4 quán bánh rán ‘trứ danh’ ở Hà Nội
Bánh rán – món ăn quen thuộc có mặt ở mọi phố phường, nhưng nổi tiếng và đắt khách thì chẳng đâu “qua mặt” được 4 tiệm lâu năm dưới đây.
Bánh rán Lý Quốc Sư
Nằm ở phố Trung tâm, quán bánh rán, bánh gối Lý Quốc Sư hàng chục năm nay luôn luôn đông khách.
Nói món ăn ở đây “ngon hiếm có” thì không phải. Bánh rán, bánh gối hay nước chấm để đánh giá đều chỉ ở mức “được được”, không quá điểm 7. Không gian ăn uống hay chuyện vệ sinh sạch sẽ cũng chẳng được đánh giá cao. Chưa kể, so với nhiều quán vỉa hè, giá ở đây không hề rẻ – 7.000 đồng/chiếc bánh rán và 9.000 đồng/chiếc bánh gối. Tuy bánh khá to, nhân thịt đầy đặn, nhưng để lót dạ buổi chiều, 2 người ăn khỏe cũng phải mất gần 100 nghìn đồng cả đồ uống.
Tuy nhiên, quán cũng nhiều ưu điểm như nằm ở phố trung tâm, tác phong phục vụ nhanh, chuyên nghiệp, bán đắt hàng nhưng vẫn chiều khách, lại là quán nhiều năm tuổi có tiếng nên cứ nhờ “hiệu ứng đám đông” nơi đây vẫn mãi duy trì được phong độ. Người Hà Nội cũng vì thế mà theo thói quen, thèm bánh rán, bánh gối thì nghĩ ngay đến phố Lý Quốc Sư.
Bánh rán xếp số Lạc Long Quân
Quán bánh rán này cũng lâu đời và tiếng tăm không kém. Trước đây, quán nằm ở phố Thụy Khuê đoạn gần chợ Bưởi. Sau này vì nhiều lí do, phải “sơ tán” đến ngõ 242 đường Lạc Long Quân. Tuy nhiên, địa điểm mới, chỗ ngồi thoáng đãng nằm ngay trước cổng một ngôi miếu, có chỗ để xe thoải mái lại khiến quán càng buôn may bán đắt.
Hạn chế duy nhất của quán là xa trung tâm, khó tiện đường cho các “dân chơi” nên thường chỉ những bạn trẻ và dân cư quanh đường Lạc Long Quân mới hay tìm đến. Song với lượng khách quen vậy thôi mà nơi này cũng phải xếp số thì mới bảo đảm không khí ăn uống trật tự, “an toàn”.
Đến đây mỗi người sẽ được phát cho một chiếc vé có ghi số thứ tự. Bao giờ chủ quán đọc đến số thì bạn mới được “lĩnh bánh”. Bánh không bao giờ làm sẵn. Có 3-4 người luôn tay nhồi nhân, nặn bánh, thả vào chảo chiên liên tục. Người ăn đông đúc, vòng trong vòng ngoài nên quán phải có đến 4 chiếc chảo lớn rán bánh cùng một lúc.
Video đang HOT
Chiếc bánh to, nhân mộc nhĩ với thịt nhưng thịt lại để nguyên miếng thái mỏng, cho vào bánh tạo thành những cuộn thịt dài dai. Khách ăn có phần cảm thấy yên tâm rằng mình được ăn đúng thịt heo ngon lành chứ không phải “loại ôi thiu đã băm nhỏ tẩm ướp mắm muối chẳng biết đằng nào mà lần”. Vẫn là nước mắm chấm chua ngọt nhưng không pha loãng để ngoài mà sền sệt, cay cay đổ trực tiếp vào bát bánh đã được cắt miếng. Không rau sống, chỉ bỏ thêm đu đủ xanh vào nữa là thành một suất. Quán bán theo bát 2 chiếc, 3 chiếc tùy khách gọi. Ăn như vậy gọn gàng mà bảo đảm nóng hổi, ngon miệng.
Bánh rán ở đây có lẽ là tươi mới và khác kiểu nhất. Bánh ngon giá lại rẻ – 6.000 đồng/chiếc rất to nên quán này xứng đáng trở thành tiệm “ trứ danh” và xếp hàng của đất Hà Thành.
Bánh rán “mi nhon” Ô Quan Chưởng
Chỉ thuần túy là bánh rán ngọt, bán cho khách mua mang đi nhưng bánh rán Ô Quan Chưởng cũng rất nổi tiếng ở Hà Nội.
Bánh rán ngọt ở đây vẫn là loại bánh tròn tròn với nhân đậu xanh bên trong, vỏ bột chiên bọc bên ngoài và có phủ ít vừng rang thơm thơm. Ở mọi nơi, bánh rán ngọt thường bán 5.000 – 6.000 đồng/chiếc, to cỡ miệng cốc uống nước nhưng bánh rán Ô Quan Chưởng thì khác, rất “mi nhon”, chỉ nhỉnh hơn viên bánh trôi tí ti. Bánh nhỏ, 1.000 đồng/chiếc khách “ăn đùa” cũng hết cả chục, nên đến đây người ta mua 5-7 chục chiếc là chuyện thường.
