4 tác dụng thần kỳ nếu bạn duy trì thói quen uống nước ấm vào buổi sáng mùa hè
Có thể bạn không biết, uống nước ấm mang lại những lợi ích bất ngờ mà bạn không thể có được khi uống nước lạnh.
Vào những ngày nắng nóng nhiều người thường có thói quen uống nước lạnh để làm mát cơ thể. Tuy nhiên, uống nước ấm mới thật sự tốt cho cơ thể. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng uống nước ấm vào buổi sáng khi dạ dày trống rỗng sẽ cung cấp một số lợi ích sức khỏe nhiều hơn những gì bạn nghĩ. Uống nước ấm vào buổi sáng giúp bạn bắt đầu ngày mới một cách hiệu quả nhất.
Nước chiếm tới 70% trọng lượng của cơ thể và đóng một vai trò quan trọng trong chuyển hóa các chất bên trong cơ thể. Việc sử dụng nước lạnh hay nước nóng vẫn là một vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Bởi không phải ai cũng biết được sử dụng loại nước nào, khi nào thì tốt cho sức khỏe? Vậy nên sử dụng nước lạnh hay nước ấm và sử dụng như thế nào?
Một số chuyên gia cho biết việc sử dụng nước với nhiệt độ phù hợp sẽ giúp cơ thể tối ưu được độ ẩm cho cơ thể. Việc sử dụng nước với nhiệt độ không đúng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Những lý do khiến bạn phải suy nghĩ lại rằng uống nước ấm sẽ tốt hơn nước lạnh:
1. Giảm cân
Nước ấm rất tốt cho việc duy trì sự trao đổi chất. Nếu muốn giảm cân, bạn hãy uống nước ấm hằng ngày. Cách tốt nhất để giảm cân là bắt đầu một buổi sáng sớm với một cốcnước ấm và một lát chanh. Nước ấm cũng giúp đánh tan các mô mỡ trong cơ thể.
2. Giải quyết tắc nghẽn mũi, họng
Video đang HOT
Uống nước ấm là phương thuốc tự nhiên tuyệt vời để chữa cảm lạnh, ho và đau họng. Nước ấm hòa tan đờm và cũng giúp bạn loại bỏ đờm từ đường hô hấp. Như vậy, nước ấm cũng làm giảm đau họng và nghẹt mũi.
3. Cải thiện hệ tiêu hóa
Uống nước lạnh sau bữa ăn sẽ khiến các chất béo trong thực phẩm vừa mới ăn bị đóng băng, từ đó làm cản trở quá trình phân hủy các chất béo không mong muốn này.
Tuy nhiên, nếu thay nước lạnh bằng một ly nước ấm lại có thể giúp thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn, các chất dinh dưỡng được hấp thụ tối đa đồng thời ngăn ngừa một số bệnh về đường tiêu hóa như táo bón.
4. Cải thiện tuần hoàn
Uống nước ấm/nóng cải thiện lưu thông máu trong hệ tuần hoàn. Điều này đã được chứng minh trong một số nghiên cứu rằng khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ cao, lưu lượng máu tăng lên đáng kể.
Vì sao uống nước lạnh không tốt cho sức khỏe?
Uống nước lạnh được biết là làm co thắt các mạch máu và điều này sẽ làm giảm sự hydrat hóa. Uống nước lạnh làm cho cơ thể tiêu hóa thức ăn rất khó khăn. Lý do chính cho điều này là chất lỏng lạnh gây đông cứng chất béo trong máu. Vì vậy, nếu bạn đã từng tự hỏi rằng ‘nước lạnh có tốt cho sức khỏe hay không’, giờ đây bạn đã có câu trả lời. Làm nóng cơ thể vì cơ thể sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn để sưởi ấm khi bạn uống nước lạnh.Nước lạnh được biết đến là gây dư thừa chất nhầy trong hệ hô hấp. Điều này dẫn đến tắc nghẽn và cũng làm tăng nguy cơ viêm họng.
