5 cách đơn giản giữ cho phổi của bạn khỏe mạnh
Ai cũng muốn khỏe mạnh, nhưng ít người nghĩ đến việc bảo vệ và duy trì sức khỏe của phổi.
Hít thở sâu giúp làm sạch phổi và tạo ra sự trao đổi ô xy đầy đủ – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Đã đến lúc thay đổi điều đó. Theo Viện Tim, Máu và Phổi Quốc gia Mỹ, các bệnh đường hô hấp là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới, theo Health Line.
Hiệp hội Phổi Mỹ tuyên bố, ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.
Mọi người thường “bỏ quên” phổi cho đến khi gặp vấn đề về hô hấp.
Tuy nhiên, tổn thương đường thở có thể đe dọa khả năng hoạt động bình thường của phổi và dẫn đến bệnh phổi. Một số bệnh phổi có thể dẫn đến suy hô hấp.
Sau đây là 5 cách đơn giản để giữ cho phổi khỏe mạnh:
1. Bỏ thuốc lá
Vâng, tất nhiên rồi, vì thuốc lá là kẻ thù không đội trời chung của phổi.
Người hút thuốc lá có nguy cơ chết vì bệnh phổi cao hơn từ 12 đến 13 lần so với những người không hút thuốc, theo The Health Site.
Hút thuốc sẽ hít vào phổi hàng ngàn hóa chất, bao gồm nicotine, khí NO và nhựa thuốc lá. Những chất độc này làm hỏng phổi, làm tăng chất nhầy, khiến phổi khó tự làm sạch, đồng thời gây kích ứng và làm viêm các mô. Dần dần, đường thở bị thu hẹp, khiến khó thở hơn.
Hút thuốc lá cũng khiến phổi lão hóa nhanh hơn. Cuối cùng, các hóa chất có thể thay đổi các tế bào phổi từ bình thường thành ung thư.
Hút thuốc lá gây ra khoảng 90% tổng số ca tử vong do ung thư phổi.
2. Tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm
Video đang HOT
Một số chất ô nhiễm có trong không khí có thể gây hại cho phổi cũng như sức khỏe tổng thể.
Tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí có thể làm hỏng phổi và đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Hãy biến ngôi nhà của bạn thành khu vực cấm khói thuốc. Hút bụi ít nhất một lần một tuần, theo Health Line.
Thường xuyên mở cửa sổ để tăng thông gió trong nhà. Tránh các chất làm mát không khí tổng hợp và nến thơm tổng hợp.
3. Tập thở sâu
Đa số chúng ta chỉ hít thở nông từ vùng ngực, nên chỉ sử dụng một phần nhỏ của phổi.
Hít thở sâu giúp làm sạch phổi và tạo ra sự trao đổi ô xy đầy đủ. Các nghiên cứu cho thấy hít thở sâu, dù chỉ trong vài phút, cũng có lợi cho chức năng của phổi. Thở sâu có thể làm cho phổi hoạt động hiệu quả hơn.
Hãy thử ngồi yên, từ từ hít vào bằng mũi, rồi thở ra bằng miệng dài ít nhất gấp đôi. Ví dụ, hít vào đếm 1-2-3-4. Sau đó, khi thở ra, đếm 1-2-3-4-5-6-7-8, theo Health Line.
4. Ăn uống lành mạnh
Uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây và rau quả – chứa các chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, và tránh chạm vào mặt càng nhiều càng tốt, để ngăn ngừa nhiễm khuẩn, có thể dẫn đến viêm phổi.
Tập thể dục giúp cho tim đập nhanh hơn và phổi hoạt động mạnh hơn – ẢNH: SHUTTERSTOCK
5. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục giúp cho tim đập nhanh hơn và phổi hoạt động mạnh hơn. Cơ thể cần nhiều ô xy hơn để cung cấp năng lượng cho cơ bắp. Phổi tăng cường hoạt động để cung cấp lượng ô xy đó đồng thời thải thêm CO 2.
Theo một bài báo gần đây, trong khi tập thể dục, nhịp thở tăng từ khoảng 15 lần một phút lên khoảng 40 đến 60 lần một phút. Đó là lý do tại sao cần phải thường xuyên tập thể dục nhịp điệu như đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, theo Health Line.
Loại bài tập này mang lại hiệu quả tập luyện tốt nhất cho phổi. Các cơ giữa các xương sườn giãn ra và co lại, và các túi khí bên trong phổi hoạt động nhanh chóng để trao đổi ô xy lấy CO 2.
Càng tập thể dục nhiều, phổi càng trở nên hiệu quả hơn, đồng thời chống lại sự lão hóa và bệnh tật tốt hơn.
Ngay cả khi đã mắc bệnh phổi, tập thể dục cũng giúp làm chậm sự tiến triển.
Khó thở, đau ngực khi thở, chóng mặt khi thay đổi hoạt động và ho dai dẳng là một số triệu chứng về bệnh phổi. Cần đi khám ngay nếu gặp những triệu chứng này, theo The Health Site.