Ưu điểm của bánh rán Ô Quan Chưởng là bột ngon, chiếc bánh giòn bên ngoài, bên trong vẫn mềm, để ráo ít ngấm mỡ, để nguội thì không sợ cứng. Nhân đậu xanh bùi ngọt vừa phải, khách ăn không bị ngấy. Tất nhiên, bánh rán ngon ngọt cũng chỉ đơn giản vậy thôi nhưng có lẽ nhờ vị trí đẹp ở phố cổ nên bánh rán Ô Quan Chưởng mới thành “thương hiệu” như thế.
Bánh rán lúc lắc Lý Nam Đế
Cửa hàng Gia Trịnh trong ngõ 16A Lý Nam Đế cũng là nơi “trứ danh” với món bánh rán lúc lắc. Bánh rán ở đây cũng chỉ là loại bánh ngọt, nhỏ cỡ bằng quả bóng bàn. Nhân đậu xanh tròn xoe bên trong tách rời hẳn với vỏ, có thể lắc qua lắc lại như chiếc xúc xắc của trẻ nhỏ, bởi vậy mới gọi là bánh rán lúc lắc. Bánh rán lúc lắc Lý Nam Đế được phủ vừng gần như kín bên ngoài, nhờ thế chiếc bánh ăn thơm hơn hẳn mọi nơi.
Bánh ngon, kích cỡ lại nhỏ xinh nên khách phải ăn 5-7 chiếc mới hết thèm. Giá bánh chỉ 2.000 đồng/chiếc, dù nằm trong ngõ, nhưng rất nhiều khách tìm đến mua về cho người người thân và bạn bè.
Theo PNO
Món đậu hũ Kyoto trứ danh
Sẽ rất tiếc nếu đến Kyoto mà bạn không thưởng thức món đậu hũ tại nhà hàng trứ danh Okutan.
Là một thành phố nhỏ cổ kính ở Nhật Bản, Kyoto không hề có bóng dáng của ngôi nhà chọc trời nào, chỉ có những ngôi nhà cổ và ngôi đền chùa nghìn năm tuổi. Du khách sẽ ấn tượng với những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, những công trình kiến trúc tọa lạc giữa những khoảng xanh mênh mông, và đặc biệt là một nền ẩm thực độc đáo mang đậm nét đặc trưng của Nhật Bản.
Khi đến Kyoto, bạn nhất định phải ăn thử món đậu hũ ở nhà hàng lâu đời Okutan. Món đậu hũ này không phải loại hình vuông, được đóng gói sẵn như trong siêu thị mà được làm thủ công rất tỉ mỉ và làm mới thơm ngon mỗi sáng.
Nhà hàng Okutan cổ kính. Ảnh: honestcooking.com.
Okutan là một trong những nhà hàng lâu đời nhất với món đậu hũ ngon nổi tiếng ở Kyoto. Nhà hàng này đã có lịch sử phát triển từ hơn 360 năm trước, chuyên phục vụ những món ăn được chế biến từ đậu phụ. Trước đây, Okutan như là một nhà hàng chay phục vụ các nhà sư hoặc những người theo đạo Phật, gồm bữa ăn với đậu phụ luộc hoặc đậu phụ truyền thống.
Nhà hàng Okutan cổ kính với tấm biển hiệu đơn giản và chiếc lồng đèn đặc trưng treo trước cửa. Để vào bên trong thực khách sẽ đi qua một khu vườn xanh mát và một phòng rộng với những ô cửa kính lớn có thể thư thái ngắm cảnh vườn. Thực khách sẽ được phục vụ trà trước khi thưởng thức các món đậu phụ đặc sản của nhà hàng.
Những món ăn ở đây đều được làm bằng tay tỉ mỉ, nguyên liệu được chọn kỹ lưỡng, sử dụng loại nước tinh khiết và cách chế biến đặc biệt để làm nổi bật hương vị của từng loại nguyên liệu. Chính vì vậy Okutan luôn là một địa chỉ ẩm thực được các thực khách ưu ái.
Đậu phụ nướng sốt tương đen. Ảnh: honestcooking.com.
Đậu phụ nướng sốt: là món có cả vị ngọt lẫn mặn, tuy đối lập nhưng rất thú vị khi cảm nhận trong cùng một món.
Món đậu phụ vừng đen: gồm một chút wasabi và xì dầu (nước tương). Đậu phụ được làm từ vừng đen xay nhuyễn, tạo đông bởi tinh bột, khi ăn có cảm giác lạ miệng và đậm đà vị vừng.
Món rau củ: lớp mỏng tempura giòn nhẹ bên ngoài, không mất đi vị ngọt tự nhiên của rau củ bên trong nó bao bọc.
Món chính của bữa ăn lại là đậu phụ luộc. Nó là đậu cứng được luộc trong một chiếc nồi đất, chỉ với nước trắng và một miếng rong biển để đậu giữ nguyên vị.
Đậu phụ luộc. Ảnh: honestcooking.com.
Theo Tapchiamthuc
[Chế biến] - Bánh rán Doremon Bánh rán Doremon là tên gọi thân mật của bánh Dorayaki (bánh rán hình cồng chiêng), là loại bánh rất được yêu thích tại Nhật Bản! Dưới đây là công thức làm bánh Doremon cực ngon cho các bạn gái muốn trổ tài nội trợ nhé. 1. Nguyên liệu làm bánh Nguyên liệu làm bánh này gồm 2 phần: phần nguyên liệu làm...