4 thói quen tưởng bồi bổ dạ dày nhưng gây hại khủng khiếp, thậm chí có nguy cơ ung thư
Mặc dù thực tế là cứ 10 người thì có 9 người mắc bệnh dạ dày nhưng không nhiều người biết cách bồi bổ dạ dày và dễ mắc những sai lầm dưới đây.
1. Uống cháo
Từ lâu, món cháo trắng dễ tiêu đã được nhiều người gắn mác là món ăn bồi bổ dạ dày. Nhưng trên thực tế, việc ăn cháo trong thời gian dài có xu hướng làm cho đường tiêu hóa lười biếng, dẫn đến suy giảm khả năng tiêu hóa, chỉ có thể tiêu hóa những thức ăn dễ tiêu như cháo trắng, một chút thức ăn khó tiêu sẽ khiến dạ dày khó chịu.
Vì vậy, trong chế độ ăn uống bình thường, việc cho dạ dày tiêu hóa một số món ăn cứng, lạnh, chua, cay sẽ khiến dạ dày được “rèn luyện” và hoạt động tốt hơn, nhưng không nên lạm dụng.
2. Uống trà đen
Người xưa có câu: Trà xanh làm tổn thương dạ dày, trà đen dưỡng dạ dày. Vì vậy, nhiều người cho rằng dạ dày không tốt nên uống thêm trà đen.
Mặc dù trà đen được làm bằng cách lên men và rang, hàm lượng polyphenol trong trà nhỏ và ít gây kích ứng dạ dày, nhưng caffeine chứa trong nó không có lợi cho việc kiểm soát axit trong dạ dày và có khả năng gây khó chịu.
Vì vậy, trà đen nuôi dưỡng dạ dày chỉ là câu nói mang tính tương đối. Đối với những người có quá nhiều axit trong dạ dày, trà đen không thích hợp.
Video đang HOT
Nước gừng có thể làm ấm dạ dày và giảm kích ứng của các loại thức ăn sống và lạnh khác nhau đối với dạ dày. Do đó, nhiều bệnh nhân bị khó chịu đường tiêu hóa tin rằng uống nước gừng có thể làm giảm các triệu chứng tiêu hóa.
Nhưng trên thực tế, phương pháp này không thể giải quyết căn bản các bệnh về đường tiêu hóa, cũng như không thể áp dụng lâu dài.
Vì gừng là thực phẩm có tính kích thích nên nếu ăn vào quá nhiều sẽ dễ kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, làm tiết nhiều axit dịch vị, phá hủy môi trường tiêu hóa của đường tiêu hóa, nghiêm trọng hơn gây ra các triệu chứng khó chịu đường tiêu hóa.
Hơn nữa, gừng có chứa chất safrole, có thể gây ung thư nếu dùng quá liều lượng. Theo nghiên cứu của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho hay, chất safrole trong gừng có thể gây ung thư gan.
Các nhà khoa học Mỹ làm một thí nghiệm, cho một lượng safrole (0,04-1%) vào trong thức ăn hàng ngày của chuột, cho ăn liên tục từ 150 ngày đến 2 năm, những con chuột này đã bị ung thư gan. Trong gừng tươi có chứa nhiều volatile, khi biến chất sẽ sinh ra chất safrole. Khi gừng bị dập hoặc thối sẽ sinh ra chất độc safrole, nếu nghiêm trọng có thể gây ung thư gan hoặc ung thư thực quản.
4. Ăn đồ chay
Nhiều người cho rằng thịt chứa nhiều chất béo và calo, ảnh hưởng không tốt đến dạ dày nên muốn bồi bổ dạ dày thì tốt nhất chỉ nên ăn các món chay, nhưng thực tế đây là một quan niệm sai lầm.
Nếu muốn duy trì đường ruột và dạ dày thì cần trộn thịt và rau để bổ sung đủ chất, tránh rối loạn dinh dưỡng.
Trong cuộc sống cũng có nhiều thực phẩm từ thịt, tương đối ít chất béo và cũng có thể bổ sung chất đạm chất lượng cao như cá, tôm, thịt lợn, thịt gà… cũng có tác dụng bảo vệ dạ dày rất tốt.