Những điều chỉnh đơn giản bất ngờ giúp bạn hết đau lưng dai dẳng
Đau lưng là biểu hiện của một số căn bệnh nhưng cũng có thể do các thói quen xấu mà bạn có thể từ bỏ.
Để chữa đau lưng, bạn cần tìm hiểu lý do đằng sau. Bạn hãy xem mình có bị rơi các tình trạng dưới đây không:
Thường xuyên căng thẳng
Ảnh minh họa: Pennmedicine
Tiến sĩ Todd Sinett là chuyên gia xương khớp ở New York (Mỹ) và tác giả của cuốn sách "Ba tuần để có lưng khỏe hơn". Ông cho biết: "Cảm xúc là một yếu tố ảnh hưởng tới chứng đau lưng".
Sự đau khổ về tinh thần thể hiện cả ở mặt sinh lý học, tác động tới các chức năng của cơ thể. "Nếu bạn stress trong một thời gian dài, tình trạng căng cơ có thể dẫn đến đau nhức và co thắt", vị chuyên gia này cho hay.
Căng thẳng sẽ gây ra đau lưng ở vùng cổ, vai, lưng dưới. Bạn có thể thử các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu (hít chậm, đếm từ 1 đến 4, giữ hơi thở 4 giây, thở ra đếm 4 giây), đi bộ hoặc tập yoga. Ngoài ra, bạn cũng nên cố gắng giải quyết triệt để nguồn gốc gây áp lực cuộc sống của mình.
Bạn ngồi một chỗ cả ngày
Không hoạt động là một trong những điều bất lợi nhất với cơ thể bởi các cơ của bạn sẽ quen với tư thế ngồi đó, dẫn tới căng và cứng cơ. Khi thức dậy, bạn hãy kéo căng các cơ phía sau dưới của bạn (Achilles, bắp chân, gân kheo và cơ mông).
Giữa ngày và trước khi đi ngủ, bạn cũng nên giãn cơ một chút. Theo đó, bạn đứng dậy và đi lại một vài lần trong ngày, đảm bảo lưng của bạn được nâng đỡ và không bị chùng xuống khi ngồi.
Quần quá chật
Quần jean bó có thể tác động tới lưng của bạn. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Thần kinh cột sống Anh, 73% phụ nữ bị đau lưng do trang phục của họ. Quần jean bó, giày cao gót và túi kích cỡ lớn là những thủ phạm hàng đầu. Đối với quần áo ôm khít, bạn hãy tìm loại vải co giãn. Hãy đảm bảo rằng bạn có thể dễ dàng luồn một ngón tay vào dưới cạp quần.
Giày của bạn quá cao
Ảnh minh họa: The Healthy
Bộ sưu tập giày thời trang có thể đang gây phiền toái cho lưng của bạn. William Suggs, huấn luyện viên cá nhân và chuyên gia dinh dưỡng thể thao (New York, Mỹ), cho biết: "Giày cao gót làm giảm trọng tâm của bạn".
Theo đó, bạn phải nghiêng về phía trước để đi bộ, gây thêm áp lực lên bàn chân, khiến bạn không thể mở rộng hết mức bắp chân. Điều này làm lưng dưới bị căng cứng, có thể gây đau.
"Nếu bạn phải đi giày cao gót khi đi làm, hãy đầu tư vào một đôi chất lượng, chắc chắn và đi giày bệt tại văn phòng," Suggs nói.
Đồ ăn không phù hợp
Một nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Cột sống Châu Á cho thấy khoảng 31% phụ nữ và 25% nam giới bị đau lưng cũng phàn nàn về đường tiêu hóa như đau bụng hoặc không dung nạp thức ăn.
Mối liên hệ giữa dinh dưỡng và đau lưng có thể do chứng viêm. Thực phẩm giàu chất béo và đường gây ra tình trạng viêm khắp cơ thể, bao gồm cả phần lưng dưới.
Khi cha của Tiến sĩ Sinett bị thương ở lưng, ông đã thấy các triệu chứng đau lưng được cải thiện khi cắt giảm lượng đường và caffeine. Cố gắng ăn thực phẩm nguyên bản thay vì chế biến sẵn bất cứ khi nào có thể. Bạn nên ăn protein tốt như thịt nạc, đậu, ngũ cốc nguyên hạt và rau.
Thói quen hút thuốc
Những người hút thuốc có nhiều khả năng bị đau lưng mạn tính hơn những người không hút thuốc. Tỷ lệ đau lưng thấp nhất ở những người không bao giờ hút thuốc và cao nhất ở những người hút thuốc lâu năm.
Nếu bạn không có những thói quen như ở trên mà vẫn bị đau lưng kéo dài, bạn nên đi kiểm tra ở bệnh viện. Nhiều khả năng, bạn mắc các bệnh xương khớp hoặc cơ quan nội tạng có vấn đề.
Các vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong mùa thu được tìm thấy ở đâu? Ngoài chất xơ có trong rau củ thì vào mùa thu, cơ thể cần thêm một số vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng, giúp chống lại các bệnh liên quan tới hệ miễn dịch như dị ứng hay bệnh phổi,... Mùa thu là mùa của rất nhiều loại rau xanh hay trái cây có tác dụng giúp tăng cường...