4 thay đổi khi ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bị ảnh hưởng nhiều bởi chế độ ăn uống. Những gì bạn hấp thụ có thể tác động đến lượng đường trong máu.
Chuyên gia dinh dưỡng người Thụy Điển Signe Svanfeldt chia sẻ trên Express kiến thức chuyên môn về bí quyết giúp giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường.
Svanfeldt khuyên mọi người không nên dùng đồ uống có đường. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes Care chứng minh tính đúng đắn của khuyến nghị trên. Theo đó, những người thường xuyên uống tới hai cốc chất lỏng có đường mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 26% so với những người hiếm khi uống loại nước đó. Chuyên gia Svanfeldt khuyên mọi người nên chuyển từ nước có đường sang nước lọc tinh khiết.
Nước lọc có giá thành rẻ, tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Healthline
Chuyển ngũ cốc tinh chế sang loại nguyên hạt
Một cách khác để giảm thiểu nguy cơ lượng đường trong máu cao là hoán đổi ngũ cốc tinh chế thành ngũ cốc nguyên hạt.
Tổ chức Tim Vương quốc Anh giải thích ngũ cốc nguyên hạt gồm cám, nội nhũ, mầm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Cám – lớp vỏ cứng bên ngoài có đầy đủ chất xơ, vitamin B9, magie, sắt và kẽm. Nội nhũ được tạo thành từ carbohydrate và protein. Mầm chứa chất béo không bão hòa, vitamin B, E, selen và dinh dưỡng thực vật.
Ngũ cốc nguyên hạt luôn được các chuyên gia khuyến nghị. Ảnh: Brigham Health Hub
Video đang HOT
Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm yến mạch, lúa mạch, gạo lức, ngô, diêm mạch… Tổ chức Tim Vương quốc Anh xác nhận ăn ngũ cốc nguyên hạt có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Mặt khác, ngũ cốc tinh chế đã loại bỏ cám và mầm trong quá trình chế biến, đồng nghĩa ít dinh dưỡng hơn. Thực phẩm làm từ ngũ cốc tinh chế bao gồm bánh mì trắng, mì ống trắng, gạo trắng và hầu hết các loại bánh ngọt, bánh quy…
Sử dụng sữa chua nguyên chất
Chuyên gia Svanfeldt cũng gợi ý đổi sữa chua có hương vị ngọt sang nguyên chất để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ăn ít đồ chế biến sẵn
Việc hoán đổi thức ăn cuối cùng mà nữ chuyên gia khuyên là hạn chế đồ ăn nhanh và tự nấu nhiều hơn.
Những lời khuyên dinh dưỡng trên rất hữu ích để ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 và cho cả những người chưa mắc bệnh nhưng có lượng đường trong máu cao.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cho biết: “Các triệu chứng chỉ bộc lộ khi lượng đường trong máu rất cao”. Đó là cảm thấy rất khát nước, đi tiểu nhiều, yếu, mệt mỏi, mờ mắt, giảm cân.
Ăn quá nhiều thực phẩm có đường hoặc tinh bột, cùng với lười vận động, dễ dẫn đến chỉ số đường huyết cao.
5 loại nước cực kỳ tốt cho người tiểu đường, loại số 1 ai cũng cần
Nếu như bạn bị tiểu đường hãy thường xuyên uống 5 loại nước này giúp hạ đường huyết vô cùng tốt.
Nước lọc
Với những người bệnh mắctiểu đườngnên uống đủ nước để cơ thể đào thải lượng glucose dư thừa ra ngoài qua đường bài tiết nước tiểu. Thêm vào đó, việc uống nước lọc với lượng nhiều hơn 2 lít mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Khi bạn uống đủ nước còn làm tăng lưu lượng máu và làm giảm áp lực thẩm thấu huyết tương, giúp phòng ngừa các biến chứng nguy của bệnh tiểu đường.
Trà xanh
Khi bạn thường xuyên uống trà xanh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 do các chất chống oxy hóa polyphenol có trong nó. Ngoài ra, việc bạn uống trà xanh mỗi ngày sẽ giúp cho hệ thống trao đổi chất của người bệnh tiểu đường hoạt động tốt hơn.
Ảnh minh họa
Trà cam thảo
Trong Đông y trà cam thảo là một loại thảo mộc được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe trong đó có công dụng làm giảm lượng đường trong máu.
Đặc biệt, trong trà cam thảo có chứa hoạt chất ancaloit (amelin) trong cây cam thảo đất có vị đắng có hiệu quả cao trong việc ổn định và cải thiện đường huyết cho con người vô cùng tốt. Thêm vào đó, trà cam thảo còn giúp gia tăng số lượng hồng cầu, giúp ngăn ngừa và điều trị tiểu đường hiệu quả.
Trà hoa cúc
Trong trà hoa cúc có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao và không chứa calo khiến trà hoa cúc trở thành một trong những thức uống tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Nếu như bạn dùng trà hoa cúc thường xuyên không chỉ hỗ trợ giảm lượng đường trong máu rất tốt. Đồng thời, nó còn giúp ngăn ngừa tổn thương thần kinh và hệ thống tuần hoàn, phòng tránh biến chứng như gây ra bệnh thận và mù lòa ở người bệnh tiểu đường.
Nước ép củ cải
Nếu bạn thường xuyên uống nước ép củ cải đường là một trong những cách hiệu quả nhất để làm giảm hội chứng chuyển hóa - yếu tố rủi ro dẫn đến sự tăng vọt các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Trong nước ép củ cải có chứa các hợp chất có trong củ cải đường có thể quản lý được sự gia tăng đột ngột của lượng đường trong máu. Chính vì vậy, lời khuyên là nên uống nước ép củ cải đường mỗi ngày một lần.
Vợ đi làm ăn xa nhiều năm mới về, câu đầu tiên cô ấy nói khi gặp nhau khiến tôi sợ hãi tột cùng Vợ tôi đã đi làm xa nhà nhiều năm nay, vài ngày trước đột nhiên cô ấy trở về. Vợ tôi đã đi làm xa nhà nhiều năm, vài ngày trước đột nhiên cô ấy trở về. Vừa nhìn thấy vợ, tôi đã không giấu nổi niềm vui sướng nhưng không ngờ rằng câu đầu tiên vợ nói lại là đề nghị ly...