4 “thủ phạm” chính gây bệnh phụ khoa cho chị em văn phòng
Với nhiều chị em văn phòng, cho dù giữ vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo thoáng… nhưng vẫn không tránh được các bệnh phụ khoa. Vậy nguyên nhân do đâu?
Nhiều chị em văn phòng cho rằng mình làm việc ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, công việc làm nhàn nhã như vậy mà thì không có lý do nào lại có thể bị mắc bệnh phụ khoa. Vậy là, khi có bệnh, chị em đổ lỗi cho việc dùng xà bông hoặc lam dung nươc rưa vê sinh nhiều lần trong ngày, thụt rửa “vùng kín”, mặc quần áo quá chật…
Thực tế, lam dung nươc rưa vê sinh, xà bông nhiều lần trong ngày để vệ sinh “vùng kín”, thụt rửa liên tục, mặc quần áo quá chật… cũng là những nguyên nhân gây ra các bệnh phụ khoa. Nhưng với nhiều chị em văn phòng, ngay cả khi không có những thói quen trên, chị em cũng phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh ở “vùng kín”. Vì sao vậy? Đó là do chính thói quen tại công sở của chị em.
Dưới đây là 4 “thủ phạm” chính gây bệnh phụ khoa cho nhiều chị em văn phòng.
Chị em văn phòng không nên ngồi lâu một chỗ. Ảnh minh họa
1. Ngồi lâu một chỗ
Những chị em văn phòng ngồi lâu một chỗ thường mắc các bệnh phổ biến nhưbéo bụng, các bệnh về da và hô hấp, mỏi mắt (do làm việc liên tục với máy tính sẽ khiến mắt không chỉ mỏi, nhức, mà còn có thể bị khô hoặc chảy nước liên tục…) cung như hội chứng tổn thương thần kinh… Ngoài ra, cũng do thói quen ngồi lâu một chỗ mà không ít chị em phải chịu hậu quả ở cơ quan nhạy cảm của mình.
Do đặc điểm sinh lý mà “vùng kín” của người phụ nữ luôn trong tình trạng ẩm ướt. Nếu cộng với việc ngồi lâu một chỗ, “vùng kín” không được thông thoáng sẽ dễ bị sung huyết do lưu thông kém, tắc nghẽn ở vùng chậu… Hậu quả là chị em văn phòng có nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, suy buồng trứng do buồng trứng bị thiếu oxy.
Video đang HOT
2. Nhịn tiểu
Công việc bận rộn khiến không ít chị em ngại đứng lên, ra ngoài. Ngay cả khi cần giải quyết nhu cầu cá nhân là… đi vệ sinh, chị em cũng lười. Thói quen này không tốt chút nào vì nó có thể khiến cho chị em phải đối mặt với nhiều hệ lụy sức khỏe. Viêm niệu đạo là bệnh phổ biến nhất thường gặp ở những chị em có thói quen nhịn tiểu.
Do đặc thù công việc văn phòng nên chị em thường ngồi một chỗ làm cho tuần hoàn máu chậm lại, nhất là tuần hoàn máu ở đáy chậu. Điều này kết hợp với nước tiểu bị tích lũy lâu trong bàng quang, niệu đạo sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì đường tiết niệu rất gần với “vùng kín” nên một khi đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu, khả năng vi khuẩn lây lan sang, gây viêm nhiễm âm đạo là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Không nên nhịn tiểu để tránh dẫn tới bệnh phụ khoa. Ảnh minh họa
3. Lười uống nước
Một đặc thù khác của dân văn phòng là lười uống nước. Chị em văn phòng có nhiều lý do để lý giải cho việc lười uống nước của mình, có thể do ngại đi lấy nước, mải làm việc, ngại đi vệ sinh nếu uống nước nhiều… Nhưng lười uống nước lại là thói quen vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe phụ nữ. Uống ít nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm đường tiết niệu.
Niệu đạo là bộ phận thải nước tiểu của cơ thể người, chất dịch nước tiểu có tính kích thích và tác dụng ăn mòn lớn hơn. Nếu lười uống nước, lượng nước tiểu sẽ hạn chế, do đó nó không thể làm sạch đường tiết niệu, các chất bẩn, chất thải độc bị sót lại có thể gây bệnh viêm niệu đạo. Mà chị em khi đã bị viêm niệu đạo sẽ nhanh chóng kéo theo viêm âm đạo sau đó vì 2 bộ phận này ở gần nhau.
