5 bí quyết ăn uống trường thọ đang trở thành “trend”: Bạn đã sẵn sàng để bắt đầu?
Sau đây là 5 bí quyết ăn uống đang trở thành “trend” (xu hướng) lựa chọn thực phẩm trên thế giới, bạn hãy thử tham khảo và ứng dụng phù hợp.
Cách ăn trở thành xu hướng mới trên thế giới
Khi cuộc sống hiện đại đã cho chúng ta nhiều trải nghiệm mới, nhiều giá trị mới và điều kiện vật chất đủ đầy, dinh dưỡng dư thừa so với nhu cầu của nhiều người thì câu hỏi “Tôi có thể ăn gì để sống lâu hơn?” đã được nhiều người nêu ra.
Tất nhiên, sẽ có nhiều người lo ngại về các chủ đề liên quan đến ăn uống, bởi có quá nhiều kiến thức mà chúng ta cần phải cập nhật kịp thời, thay đổi theo thời gian và lựa chọn sao cho phù hợp với chính mình. Thực tế, khoa học chứng minh rằng ăn uống lành mạnh, khoa học và hợp lý là một trong những điều kiện quan trọng để tăng tuổi thọ.
Tất nhiên, thói quen ăn uống lành mạnh không chỉ giúp tăng tuổi thọ mà còn thúc đẩy giảm cân, giảm táo bón, cải thiện màu da, v.v. giúp con người ngày càng sống lâu hơn.
1. Không ăn đồ ăn vặt (thực phẩm rác)
Tất cả các loại đồ ăn vặt mà nhiều chuyên gia dinh dưỡng gọi là thực phẩm “rác” đều có cùng một đặc điểm: Hàm lượng dầu cao, hàm lượng muối cao và hương vị nặng.
Nếu bạn ăn quá nhiều đồ ăn vặt, sự cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể rất dễ bị sụp đổ và ăn quá nhiều đồ ăn vặt giàu chất phụ gia thực phẩm có thể dễ dàng dẫn đến làm chết vi khuẩn trong ruột, từ đó dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch của con người.
Nếu bạn muốn có một cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài, cần phải tránh xa đồ ăn vặt.
Video đang HOT
2. Không chọn các bộ phận khi ăn, nên ăn đa dạng
Nhiều người khi chọn nguyên liệu, thường chọn lọc quá đơn điệu, dẫn đến thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng. Để có được hương vị thơm ngon, thường thích chọn gạo trắng hơn là gạo lứt. Hoặc ví dụ như chỉ ăn thân và lá rau và chọn ít vỏ hoặc rễ.
Thực tế, cách tiếp cận này thường khiến mọi người mất đi nhiều thứ quý giá. Hơn nữa, từ cách ăn này cũng sẽ khó đạt có thể đạt được mục tiêu tuổi thọ cao bì thiếu hụt dinh dưỡng.
Trong những phần thực phẩm mà chúng ta cho là “đầu thừa đuôi thẹo” hay vỏ, rễ cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú, chẳng hạn như chất xơ, vitamin và khoáng chất. Do đó, đừng từ bỏ các chất giàu dinh dưỡng này trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Tốt nhất nên sử dụng đầy đủ các thành phần thực phẩm.
3. Ăn nhiều thực phẩm theo mùa
Với sự phát triển của khoa học hiện đại ứng dụng trong nông nghiệp, nhiều loại rau củ quả đã được trồng trái vụ và cho thu hoạch quanh năm.
Nhưng nguyên tắc cơ bản của chế độ ăn giúp bạn sống thọ chính là chọn các nguyên liệu tự nhiên và theo mùa nhất để ăn. Thực phẩm sinh trưởng tự nhiên và cho thu hoạch theo mùa luôn có những ưu điểm vượt trội mà thực phẩm trái mùa không có được.
Ví dụ, chọn dưa chuột và cà chua theo mùa vào mùa hè có thể mang lại hiệu quả sức khỏe trong việc bổ sung nước và hạ hỏa vào thời tiết nóng. Trong khi đó, chọn ăn củ cải trong mùa đông có thể mang lại hiệu quả sức khỏe là làm ấm cơ thể nhanh hơn, giúp bạn chống chọi tốt hơn trong mùa đông.
Các thành phần thực phẩm được bổ sung cho cơ thể theo mùa có thể mang lại sự hữu ích và phù hợp nhất với nhu cầu thực tế của cơ thể. Hơn nữa, lựa chọn nguyên liệu theo mùa cũng có thể cho phép mọi người ăn các thành phần tươi hơn và thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn, tại sao không làm điều đó?
4. Ăn ít đường
Đường trắng thực sự là một thành phần thực phẩm mà cơ thể cần được bổ sung hàng ngày. Nhưng nếu ăn quá nhiều đường trắng có thể dẫn đến việc hấp thụ năng lượng quá mức và gây ra các bệnh liên quan khác nhau.
