4 vấn đề sức khỏe mà chị em có nguy cơ di truyền từ mẹ
Có những bệnh mang tính di truyền, đó chính là lý do tại sao bạn càng nên biết rõ về tình trạng sức khỏe của mẹ mình.
Đây chính là “đầu mối” để bạn nắm được các vấn đề sức khỏe của mình, nguy cơ mắc bệnh mà bạn có thể gặp. Và nhờ đó, bạn sẽ biết cách bảo vệ mình tốt hơn.
Dưới đây là những bệnh hoặc vấn đề về sức khỏe có tính di truyền mà bạn có thể “thừa hưởng” từ mẹ mình.
1. Thời kỳ mãn kinh
Tuổi mãn kinh có tới 85% là do gen di truyền quyết định. Hầu hết phụ nữ chuyển sang giai đoạn tiền mãn kinh vào khoảng từ 39-51 tuổi và phải mất khoảng 5 năm trước khi mất kinh hoàn toàn (chính thức bắt đầu thời kì mãn kinh).
Theo nguyên tắc chung, thời kì tiền mãn kinh và mãn kinh của bạn sẽ gần giống như của mẹ bạn, ngoại trừ trường hợp có các yếu tố bên ngoài tác động như: hút thuốc, uống rượu, ăn uống không điều độ…
Nhìn vào thời kì tiền mãn kinh và mãn kinh của mẹ bạn, bạn sẽ biết thông tin về thời kì này của mình như: Các triệu chứng mãn kinh của bạn sẽ nhẹ nhàng hay khắc nghiệt, bạn có dễ bị nóng trong người, tính khí thất thường…
Ngoài ra, các yếu tố như trọng lượng, chế độ ăn uống, tập thể dục và căng thẳng… cũng có thể ảnh hưởng đến thời kì tiền mãn kinh và mãn kinh của bạn
Video đang HOT
Ảnh minh họa
2. Nguy cơ ung thư vú
Không phải tự nhiên mà mỗi khi đi khám ngực, bác sĩ thường hỏi bạn xem người thân có ai bị ung thư vú hay không. Thực tế, 5-10% các trường hợp ung thư vú là do di truyền và nếu mẹ bạn bị ung thư vú thì nguy cơ bạn bị ung thư vú cao gấp đôi so với những người khác.
Thậm chí, về mặt di truyền, các gen ung thư vú BRCA1 hoặc BRCA2 có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú lên tới 60%.
Ngoài yếu tố di truyền, các ảnh hưởng khác từ môi trường như tiếp xúc với hóa chất và thói quen uống rượu, hút thuốc… cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Nhìn vào lịch sử ung thư vú của mẹ bạn, bạn sẽ biết mình có nguy cơ bị ung thư vú hay không, nếu có nguy cơ thì nguy cơ cao hay thấp… Từ đó, bạn biết mình nên đi khám sớm và thực hiện các biện pháp phòng bệnh tốt nhất.
3. Nguy cơ loãng xương
Nếu mẹ của bạn đã được chẩn đoán dễ bị bị loãng xương, gãy xương hoặc thậm chí chỉ đơn giản là xương mỏng, nhỏ xương… thì bạn cũng cần chú ý đến sức khỏe của xương của mình. Cấu trúc xương bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tính di truyền và có tính tương quan đáng kể về kích thước, độ dày, mật độ xương.
Mức độ loãng xương của mẹ bạn có thể cho bạn biết kích thước hay độ dày của xương, bạn có nguy cơ loãng xương hay không. Nhưng việc chăm sóc xương khỏe mạnh lại phụ thuộc vào bạn vì sức khỏe xương của bạn còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường, thói quen sống, bệnh tật mà bạn mắc phải.