4. Dùng giấy vệ sinh kém chất lượng
Ở văn phòng, chị em sẽ không thể thoải mái vệ sinh “vùng kín” với nước như ở nhà, vì vậy, dùng giấy vệ sinh để làm sạch là lựa chọn tối ưu nhất.
Tuy nhiên, việc làm sạch chỗ kín khi đi vệ sinh bằng loại giấy không đảm bảo chất lượng cũng là một yếu tố gây dị ứng, kích ứng và viêm nhiễm vùng kín. Mặt khác, nếu chị em không rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi vệ sinh cho “vùng kín” thì lại có thể đã đưa mầm bệnh vào cơ quan sinh dục của mình.
Để phòng các bệnh phụ khoa, ngoài việc chú ý ăn mặc, vệ sinh, chị em văn phòng còn tập cho mình thói quen uống đủ nước và thường xuyên vận động. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe “vùng kín” mà còn giúp tuần hoàn trong cơ thể tốt hơn, tránh tăng cân, béo phì lại tăng sự minh mẫn cho đầu óc.
Theo VNE
Lo lắng khi rong kinh thường xuyên
Nếu không uống thuốc, chu kỳ nguyệt san của em sẽ kéo dài liên tục từ tháng này qua tháng khác.
Ảnh minh họa
Em 18 tuổi, hiện chưa lập gia đình. Hồi tháng 3 năm nay em có bị rong kinh một tháng và đi ra Bệnh viện Từ Dũ khám. Em khám siêu âm, thử máu, trên giấy bác sĩ ghi chẩn đoán lâm sàng là RH/ĐT. Bác sĩ có kê đơn thuốc là Mercilon (1hộp)-Adrenoxyl 10mg(20 viên), Saferon(30 viên), Phytogyno 100ml (1 chai).
Sau khi khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, kinh nguyệt em đã bình thường trở lại. Nhưng đến tháng 10 năm nay em lại rong kinh. Em có cầm đơn thuốc để ra tiệm mua lại và khỏi nhưng đến giữa tháng 11 sau kỳ kinh nguyệt được một tuần thì em lại rong kinh không thường xuyên (có ngày ra có ngày không). Hiện em không uống bất kỳ loại thuốc nào. Em rất lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình. Mong bác sĩ tư vấn? (Lê Thanh).
Trả lời:
Chào Lê Thanh!
Theo lý thuyết, rong kinh, rong huyết là khi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày hoặc lượng máu mất nhiều hơn 80ml/chu kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng rong kinh, rong huyết có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe phụ nữ nếu không được xử lý, điều trị kịp thời. Trong trường hợp của em, điều đáng mừng là em đã kịp thời đi khám cơ sở y tế chuyên khoa và đã được chẩn đoán, xử lý kịp thời. Tuy nhiên, việc bị tái hiện tượng rong kinh sau đó và em đã lấy đơn thuốc cũ để mua và tự điều trị là không nên. Vì về bản chất, việc sử dụng các thuốc nói chung (nhất là các thuốc nội tiết) luôn tiềm ẩn tác dụng phụ nếu không được sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đấy, các lần rong kinh, rong huyết chưa chắc đã do cùng một nguyên nhân vì hiện tượng này do rất nhiều yếu tố có thể gây ra. Theo một số nghiên cứu, khoảng 50% nguyên nhân gây rong kinh, rong huyết xuất phát từ u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn, dùng thuốc không theo chỉ định,... và một số trường hợp không rõ nguyên nhân.
Như vậy, điều quan trọng đầu tiên của em bây giờ là không nên lo lắng quá mức vì như vậy sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và khiến bệnh nặng thêm. Việc lo lắng quá mức cũng là một nguyên nhân có thể gây nên rối loạn nội tiết, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đấy, em nên sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa về sản phụ khoa để khám kiểm tra lại.
Chúc em vui khỏe.
Thạc sĩ, bác sĩ Thanh Hà
Theo VNE
5 lý do càng ăn kiêng càng béo Bạn đã bao giờ thử một chế độ ăn kiêng và sau đó bàng hoàng phát hiện ra thay vì giảm cân, mình đang trở nên mỡ màng hơn? Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy gần 1/3 phụ nữ tăng gần 2kg sau khi thực hiện một giai đoạn ăn kiêng. Nghe có vẻ vô lý, nhưng thực tế tình trạng...