4 sai lầm trong việc chăm sóc trẻ
Suy nghĩ chiều cao quyết định bởi gen; chỉ cho trẻ uống sữa những năm đầu đời; bắt đầu vận động khi dậy thì; chỉ cần tập trung cung cấp chất đạm cho trẻ… là những sai lầm thường gặp của nhiều phụ huynh khi chăm sóc con.
Hầu hết các bậc cha mẹ đều biết rằng một chế độ chăm sóc khoa học sẽ giúp con phát triển cao lớn, thông minh. Tuy nhiên, nhiều người phân vân không biết cách chăm sóc như thế nào là hợp lý. Phòng tránh những sai lầm thường gặp dưới đây, bạn sẽ giúp bé yêu tối ưu hóa chiều cao ngay từ lứa tuổi mầm non.
Cha mẹ thấp con cũng thấp
Nhiều nghiên cứu khẳng định chiều cao của trẻ không hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Do đó, các bậc cha mẹ có chiều cao hạn chế không nên bi quan về tầm vóc của trẻ. Bằng một chế độ chăm sóc phù hợp bao gồm dinh dưỡng khoa học, ngủ đủ giấc và vận động thể chất hợp lý, mẹ có thể giúp trẻ tối ưu tiềm năng chiều cao. Đặc biệt, dinh dưỡng khoa học đóng góp đến 40% chiều cao của trẻ.
Duy trì thói quen uống 400-500ml sữa mỗi ngày giúp cung cấp đủ các dưỡng chất giúp bé phát triển chiều cao.
Chỉ chú trọng uống sữa những năm đầu đời
Giai đoạn đầu đời cha mẹ thường rất chú trọng việc bổ sung sữa cho trẻ, tuy nhiên, khi bé vào độ tuổi mầm non thì việc uống sữa dần bị lơi lỏng. Bữa ăn hàng ngày hiện nay của trẻ mầm non chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu canxi và 10-20% nhu cầu vitamin D khuyến nghị. Do đó, trẻ rất cần được bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa để bổ sung đầy đủ và khoa học nhất các dưỡng chất liên quan đến tăng trưởng chiều cao như canxi, vitamin D, vitamin A, sắt, kẽm… Mẹ nên cho con thói quen uống từ 400 đến 500ml sữa mỗi ngày (tương đương 2 ly ở nhà và một hộp ở trường) và duy trì đến khi trưởng thành.
Bắt đầu vận động thể chất khi đến tuổi dậy thì
Video đang HOT
Một suy nghĩ thường gặp là đến giai đoạn dậy thì trẻ mới cần vận động để phát triển chiều cao. Thực tế, quan điểm chăm sóc này chưa hợp lý, vô tình ảnh hưởng đến khả năng phát triển của trẻ. Theo các chuyên gia giáo dục thể chất, chế độ tập luyện ngay từ giai đoạn mầm non rất cần thiết, nếu đợi tới lúc dậy thì mới cho trẻ vận động thì đã quá trễ, chưa kể bỏ lỡ giai đoạn luyện tập đầu đời có thể khiến trẻ khó phát triển thể chất tối ưu, thậm chí có nguy cơ bị thấp còi, chậm tiếp thu. Các chuyên gia cho biết mẹ chỉ cần dành thời gian cho trẻ tập luyện đúng cách 30 phút mỗi ngày và có hệ thống với các bài tập vận động cơ bản (chạy, nhảy lò cò, ném bóng, đi xe đạp 3 bánh…) và vận động tinh (xếp hình, lắp ghép, vẽ, nặn,…) là có thể kích thích quá trình trao đổi chất của trẻ, giúp tăng khả năng hấp thu canxi vào xương và thúc đẩy tăng trưởng cơ thể.
Chỉ cần tập trung cung cấp chất đạm cho trẻ
Các bậc phụ huynh thường chú trọng tập trung các loại protein từ thịt bò, cá, tôm.. vào các bữa chính trong ngày. Tuy nhiên, bữa ăn hàng ngày của trẻ mầm non ngoài đạm còn cần 6-8 ml chất béo và các dưỡng chất liên quan đến chiều cao, với nhu cầu gấp 3 lần canxi và vitamin D, gấp 4 lần chất sắt, gấp 2 lần phốt pho và gấp 1.5 lần choline so với người trưởng thành. Do đó, mẹ cần lưu ý chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp trẻ phát triển tối ưu thể chất và trí tuệ: ăn đủ, cân đối, đảm bảo tính đa dạng về thực phẩm và phân chia hợp lý các bữa ăn.
Phương Thảo
Theo VNE
Giật mình với sai lầm của mẹ khi pha sữa cho con
Pha sữa bằng nước khoáng, nước cháo,... hay nước quá nóng gây ra những tác hại lớn cho bé mà mẹ không ngờ tới.
Pha sữa cho bé là việc quen thuộc với bất cứ mẹ nào đang nuôi con nhỏ. Thế nhưng dù quen thuộc, mẹ vẫn có thể mắc phải rất nhiều sai lầm đấy! Việc pha sữa không đúng cách như vậy sẽ khiến bé bị đau bụng, không hấp thụ đủ dinh dưỡng và gặp nhiều "sự cố" khác nữa. Cũng điểm danh những "lỗi" của mẹ khi cho cục cưng uống sữa nào!