Ngày nào cũng nấc cụt có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng
Với những người bị nấc cụt trong thời gian dài và hiện tượng này xảy ra gần như vào mọi ngày, tốt nhất cần cẩn trọng, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý đang ẩn sâu trong cơ thể.
Vì sao chúng ta lại nấc cụt?
Cơ hoành là cơ lớn nằm ngay bên dưới phổi và phía trên dạ dày có nhiệm vụ giúp chúng ta thở. Nó di chuyển lên trên để đẩy không khí ra khỏi phổi và di chuyển xuống dưới để hút không khí vào. Cơ hoành thực hiện những vận động này thông qua tín hiệu được gửi đi từ não bộ.
Đôi khi, não của chúng ta ra tín hiệu cho cơ hoành di chuyển xuống mạnh hơn bình thường. Sự co thắt cơ bắp đột ngột, không tự nguyện này làm không khí bị hút vào phía sau cổ họng. Sau đó, khu vực cổ họng gần dây thanh âm nhanh đóng lại, do sự thay đổi áp lực này mà tạo ra tiếng nấc
Nấc cục là một hiện tượng xảy ra ở tất cả mọi người, đặc biệt là sau khi ăn hoặc dùng đồ uống gây kích thích, hút thuốc lá, cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, trải qua một số cảm xúc tăng cao như hưng phấn hoặc căng thẳng...Trong hầu hết các trường hợp, cơn nấc cụt sẽ tự động biến mất sau vài phút.
Tuy nhiên, với những người bị nấc cụt trong thời gian dài và hiện tượng này xảy ra gần như vào mọi ngày, thì tốt nhất cần cẩn trọng, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý đang ẩn sâu trong cơ thể:
Trước hết, nấc cụt thường xuyên có thể được gây ra bởi các vấn đề về dạ dày. Trong trường hợp này, bạn bị nấc chủ yếu là vì dạ dày đầy hơi, do ăn nhiều thực phẩm cứng, khó tiêu hoặc cay.
Trong trường hợp nấc kèm theo ợ hơi thường xuyên, thậm chí là nấc một cách vô thức ngay cả khi không ăn uống gì, có thể bạn đã bị viêm dạ dày vì nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, và tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, một khi đã xuất hiện thêm hiện tượng khó chịu, đau ở vùng bụng.
Quá trình phát triển và xâm lấn của một số loại ung thư cũng có thể dẫn đến hiện nấc liên tục. Theo lý giải của các chuyên gia, ở một bệnh nhân ung thư gan, khối u khiến gan to ra, chèn ép và kích thích cơ hoành gây co thắt cơ hoành, vốn là căn nguyên của nấc cụt. Ngoài ra, trong thực tế lâm sàng, các bệnh nhân ung thư thực quản, ung thư dạ dày cũng có thể ghi nhận hiện tượng nấc cụt liên tục.
Nấc cụt có thể là biểu hiện của các bệnh đang tiến triển bên trong cơ thể như xơ gan (sẹo màng trong gan), hay suy gan nhưng thường chúng sẽ xảy ra cùng với các triệu chứng khác như: mệt mỏi, buồn nôn, phù chân và bụng.
Ngoài ra, nếu bạn bị bệnh thận mạn tính và bắt đầu bị nấc thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu cho thấy thận đang kém hơn.
Người cao tuổi cần đặc biệt chú ý đến hiện tượng nấc cụt lặp đi lặp lại, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm cơn tai biến mạch máu não sắp xảy ra. Cụ thể, những tổn thương nhỏ lẻ ở não bộ trong giai đoạn khởi đầu của đột quỵ sẽ làm rối loạn dây thần kinh thực vật, từ đó gây co thắt cơ hoành. Trong trường hợp bị nấc cụt liên tục kèm theo hiện tượng yếu tay chân, nói chậm, phát âm không rõ thì rủi ro xảy ra tai biến sẽ rất cao.
3 loại nước thuộc "danh sách đen" gây ung thư, loại số 2 nhiều người yêu thích 3 loại nước dưới đây có khả năng cao gây ung thư, thậm chí còn được Tổ chức Y tế Thế giới đưa vào danh sách đen, cảnh báo mọi người nên hạn chế sử dụng. - Rượu Các nghiên cứu khoa học chỉ rõ, rượu và chất chuyển hóa acetaldehyd có thể khiến các tế bào gốc tạo máu khỏe mạnh bị...