4 sai lầm tai hại khi dùng nước mắm
Nước mắm là gia vị không thể thiếu với các món ăn, tuy nhiên, không phải bà nội trợ nào cũng biết sử dụng đúng cách.
Nước mắm chứa nhiều chất đạm, chúng ở dạng các Amino Axit và Polipeptit mà hai chất này có khả năng cung cấp năng lượng và giữ ấm cơ thể khi uống 1-2 ngụm nước mắm ngon (15-30 ml)
Nước mắm là loại nước rỉ ra từ việc ướp muối tôm, cá, động vật khác,… lâu ngày. Đây là một trong những loại gia vị cực kỳ phổ biến và được ưa chuộng ở nước ta.
Tác dụng của nước mắm giúp bổ huyết, thông huyết mạch, lợi niệu và nhuận tràng, bổ can thận. Nếu dùng làm gia vị sẽ giúp khai vị, trợ tiêu hóa
Nước mắm tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng biết sử dụng đúng cách để tốt cho sức khoẻ. Dưới đây là những khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng:
Không dùng nước mắm cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cha mẹ không nên nêm gia vị (muối, đường, nước mắm, mì chính, hạt nêm…) vào đồ ăn của trẻ dưới 1 tuổi. Bởi lẽ, thận trẻ còn đang non nớt, việc thêm nước mắm hay muối vào đồ ăn sẽ khiến bộ phận này phải chịu gánh nặng. Chính vì thế, trong giai đoạn đầu đời, phụ huynh không nên nêm gia vị vào đồ ăn để bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Chớ nêm nước mắm khi thức ăn đang sôi: Nhiều người thường có thói quen nêm nước mắm vào món ăn đang sôi. Tuy nhiên, đây là một việc làm hoàn toàn sai lầm. Nguyên nhân là bởi, cho nước mắm vào nôi trong lúc nước đang sôi sùng sục sẽ khiến một phần axit amin trong loại gia vị này biến mất. Món ăn sẽ không ngon và không có vị ngọt.
Bên cạnh đó, thức ăn của bạn cũng dễ bị chuyển màu nâu sẫm không đẹp mắt do axit amin kếp hợp với đường trong các thực phẩm khác.
Video đang HOT
Không nên nấu quá lâu: Hãy nhớ, nước mắm quá lâu sẽ khiến mùi vị và vitamin bị bốc hơi hết. Với món canh, bạn chỉ nên cho nước mắm khi món ăn đã gần chín và chuẩn bị tắt bếp. Đối với món kho, xào không nên ướp thịt bằng nước mắm mà hãy đun thịt cho chín mềm rồi cho nước mắm vào tạo mùi thơm là có thể tắt bếp.
Không nên ướp nước mắm với thịt: Việc làm này sẽ khiến thịt bị khô và cứng hơn so với khi sử dụng bột canh, muối hoặc đường để ướp. Khi xào, nấu bạn nên dùng nước mắm để nêm nếm trước khi hoàn thành món ăn thay vì dùng để ướp thịt.
Bảo quản nước mắm đúng cách:
- Bản chất nước mắm có độ mặn rất cao do có chứa nhiều muối, do vậy nước mắm có thể để được rất lâu trong môi trường bên ngoài.
- Không nên trộn thêm các gia vị khác vào nước mắm vì như vậy sẽ khiến chất lượng nước mắm bị giảm đi và bảo quản sẽ khó hơn.
- Không nên để nước mắm trong tủ lạnh, bởi muối sẽ bị lắng xuống và khiến các acid amin mất đi tác dụng.
- Cần tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời vào nước mắm. Bảo quản ở nơi thoáng mát để nước mắm không bị biến chất.
Công dụng của nước mắm với sức khoẻ:
Chữa ho : Đây là một mẹo chữa dân gian thường được ông bà ta sử dụng để chữa trị ho cho trẻ nhỏ. Trong nước cam dồi dào vitamin C và các khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng. Còn nước mắm có chứa đầy đủ các chất điện giải và muối khoáng giúp cơ thể không bị mệt mỏi. Việc sử dụng nước cam pha nước mắm trị ho sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh đang gặp phải và nhanh khỏi hơn.
Cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể : Dùng nước mắm sẽ giúp cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể của bạn. Đặc biệt khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, hoặc thời tiết chuyển lạnh, bạn chỉ việc sử dụng từ 1 tới 2 muỗng nước mắm (khoảng 30ml) để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Giữ ấm cơ thể khi bơi lội, lặn : Trong quá trình bơi và lặn, chúng ta không tránh khỏi việc cảm thấy lạnh và bị xuống sức sau một khoảng thời gian. Việc uống nước mắm trước khi bơi hoặc lặn sẽ giúp làm nóng cho cơ thể, cung cấp dinh dưỡng để cơ thể không bị mỏi mệt. Ngoài ra, việc bơi lặn sẽ khiến các mạch máu trong cơ thể bị gặp áp lực. Việc uống nước mắm sẽ giúp nhịp tim gia tăng nhằm giải phóng áp lực đó.
Ngoài ra, nước mắm rất tốt cho phụ nữ sau sinh và giúp phòng ngừa bướu cổ.
Những sai lầm khi tập luyện trong mùa đông
Một số thói quen khi tập luyện vào mùa đông có thể gây ra tác động xấu đối với cơ thể, làm giảm hiệu quả của buổi tập.
Tập luyện quá sớm: Buổi sáng mùa đông nhiệt độ thường rất thấp nên nếu đi tập thể dục quá sớm rất dễ bị nhiễm lạnh, trúng gió.
Tập sai tư thế: Trời lạnh thường làm các cơ, khớp co cứng nên khi tập luyện nếu không khởi động kỹ sẽ rất dễ bị sai tư thế dẫn tới chấn thương.
Không ăn trước khi tập: Tập luyện khi đói rất dễ bị hạ đường huyết, gây nguy hiểm đến tính mạng do đó nên ăn nhẹ trước khi tập khoảng 15-20 phút.
Tập luyện quá sức: Tập luyện với cường độ mạnh, ép cơ thể phải hoạt động quá sức dẫn đến mệt mỏi, chấn thương...
Không giữ ấm cơ thể khi tập luyện sẽ dễ bị nhiễm lạnh, mắc nhiều bệnh như: cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, đau cổ vai gáy, đau thắt lưng do lạnh...
Tập luyện cho ra thật nhiều mồ hôi: Việc cố tập để cơ thể ra nhiều mồ hôi sẽ khiến cơ thể bị mất nước và dễ bị cảm lạnh.
Tắm ngay sau khi tập: Thói quen này rất nguy hiểm, khiến bạn dễ bị nhiễm lạnh và gặp biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đột quỵ./.
3 loại gia vị có nguy cơ gây ung thư nhưng nhiều gia đình vẫn ăn hàng ngày Nói đến các loại gia vị chắc hẳn mọi người không còn xa lạ gì nữa, bởi nó là một trong những thứ chúng ta sử dụng trong nhà bếp hàng ngày, không chỉ giúp món ăn ngon hơn mà còn tạo nên màu sắc cho món ăn và kích thích sự thèm ăn của mọi người. Tuy nhiên, nếu sử dụng gia...