1. Dùng nước khoáng pha sữa
Một quan niệm rất sai lầm của nhiều mẹ, đó là nước khoáng vừa sạch, tiện lại bổ sung thêm dinh dưỡng cho con nên đã dùng ngay loại nước này để pha sữa cho bé. Thế nhưng, mẹ có biết rằng lượng khoáng chất dư thừa không hề tốt cho sức khỏe của bé chút nào. Thừa canxi có thể dẫn đến táo bón, sỏi thận, canxi huyết cao, thận làm việc kém hiệu quả, giảm hấp thu các chất khoáng khác (sắt, kẽm, magie); thừa natri cơ thể sẽ mệt mỏi, khát nước, khô tế bào,... Trong khi đó, trung bình 1 lít nước khoáng có chứa khoảng 11 - 17 mg canxi, 95 - 130 mg natri,... Do đó, khi pha cùng sữa sẽ hiển nhiên dẫn đến việc dư thừa khoáng chất.
Ngoài ra, dùng nước khoáng để pha sữa cho bé còn có nguy cơ tạo ra một số chất trung gian nguy hiểm. Vì vậy, tốt nhất là mẹ chỉ nên dùng nước lọc đun sôi để nguội pha sữa cho con là tốt nhất.
2. Pha sữa bằng nước quá nóng hay quá nguội
Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của sữa bột là tinh bột lúa mì, protein, đường nho, lysin, acid folic, các vitamin nhóm B... Những chất này rất dễ bị phân giải do tác dụng của nhiệt độ cao. Vì thế, khi pha sữa cho con bằng nước vừa đun sôi xong, mẹ đã vô tình làm mất đi 1 số thành phần dinh dưỡng của sữa. Ngược lại, nếu pha sữa bằng nước quá nguội, sữa sẽ đóng váng, vón cục và không "dậy" mùi vị thơm ngon khiến con bú kém.
Vì thế, mẹ nên pha sữa bột với nhiệt độ khoảng 40 độ C là phù hợp để bé ngon miệng lại hấp thu được đầy đủ dinh dưỡng.
Pha sữa không đúng cách có thể gây hại cho con. (Ảnh minh họa)
3. Pha sữa bò bằng nước cháo
Có mẹ thấy bé lười ăn cháo nên đã "nảy" ra cách dùng nước cháo để pha sữa bò cho con. Mẹ cho rằng như vậy thì chỉ cần uống sữa thôi bé đã được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng rồi. Nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại. Trong sữa bò chứa nhiều vitamin A, còn trong nước cơm hay cháo lại chứa chủ yếu là chất bột với lipoxidase - một loại chất sẽ phá hủy vitamin A. Vì thế, con sẽ không được hấp thụ đầy đủ lượng vitamin A cần thiết để phát triển. Hơn nữa, tinh bột trong nước cháo, nước cơm sẽ cạnh tranh hấp thu với canxi. Hậu quả là bé có thể chậm tăng trưởng chiều cao, chậm mọc răng, khó ngủ, khóc đêm,... do kém hấp thu canxi trong sữa.
4. Quá "tham" dinh dưỡng
Đôi khi, mẹ thường nghĩ rằng con được cung cấp dinh dưỡng càng nhiều sẽ càng có lợi. Vậy nên thay vì nước sôi thông thường, mẹ quyết định pha sữa công thức cho bé bằng nước rau, nước hoa quả hay thậm chỉ là... nước hầm xương, thịt nữa. Nhưng "bổ béo" thì chưa thấy đâu mà có khi con lại đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, hay về lâu dài bé còn bị sụt cân nữa. Lý do là hầu hết các hãng sữa đã đề ra công thức chuẩn nhất cho sản phẩm của mình, tức là các thành phần dinh dưỡng trong đó đã được cân bằng. Do đó, khi pha sữa với nước rau, nước hoa quả,... có thể làm biến chất hay thừa hàm lượng dinh dưỡng cần thiết. Điều đó sẽ chẳng tốt cho con chút nào.
5. "Đong" sữa không chuẩn
Trong mỗi hộp sữa đều có hướng dẫn tỉ lệ pha cụ thể, nhưng đôi khi mẹ lại "cố" đong thêm 1 chút vì muốn con uống được nhiều hơn, hay bớt đi nửa thìa vì sợ con không dùng hết sẽ lãng phí. Cả hai cách đó đều không nên chút nào, bởi các nhà sản xuất đã tính toán tỉ lệ tối ưu, nên nếu pha không đúng tỉ lệ, bé sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa. Vì thế, mẹ nên lưu ý pha sữa cho con chuẩn theo công thức nhé!
6. Luộc bình sữa quá lâu
Tất cả các bình sữa và núm vú đều có giới hạn chịu nhiệt nhất định (thông thường thì tối đa là 3 phút trong nước sôi). Nếu bình và núm vú bị đun nóng quá giới hạn này, nó sẽ có thể bị biến dạng hoặc nguy hiểm hơn là "thôi" ra một số chất không tốt đối với cơ thể của bé.
Vì vậy, mẹ không nên cẩn thận quá mức bằng cách luộc bình thật kĩ, thật lâu. Thay vào đó, chỉ cần luộc bình theo đúng thời gian được chỉ dẫn của nhà sản xuất là có thể đảm bảo vệ sinh rồi.
Đó là những điều mẹ cần hết sức lưu ý khi pha sữa cho con để bé được cung cấp dưỡng chất một cách khoa học nhất mà không bị ảnh hưởng đến các vấn đề về tiêu hóa, về sức khỏe,...Ngoài ra, mẹ cũng không nên pha thật nhiều sữa để bé dùng dần, không nên thử nhiệt độ bằng miệng để đảm bảo vệ sinh cho con.
Theo Khampha
Vitamin C có được uống cùng sữa? Sữa là thực phẩm giàu vitamin. Nếu kết hợp uống sữa với vitamin C thì có gây ảnh hưởng tới sức khỏe hay không? Tôi thường uống vitamin C vào buổi sáng, đồng thời lại uống luôn một cốc sữa trước khi đi làm. Mong quý báo có lời khuyên cho tôi trong việc uống vitamin C cùng với sữa như vậy có...