Rượu bia + nước tăng lực: Liên minh nguy hiểm
Nhiều người, nhất là giới trẻ, có thói quen uống nước tăng lực cùng với rượu bia để “chống say” mà không biết rằng việc làm này gây nguy cơ ngộ độc rượu rất lớn.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu xã hội thuộc Trường Đại học Michigan, Mỹ đã kết luận rằng việc trộn lẫn đồ uống có cồn với nước tăng lực đưa đến nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe, nhất là trong giới học sinh sinh viên.
Theo nghiên cứu, những người uống rượu bia và nước tăng lực trong cùng một ngày hoặc uống cả hai thứ cùng lúc thường “chén chú chén anh” lâu hơn – do đó đưa vào người lượng cồn nhiều hơn những người không uống nước tăng lực. Kết quả của việc ngồi “nhậu” lâu hơn là nồng độ cồn trong máu người uống tăng tới mức cao hơn. Nhưng vì tác dụng kích thích của nước tăng lực, nên người uống thường cho rằng mình ít say hơn thực tế. “Điều này có thể gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe, ví dụ nếu người uống không nhận ra là mình thực sự say đến mức nào và vẫn quyết định tự lái xe về nhà”.
Video đang HOT
Còn một nghiên cứu khác do Khoa Y tế Cộng đồng tại Trường Đại học Boston lại thấy rằng không nhất thiết phải kết hợp rượu bia với caffein mới gây nguy cơ, vì chính “bản chất” của các ma men cũng đã dẫn tới những hậu quả xấu. “Có vẻ như việc sử dụng đồ uống có cồn cùng với caffein có tác động trực tiếp làm tăng nguy cơ do che khuất tình trạng ngộ độc rượu (saY) và khiến giới trẻ dễ uống nhiều rượu bia hơn. Và bản thân việc sử dụng rượu bia cùng với caffein đã là dấu hiệu cho thấy người đó dễ “liều mạng” hơn với những hành vi nguy hiểm.
Theo VNE
Phẫu thuật bảo tồn trong điều trị ung thư phụ khoa
Phương pháp điều trị bảo tồn trong chữa trị ung thư có thể đã được đề cập đến trong nhiều năm gần đây tại Việt Nam, tuy nhiên chưa được áp dụng nhiều, đặc biệt trong điều trị ung thư phụ khoa.
Tại Châu Á, Giáo sư (GS) Tay, Chủ tịch Hội đồng Ung thư phụ khoa, Liên đoàn Châu Á Thái Bình Dương là một trong những người đi đầu trong việc phát triển phương pháp điều trị bảo tồn trong điều trị ung thư phụ khoa.
Cắt bỏ cổ tử cung nhưng vẫn bảo tồn tử cung
Bệnh nhân tên Banker Lisa Guit, người Scotland. Năm 2008, khi mới 29 tuổi, cô Guit nhận được chẩn đoán bị ung thư cổ tử cung khi vừa mới đính hôn. Tế bào ung thư khi đó đã di căn đến hạch bạch huyết nên cô bắt buộc phải xạ trị, đồng nghĩa với việc khả năng cao cô sẽ không thể thụ thai. Và điều may mắn đã đến khi cô nằm trong 5% phụ nữ vẫn có lại kinh nguyệt sau khi xạ trị.
Hơn một năm sau, tế bào tiền ung thư lại xuất hiện trong cổ tử cung. Lần này, cô Guit tìm hiểu và quyết tâm nhờ đến GS Tay phẫu thuật mong giữ lại tử cung.
