng nghĩa, trong túi không có một đồng nào.
Mặc dù thực tế các ngân hàng có thể cho bạn vay từ 70% – 80% giá trị căn nhà. Song điều này là không nên bởi vay nhiều quá, năng lực tài chính của bạn lại có hạn thì đương nhiên khoản nợ ngân hàng kia sẽ mang lại cho bạn áp lực rất lớn.
Thực tế chứng minh, đã có không ít cặp vợ chồng đánh liều “tay không bắt giặc” mua nhà khi trong tay chỉ có 20% tới 30% giá trị căn nhà. Cuối cùng chỉ sau 1 thời gian ngắn phải chấp nhận lỗ vốn, bán tháo nhà trả nợ ngân hàng vì không chịu nổi lãi hàng tháng.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Vì vậy, theo lời khuyên của các chuyên gia tài chính, tỷ lệ an toàn nhất khi đi vay mua nhà là khoảng 50% – 60% giá trị ngôi nhà. Ở mức này các bạn sẽ không bị quá áp lực vì khoản nợ hàng tháng phải trả khi túi tiền của gia đình không dư giả.
Còn nếu bạn thực sự muốn vay mức trên 50% giá trị căn hộ, bạn phải đảm bảo thật chắc chắn rằng thu nhập của hai vợ chồng luôn ở mức cao, ổn định. Nếu không, rất có thể bạn sẽ rơi vào tình trạng “vỡ nợ”.
2. Tận dụng mối quan hệ người thân, bạn bè
Nếu trong mắt bạn bè, người thân, bạn thực sự là một người biết giữ chữ tín thì trong lúc khó khăn về tài chính bạn đừng e ngại, hãy mở lời đề nghị được giúp đỡ. Vay từ người quen lãi suất thường thấp hơn rất nhiều so với lãi suất ngân hàng.
Thậm chí nhiều người còn không tính lãi, cho bạn vay miễn phí. Tuy nhiên nếu vay từ người quen, bạn cũng cần phải chuẩn bị sẵn tâm lý là họ có thể yêu cầu bạn trả nợ bất cứ lúc nào, bởi ai cũng sẽ có việc riêng đột xuất cần tiền. Khi ấy bạn không thể nói mình chưa có tiền nên chưa trả được.
3. Cho thuê lại chính căn nhà đã mua
Ảnh minh họa.
Đây là cách làm hiệu quả được rất nhiều người áp dụng bởi khoản nợ ngân hàng là 1 gánh nặng khiến chúng ta lo tới mất ăn mất ngủ. Vậy nên nếu căn hộ bạn mua chưa sử dụng hết phòng, bạn nên nghĩ tới việc cho thuê khoảng diện tích không dùng tới, lấy tiền đó bù vào khoản vay lãi kia. Ít nhất một tháng bạn cũng kiếm thêm được 1 khoản từ chính căn hộ của mình. Việc này giúp bạn rút ngắn thời gian trả nợ lại rất nhiều.
4. Nỗ lực hết mình để có thể tất toán trước thời hạn
Không gì mệt mỏi bằng trả nợ vậy nên “giũ nợ” sớm được ngày nào chúng ta sẽ thảnh thơi sớm ngày ấy. Song để thực hiện được điều này, chúng ta phải đặt mục tiêu phấn đấu rõ ràng. Nghiêm chỉnh thực hiện nguyên tắc đề ra, không cho phép mình được ì trệ. Rất nhiều người vay tiền mua nhà tâm sự rằng, sau khi mua nhà, vì muốn trả nợ trước thời hạn họ đã nỗ lực làm việc gấp 2, 3 lần so với trước đây.
5. Nội thất gác lại sau
Có nhà mới, ai cũng thích sắm sửa nội thất mới cho tương xứng với căn hộ của mình. Đó là tâm lý chung, song nếu tài chính đang eo hẹp thì bạn nên gác lại việc mua sắm nội thất. Tạm thời chúng ta chỉ mua những gì thiết thực nhất để dồn tiền lo trả nợ ngân hàng. Khi nợ đã được “giũ”, lúc ấy bạn có thể thoải mái mua sắm, trang hoàng cho mái ấm của mình thế nào cũng được.
Câu chuyện của một gia đình ở Hà Nội: Mua nhà 3 tỷ, sau 2 năm "còng lưng" trả lãi vẫn lỗ hàng trăm triệu
Với nhiều người, mua đất mua nhà thường để lại siêu lợi nhuận cực lớn. Nhưng nếu không biết tính toán, phải vay số tiền lớn mua nhà, rất có thể bạn phải đối mặt rủi ro, thậm chí bán gấp để cắt lỗ.
Cho tới thời điểm này, sau vài năm, mặc dù đã chấp nhận bán cắt lỗ ngôi nhà mua 3 tỷ, với gia đình chị Phạm Thu Trang ở Hà Nội vẫn coi đây là một bài học kinh doanh mua bán lớn để các thành viên trong gia đình rút kinh nghiệm.
Theo chị Trang chia sẻ, 5 năm trước, bố mẹ chị quyết định mua căn nhà ở một con phố thuộc quận Đống Đa, Hà Nội, có diện tích 50m2 với giá 3 tỷ đồng.
Tuy nhiên khi ấy, nhà chị chỉ tiết kiệm được khoảng 1 tỷ. Ngoài ra, bố mẹ chị đi vay người quen được 500 triệu nữa. Tổng số tiền mặt nhà chị có để mua nhà là 1,5 tỷ.