Đường có nhiều trong các món tráng miệng, đồ uống, đồ ăn nhẹ và nhiều loại thực phẩm khác sử dụng đường trắng làm nguyên liệu, do đó, chúng ta cần phải biết nhận diện những thực phẩm chứa đường và không nên ăn quá thường xuyên.
5. Ăn nhiều thực phẩm lên men
Các loại thực phẩm lên men được cho là có tác dụng tốt cho đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa tốt và hữu ích với sức khỏe tổng thể. Natto (món đậu nành lên men của Nhật), sữa chua… đều là những gợi ý tốt dành cho bạn.
Những thực phẩm lên men này cho phép mọi người ăn hiệu quả hơn các chất dinh dưỡng có trong chúng dưới tác động của vi sinh vật, đặc biệt là chất xơ có trong rau quả cũng có thể giúp sinh sản vi khuẩn có lợi trong ruột và điều chỉnh môi trường bên trong đường ruột, từ đó làm tăng cường khả năng miễn dịch của con người.
Do đó, xu hướng mới hiện nay là chú ý ăn nhiều thực phẩm lên men sẽ giúp cơ thể con người khỏe mạnh và là nền tảng để sống lâu hơn.
Chất béo bão hòa không làm tăng cholesterol xấu
Chuyên gia khuyên chúng ta nên tập trung vào dinh dưỡng tổng thể của thực phẩm trong chế độ ăn uống hơn là định lượng chất dinh dưỡng cụ thể nào đó.
Các nhà khoa học cho rằng việc né chất béo bão hòa sẽ khiến chúng ta bỏ qua nhiều thực phẩm có giá trịnh dinh dưỡng cao - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Đại học Tim mạch Mỹ, chế độ ăn gồm toàn thực phẩm giàu chất béo bão hòa không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc dẫn đến tử vong sớm, theo Bicycling.
Cụ thể, nghiên cứu phát hiện, đúng là ăn các axit béo bão hòa như a xít stearic, palmitic, myristic và lauric có trong sữa, thịt, trứng và các thực phẩm giàu chất béo khác làm tăng mức độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) không mong muốn nhưng nhưng ở hầu hết mọi người, nó không làm tăng loại cholesterol "xấu" này.
Cụ thể, chất béo bão hòa không làm tăng mức cholesterol LDL nhỏ, đậm đặc, khiến tăng nguy cơ mắc bệnh tim, mà nó làm tăng mức độ của các hạt LDL lớn hơn, không liên quan đến tăng nguy cơ bệnh.
"Trong số thực phẩm thường được coi là mang "chất béo bão hòa", một số loại tốt cho sức khỏe và một số loại thì không. Do đó, lượng a xít béo bão hòa (SFA) trong thực phẩm không phải là yếu tố dự báo tốt", Tom Brenna, tiến sĩ, giáo sư về Dinh dưỡng và Nhi khoa tại Đại học Texas ở Austin (Mỹ), nói với Bicycling.
Tom Brenna giải thích, chỉ xem xét hàm lượng chất béo bão hòa sẽ dẫn đến việc tránh các loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe - sữa, thực phẩm lên men (sữa chua, pho mát) và các loại khác. Mà thực phẩm truyền thống thường tốt cho sức khỏe hơn thực phẩm chế biến.
Ví dụ như sữa, là một nguồn a xít béo bão hòa chính, nhưng ăn nhiều phô mai và sữa chua có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn. Tương tự như vậy, trứng rất giàu a xít béo bão hòa, nhưng chúng cũng đậm đặc chất dinh dưỡng và các chất chống ô xy hóa như lutein và zeaxanthin, khó có trong các thực phẩm khác. Một số phân tích tổng hợp còn phát hiện ra tiêu thụ trứng cao hơn không liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành mà có thể liên quan đến nguy cơ đột quỵ thấp hơn, theo Bicycling.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, việc hạn chế chất béo bão hòa khiến ta có thể bỏ lỡ các loại thực phẩm cung cấp dinh dưỡng chất lượng cao và thay thế bằng một lựa chọn ít lành mạnh hơn, như carbs chế biến hoặc tinh bột, những thứ thực sự làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Vì vậy, lời khuyên là hãy tập trung vào chất lượng tổng thể của thực phẩm trong chế độ ăn uống hơn là nhắm vào định lượng chất dinh dưỡng cụ thể nào đó.
Dinh dưỡng tốt cho ngày nắng nóng Các nhà khí tượng học trên khắp thế giới đã nhận định năm 2020 là năm nóng nhất trong lịch sử khí tượng. Đặc biệt trong những ngày nhiệt độ ngoài trời đạt ngưỡng hơn 40 độ C, cơ thể có thể rơi vào tình trạng mất nước, mất sức, mệt mỏi... chúng ta nên bổ sung thêm các loại thực phẩm, dinh...