"Đối với bệnh nhân đã có xạ trị, chúng tôi thường không chỉ định loại phẫu thuật này vì nó sẽ gia tăng tính phức tạp. Sau xạ trị, các mô thường trở nên cứng, khó cắt và nguy cơ biến chứng cao.", GS Tay phát biểu tại một cuộc họp báo ở Singapore. Tuy nhiên, vì bệnh nhân vẫn muốn giữ lại chức năng làm mẹ, và bản thân cũng đã tìm hiểu kỹ về phương pháp điều trị nên cuộc phẫu thuật đã được diễn ra sau đó. Ca phẫu thuật kéo dài 4.5 tiếng, GS Tay cắt bỏ hoàn toàn phần tế bào ung thư ở cổ tử cung, song vẫn giữ lại được phần trên tử cung nơi trứng sẽ làm tổ sau này. Sau đó âm đạo được nối với tử cung, đồng thời giữ lại được mạch máu nuôi tử cung. Bốn ngày sau, cô đã xuất viện.Và một lần nữa điều kỳ diệu lại đến, đáp lại ước mong mãnh liệt của người phụ nữ khát khao làm mẹ, Guit có kinh nguyệt 10 ngày sau phẫu thuật. Hiện tại, cô đang chờ đợi thiên thần bé nhỏ qua việc thụ tinh ống nghiệm.
Phẫu thuật bảo tồn buồng trứng
Đây là trường hợp của một bệnh nhân nhi 12 tuổi ở Việt Nam. Đầu năm 2012, em bị ra máu bất thường ở vùng kín và được gia đình đưa đi khám. Kết quả sinh thiết chẩn đoán em bị ung thư cổ tử cung. Tháng 5/2012, gia đình đã đưa em đến tại Bệnh viện Quốc tế HẠNH PHÚC.Tại đây, em được GS Tay thăm khám. Đây là một trường hợp rất hiếm bởi bệnh nhân còn rất nhỏ tuổi và tế bào ung thư cũng đã phát triển khá lớn. Do đó, GS Tay cho rằng phải có một giải pháp điều trị hoàn toàn khác bởi bệnh nhân còn có cả cuộc đời phía trước.
Tháng 6/2012, embắt đầu thực hiện hoá trị để thu nhỏ khối u. Hai tháng sau đó,GS Tay đã thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung, bóc tách hoàn toàn các tế bào ung thư. Thêm một vài lần xạ trị sau đó, em đã không còn xuất hiện các tế bào ung thư. Đối với trường hợp này, GS Tay đã bảo tồn buồng trứng cho bệnh nhân bằng cách treo lên cao để không bị ảnh hưởng bởi quá trình xạ trị. Hiện nay em đã hoàn toàn khỏe mạnh và phát triển bình thường.
Giáo sư Tay Eng Hseon Giám đốc Y khoa, Trung tâm ung bướu, bệnh viện Quốc tế HẠNH PHÚC Giáo sư Tay Eng Hseon là một trong những người đi đầu trong khu vực về việc phát triển phương pháp Điều trị bảo tồn ung thư phụ khoa. Mặc dù đang giữ nhiều trọng trách tại Singapore, GS vẫn mong muốn truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp phẫu thuật tiên tiến trong Điều trị bảo tồn cho cộng đồng y khoa Việt Nam. Ngày 21/12/2013, Bệnh viện Quốc tế HẠNH PHÚC sẽ tổ chức Hội nghị Y khoa Quốc tế Lần 1 chuyên đề Ung thư Phụ khoa. Trong Hội nghị, GS Tay sẽ chia sẻ nhiều hơn về một số vấn đề liên quan đến Phẫu thuật bảo tồn trong điều trị ung thưphụ khoa. Mọi thông tin về Hội nghị, xin lòng truy cập website:www.hanhphuchospital.com
Theo VNE
Bí quyết 'giữ sức bền' nơi công sở 1/3 thời gian của một ngày, thậm chí hơn là để bạn dành cho công việc. Cũng chính vì công việc, bạn thường xuyên ăn vội uống nhanh, bỏ bữa... Điều này tất nhiên ảnh hưởng đến "sức bền" của bạn. Đó là lý do vì sao bạn cần đến những giải pháp thiết thực dưới đây. Nói "không" với thức ăn nhanh!...