" Số tiền còn thiếu 1,5 tỷ, bố mẹ mình quyết định vay ngân hàng và trả trong 5 năm. Mỗi tháng tính ra thời điểm đó, nhà mình phải trả ngân hàng cả gốc và lãi là 30 triệu đồng - một số tiền không hề nhỏ", Trang tâm sự.
Chị Phạm Thu Trang.
Khi mua nhà với giá 3 tỷ, bố mẹ chị Trang quyết định vay ngân hàng 1,5 tỷ vì nghĩ sẽ cho thuê tầng 1 được khoảng 10 triệu/tháng.
Trong khi đó, mẹ chị Trang bán hàng tạp hóa. Còn bố chị Trang cho doanh nghiệp thuê xe. Tổng thu nhập mỗi tháng của bố mẹ chị được khoảng 40 triệu: " Ban đầu khi quyết định mua căn nhà này với giá 3 tỷ, bố mẹ mình tính toán là sẽ cho thuê tầng 1 được thêm 10 triệu/tháng nữa. Vì thế, dù có vay ngân hàng và phải trả 30 triệu đồng, tính ra họ chỉ phải trả 20 triệu cho ngân hàng và có 10 triệu tiền thuê tầng 1 bù vào. Thế nhưng vì nhà quay ra mặt đê rất ồn ào, hơn nữa môi trường xung quanh quá phức tạp nên việc cho thuê rất khó khăn. Dự tính ban đầu của bố mẹ mình coi như đã thất bại".
Bố mẹ chị Trang còng lưng trả lãi suốt 2 năm trời. Công việc nhiều khi không thuận lợi, số tiền kiếm được mỗi tháng của họ có khi giảm xuống. Vì thế, họ thấy rất mệt mỏi: " Nợ ngân hàng nên hàng tháng trả lãi phải đúng hẹn, nếu không sẽ bị phạt. Chưa kể, tháng nọ gối tháng kia đến rất nhanh. Bố mẹ mình cứ quay như chong chóng làm để trả nợ cho ngân hàng và người thân nên thấy rất oải".
Sau 2 năm mua nhà, lại không cho thuê được tầng 1 nên gia đình chị vì quá mệt mỏi, không trụ được nữa nên quyết định bán nhà gấp để trả ngân hàng, trả người thân : " Sau khoảng 2 năm mua nhà, bố mẹ đã quyết định bán nhà với giá 2,5 tỷ mặc dù lúc mua đã 3 tỷ.
Nguyên nhân bởi vị trí nhà mua đó không đẹp lắm, quay ra mặt đê, ở đó vừa ồn ào vừa bụi bặm. Hơn nữa, bố mẹ mình muốn bán gấp vì muốn giải tán sớm trước Tết nên chấp nhận bán không được giá, bán lỗ".
Sau khi bán nhà cắt lỗ, tính ra nhà chị lỗ cả tỷ vì mua ngôi nhà đó: "2 năm trả nợ ngân hàng số tiền cả gốc và lãi bố mẹ mình phải trả cũng hết 720 triệu. Chưa kể 500 triệu vay người thân và 500 bán nhà lỗ so với lúc mua. Tổng tiền lỗ cả gần tỷ bạc mà lại đau đầu, mệt mỏi vì trả nợ".
Vì đã có cho mình bài học đắt giá khi mua bán nhà, chị Trang khuyên mọi người: " Sau khi bán nhà xong vẫn lỗ, bố mẹ và cả gia đình mình đã tự rút ra 1 bài học cho bản thân. Đó chính là những gì bạn nghĩ trong kế hoạch lúc nào cũng dễ. Song vào thực tế, việc cho thuê để kinh doanh còn nhiều vấn đề cản trở lắm. Hơn nữa, nếu chỉ có nửa số tiền để mua nhà thì tuyệt đối không nên liều lĩnh vay ngân hàng. Vì như vậy bạn sẽ còng lưng trả nợ nếu không tính toán kỹ hoặc công việc gặp trục trặc sẽ khó xoay xỏa.
Sau 2 năm mua nhà, gia đình phải bán nhà gấp.
Ngoài ra, khi mua nhà, bạn phải khảo sát, cập nhật thường xuyên tình hình thị trường. Điều này sẽ giúp nắm bắt thông tin nhanh nhạy nhất. Đặc biệt, nên nhờ tới sự tư vấn của người môi giới giàu kinh nghiệm. Bởi những người đã nắm quá rõ tình hình thị trường trong lòng bàn tay, sẽ đưa ra các lời khuyên có lợi cho bạn và giúp tránh được các rủi ro không đáng có. Còn nhà mình, vì phạm phải hầu như tất cả các lý do trên nên mua nhà phải bán nhà gấp vì lỗ cũng là điều dễ hiểu".
6 bài học khi vay tiền người thân của người vợ trẻ Hà Nội chỉ có 50 triệu trong tay nhưng dám liều mua nhà Từng là một người chỉ có 50 triệu khi quyết định mua nhà, chị Dương Oanh (Hà Nội) buộc phải quay sang vay tiền của người thân trong suốt 10 năm mới trả hết. Tuy nhiên, do thuộc lòng những bài học sau, chị vẫn trả được nợ mà khiến mọi người thoải mái cho vay nhất. Đó là kinh nghiệm vay tiền...