Từ những lý do trên cho thấy uống nước ấm/nóng luôn tốt hơn và tránh uống nước lạnh một cách thường xuyên.
Theo www.phunutoday.vn
Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh năm 2018 theo đúng chuẩn WHO bố mẹ không nên bỏ qua
Làm cha mẹ, ai cũng muốn con mình lớn lên và phát triển một cách toàn diện. Trong đó cân nặng giữ vai trò quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển toàn diện đó.
Theo dõi cân nặng của trẻ sơ sinh thường xuyên trong những tháng đầu đời là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết của mỗi bà mẹ. Cân nặng thay đổi thông báo tình hình sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của bé. Nếu mẹ cảm thấy có sự thay đổi bất thường nào về cân nặng của trẻ sơ sinh, mẹ cần thông báo với bác sĩ y tế ngay lập tức để xác định chính xác tình hình sức khỏe bé.
"Trẻ sơ sinh" là cụm từ để chỉ trẻ nhỏ từ 0-6 tháng tuổi, tức là kể từ khi bé rời bụng mẹ cho đến hết 6 tháng đầu đời. Trong 6 tháng đầu đời này, sự thay đổi rõ rệt và trông thấy nhất ở trẻ sơ sinh chính là cân nặng.
Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ có cân nặng lúc mới chào đời từ 3,2 - 3,8 kg. Đến khi bé được 6 tháng tuổi sẽ có cân nặng gấp đôi trước khi sinh. Tuy nhiên, cũng tùy vào sự phát triển của bé trai hay bé gái và từng bé sẽ có những cân nặng khác nhau.
Bảng cân nặng cho trẻ sơ sinh
Để kết quả cân nặng của bé được đo một cách chính xác, mẹ phải chuẩn bị kỹ càng. Trước tiên mẹ nên cho bé đi vệ sinh, buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất để đo. Nhớ trừ thêm trọng lượng của quần áo (Khoảng 200-400 gram).
Với trẻ sơ sinh đủ tháng, cân nặng sẽ dao động trong khoảng 3,2 đến 3,8 kg, chiều cao khoảng 50 đến 53. Các chuyên gia khuyến khích mẹ nên thường xuyên kiểm tra chỉ số cân nặng và chiều cao của trẻ đến hết 12 tháng sau sinh.
Trẻ 6 tháng tuổi có cân nặng gấp đôi so với lúc mới sinh.Trong giai đoạn từ 1-12 tháng đầu, bé trai có xu hướng nặng cân và cao hơn so với các bé gái. Điều này rất bình thường. Mẹ không cần quá lo nhé!
Tốc độ tăng trưởng của bé tăng rất nhanh trong năm đầu tiên. Chiều caocủa trẻ có thể tăng trung bình 2,5cm/ tháng trong 6 tháng đầu, và 1,5cm/ tháng trong 6 tháng tiếp theo.
Tuy nhiên, trong năm thứ 2 và thứ 3, tốc độ này sẽ có xu hướng chậm lại.Trẻ bú mẹ và trẻ uống sữa công thức có mức tăng trưởng như nhau trong những tháng đầu đời. Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 trở đi, các bé uống sữa công thức thường có mức tăng trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa sữa công thức tốt hơn sữa mẹ đâu.
Dựa trên cột mốc chuẩn, mẹ có thể so sánh, tham khảo để có thể sớm nhận ra những bất thường. Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có tốc độ phát triển riêng. Mẹ đừng lo nếu bé chậm hoặc nhanh hơn so với mốc chuẩn. Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu cảm thấy bé cưng có dấu hiệu bất thường.
Theo www.phunutoday.vn
Có 6 dấu hiệu này vào buổi sáng thì hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay nhé Sau khi thức giấc, nếu bạn thường gặp những dấu hiệu này thì tuyệt đối đừng chủ quan. Chúng có thể là triệu chứng cảnh báo sức khỏe bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Đổ nhiều mồ hôi Không ít người mỗi buổi sáng thức dậy quần áo đều ướt đẫm mồ hôi dù không khí trong phòng không quá nóng. Theo...