Ngoài ra, uống nhiều rượu, hút nhiều thuốc lá, ăn uống thiếu dinh dưỡng… cũng có thể làm cho xương của bạn yếu đi. Để xương chắc khỏe, bạn nên tập thể dục đều đặn, giữ trọng lượng cân đối, bổ sung đủ canxi, magiê, và vitamin 3…
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn dịch và có tính di truyền mạnh mẽ. Nếu mẹ của bạn mắc chứng viêm khớp, bạn có nguy cơ bị bệnh cao hơn 50% so với bình thường. Viêm xương khớp là tình trạng viêm phổ biến nhất. Trong viêm xương khớp, sụn bảo vệ ở đầu xương bị thoái hóa, vì nó tạo ra ma sát khi di chuyển.
Bạn cũng cần biết thêm rằng, ngoài tính di truyền, các yếu tố khác có thể góp phần tăng nguy cơ viêm khớp là: Thừa cân (dư thừa trọng lượng sẽ gây áp lực lên các khớp xương), chấn thương, căng thẳng, hút thuốc, ăn nhiều thịt đỏ, tiêu thụ nhiều caffeine…
Khi biết các nguy cơ viêm khớp của mình, bạn nên sớm có các biện pháp phòng bệnh càng sớm càng tốt.
Theo VNE
Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp
Bên cạnh các vị trí như cổ tay, khớp ngón gần bàn chân, khớp gối, cổ chân..., thì phần lớn bệnh nhân viêm khớp dạng thấp (VKDT) biểu hiện ở khớp ngón tay với tỷ lệ lên tới 90%.
Là bệnh khó chẩn đoán, VKDT thường có triệu chứng giống với các bệnh khớp khác và chỉ có thể nhận biết triệu chứng đầy đủ sau một thời gian bệnh phát triển. Giai đoạn đầu, VKDT thường có tính chất đối xứng 2 bên, bệnh nhân bị đau nhiều về đêm và gần sáng; có thể tràn dịch trong khớp gối kèm theo cứng khớp vào buổi sáng,... Theo thời gian, các khớp viêm tiến triển tăng dần ở nhiều khớp khác như cổ tay, khớp ngón gần bàn chân, khớp gối, cổ chân, khớp khuỷu. Tuy nhiên, phổ biến nhất là các khớp nhỏ như bàn tay, chiếm tỉ lệ 90% số bệnh nhân bị Viêm khớp dạng thấp. Khi khớp bàn tay bị viêm kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng dính khớp, bàn tay dính và biến dạng ở tư thế nửa co, lệch trục hay còn gọi là bàn tay gió thổi, làm giảm sút chất lượng sống của người bệnh.
Bàn tay bị biến dạng do viêm khớp dạng thấp (ảnh minh họa)
Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn VKDT. Người bệnh thường được điều trị kết hợp nhiều biện pháp: dùng thuốc, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, phẫu thuật,... nhằm làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, cải thiện vận động khớp.
Bên cạnh các biện pháp điều trị thông thường, hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, được khẳng định qua nhiều hội thảo khoa học lớn trên toàn quốc mà đi đầu là thực phẩm chức năng Hoàng Thấp Linh. Với thành phần chính là hy thiêm giúp giảm đau nhức xương khớp kết hợp cùng sói rừng, bạch thược,... Hoàng Thấp Linh có tác dụng giảm sưng đau, giảm viêm khớp, cứng khớp, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị, ngăn chặn tái phát VKDT, tăng cường hồi phục vận động khớp mà không gây tác dụng phụ.
Bên cạnh việc duy trì dùng Hoàng Thấp Linh hàng ngày, bệnh nhân VKDT cần nghỉ ngơi trong thời gian sưng đau, xoa bóp khớp tay, khớp chân,... để tránh dính khớp, teo cơ và kiên trì tập luyện đúng cách, thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Theo VNE
Ăn cá giúp giảm nguy cơ viêm khớp dạng thấp Một nghiên cứu lớn mới đây cho thấy phụ nữ thường xuyên ăn cá có thể giảm nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp. Trong nghiên cứu này, Alicja Wolk và các đồng nghiệp tại Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển đã tìm hiểu dữ liệu gồm 32.232 phụ nữ Thụy Điển. Những phụ nữ này ở độ tuổi từ trung niên trở...