Một số bệnh gây ra tình trạng rong kinh ở phụ nữ
Một số bệnh sau đây cũng có thể gây ra tình trạng rong kinh ở người phụ nữ, bao gồm: Rối loạn rụng trứng, polyp nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, tăng sản nội mạc tử cung…
Sau chuyến công tác 6 tháng, khi trở về nhà tôi lại gặp rắc rối với kinh nguyệt. Tôi có “quan hệ” với chồng vào ngày cuối cùng của kì kinh nguyệt. Nhưng sau đó, kinh nguyệt của tôi kéo dài đến cả tháng mà không dứt. Tình trạng này không xảy ra trước đây nên tôi rất lo lắng.
Tôi đi khám thì bác sĩ nói tôi bị rong kinh hay không? Nếu đúng là rong kinh thì tại sao tôi lại bị như vậy trong khi tôi vẫn giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn uống lành mạnh. Tôi mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn! (Thanh Tâm)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thanh Tâm thân mến,
Rong kinh là tình trạng ra máu nhiều hoặc kéo dài (trên 7 ngày) trong chu kỳ kinh hàng tháng. Rong kinh có thể không gây hại nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một rối loạn sức khỏe nghiêm trọng. Rong kinh cũng có thể có nhiều biểu hiện khác nhau ở từng người.
Video đang HOT
Những người bị rong kinh còn có thể cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, hơi thở ngắn và dốc… Ảnh minh họa
Một số dấu hiệu của tình trạng rong kinh bao gồm: Kinh nguyệt ra rất nhiều khiến bạn phải thay băng liên tục, kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, kinh nguyệt gồm những cục máu đông lớn, chu kỳ không đều, mỗi lần ra ít máu… Ngoài ra, những người bị rong kinh còn có thể cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, hơi thở ngắn và dốc, triệu chứng của bệnh thiếu máu.
Trong trường hợp của bạn, có thể bạn bị rong kinh do bị rối loạn kích thích tố do… quan hệ vợ chồng quá liên tục sau một thời gian dài phải “nhịn”. Thế nhưng, thời điểm “quan hệ” lại rơi đúng vào hai ngày gần cuối của “đèn đỏ” nên bạn cứ “liều”. Kết quả là sau đó những ngày “đèn đỏ” của bạn kéo dài mãi mà chưa biết ngày nào dứt.
Tần xuất “yêu” của vợ chồng bạn thay đổi đột ngột và liên tục so với trước đây, hơn nữa lại rơi vào những ngày “đèn đỏ” nên rất có thể làm mất sự thăng bằng giữa 2 kích thích tố nữ estrogen và progesterone để việc rụng trứng, tạo màng dày trong tử cung và hành kinh được suôn sẻ. Nếu vì một lý do nào đó, sự thăng bằng này bị xáo trộn, màng tử cung sẽ dày lên quá độ và khi tróc ra tạo nên kinh nguyệt quá nhiều.
Ngoài ra, một số bệnh sau đây cũng có thể gây ra tình trạng rong kinh ở người phụ nữ, bao gồm: Rối loạn rụng trứng, polyp nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, tăng sản nội mạc tử cung… Những thay đổi trong lối sống và thói quen ăn uống, stress, làm tăng hoặc giảm cân bất thường, đi du lịch, tập luyện quá mạnh, phẫu thuật hoặc mới bị chấn thương cũng có thể gây rong kinh.
Bạn đã đi khám thì nên tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ vì bác sĩ trực tiếp khám là người nắm tình trạng bệnh của bạn rõ nhất. Bạn nên tái khám theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo bệnh đã khỏi.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Theo VNE
Lo lắng khi rong kinh thường xuyên
Nếu không uống thuốc, chu kỳ nguyệt san của em sẽ kéo dài liên tục từ tháng này qua tháng khác.
Ảnh minh họa
Em 18 tuổi, hiện chưa lập gia đình. Hồi tháng 3 năm nay em có bị rong kinh một tháng và đi ra Bệnh viện Từ Dũ khám. Em khám siêu âm, thử máu, trên giấy bác sĩ ghi chẩn đoán lâm sàng là RH/ĐT. Bác sĩ có kê đơn thuốc là Mercilon (1hộp)-Adrenoxyl 10mg(20 viên), Saferon(30 viên), Phytogyno 100ml (1 chai).
Sau khi khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, kinh nguyệt em đã bình thường trở lại. Nhưng đến tháng 10 năm nay em lại rong kinh. Em có cầm đơn thuốc để ra tiệm mua lại và khỏi nhưng đến giữa tháng 11 sau kỳ kinh nguyệt được một tuần thì em lại rong kinh không thường xuyên (có ngày ra có ngày không). Hiện em không uống bất kỳ loại thuốc nào. Em rất lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình. Mong bác sĩ tư vấn? (Lê Thanh).
Trả lời:
Chào Lê Thanh!
Theo lý thuyết, rong kinh, rong huyết là khi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày hoặc lượng máu mất nhiều hơn 80ml/chu kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng rong kinh, rong huyết có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe phụ nữ nếu không được xử lý, điều trị kịp thời. Trong trường hợp của em, điều đáng mừng là em đã kịp thời đi khám cơ sở y tế chuyên khoa và đã được chẩn đoán, xử lý kịp thời. Tuy nhiên, việc bị tái hiện tượng rong kinh sau đó và em đã lấy đơn thuốc cũ để mua và tự điều trị là không nên. Vì về bản chất, việc sử dụng các thuốc nói chung (nhất là các thuốc nội tiết) luôn tiềm ẩn tác dụng phụ nếu không được sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đấy, các lần rong kinh, rong huyết chưa chắc đã do cùng một nguyên nhân vì hiện tượng này do rất nhiều yếu tố có thể gây ra. Theo một số nghiên cứu, khoảng 50% nguyên nhân gây rong kinh, rong huyết xuất phát từ u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn, dùng thuốc không theo chỉ định,... và một số trường hợp không rõ nguyên nhân.
Như vậy, điều quan trọng đầu tiên của em bây giờ là không nên lo lắng quá mức vì như vậy sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và khiến bệnh nặng thêm. Việc lo lắng quá mức cũng là một nguyên nhân có thể gây nên rối loạn nội tiết, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đấy, em nên sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa về sản phụ khoa để khám kiểm tra lại.
Chúc em vui khỏe.
Thạc sĩ, bác sĩ Thanh Hà
Theo VNE
Đồ nhựa có thể gây ra chứng đau nửa đầu Bisphenol A (BPA) là hóa chất được sử dụng trong bao bì thực phẩm như đồ nhựa đã được chứng minh liên quan đến một loạt các vấn đề sức khỏe bao gồm béo phì, vô sinh và đau tim. Ảnh minh họa - Internet Mới đây một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học về độc tính (Anh) còn...