4 món canh rất tốt cho người bệnh tiểu đường
Bên cạnh việc kiểm soát bằng thuố.c, lượng đường trong má.u của người bệnh cũng được quyết định thông qua chế độ ăn hàng ngày.
Các món canh rau củ tự nhiên tốt cho việc kiểm soát lượng đường. Ảnh: Freepik.
Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết. Việc lựa chọn thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết, vì vậy người bệnh cần tìm hiểu kỹ trước khi ăn.
Dưới đây là một số món canh phù hợp với người tiểu đường vì đảm bảo 3 yếu tố:
Chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) thấp
Hàm lượng calo vừa đủ
Cân đối thành phần dinh dưỡng
- Canh bí đỏ nấu đậu
Nguyên liệu: 0,5 kg bí đỏ, 100 gram đậu đỏ (hoặc đậu phộng), muối, bột ngọt
Cách làm: Đậu đỏ ngâm nước nửa ngày, sau đó cho vào nồi áp suất nấu mềm. Bí đỏ rửa sạch, cắt miếng nhỏ. Cho đậu đỏ đã hầm mềm và bí đỏ vào nồi, nấu sôi với lửa nhỏ đến khi bí mềm, nêm gia vị vừa ăn.
Công dụng: Hàm lượng đường và nhiệt lượng của bí đỏ thấp sẽ có tác dụng cải thiện tình trạng của người bị tiểu đường, hỗ trợ điều trị tốt các triệu chứng do bệnh tiểu đường gây ra như bệnh tim mạch, thần kinh, thận, táo bón, võng mạc mắt.
- Canh la hán quả nấu củ sen, sơn dược
Nguyên liệu: 300 gram cải xoong, 1 quả la hán quả, 30 gam sơn dược, 30 gram củ sen.
Cách làm: La hán quả đậ.p nhuyễn, cho vào túi vải và nấu trong nước khoảng 15 phút. Cải xoong rửa sạch, sơn dược rửa sạch cắt miếng. Củ sen gọt vỏ, cắt miếng và ngâm nước muối pha loãng khoảng 5 phút. Cho nước la hán quả cùng tất cả nguyên liệu vào nồi nấu 20 phút, sau đó cho cải xoong vào, nêm nếm vừa ăn.
Công dụng: Theo Đông y, la hán quả với đặc điểm là tính mát, vị ngọt chua, có công dụng thanh nhiệt, mát má.u, sinh tân, cầm ho, trơn ruột thải độc, mịn da, nhuận phế hóa đờm.
Đáng chú ý, chất Glycosidic có tác dụng giảm đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, củ sen cũng là thực phẩm ít đường, nhiều vitamin C và chất xơ nên rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
Video đang HOT
- Canh ngưu bàng nấu củ cải
Nguyên liệu: 100 gram ngưu bàng, 100 gram củ cải trắng, 100 gram cà rốt, 50 gram đậu tương non, 70 gram sườn.
Cách làm: Tất cả nguyên liệu gọt vỏ cắt miếng, đậu non ngâm nước rửa sạch, sườn rửa sạch trụng nước sôi. Nấu nước sôi sau đó cho sườn vài, hớt bọt váng dầu. Khi nước sôi lại thì bỏ các nguyên liệu còn lại vào nấu chín vừa mềm, nêm thêm muối.
Công dụng: Món canh này chứa nhiều dinh dưỡng như protein,chất béo, hydratcarbon, chất xơ, chất khoáng nên ăn thường xuyên có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường, cao huyết áp, chống lão hóa.
- Canh cà chua bi nấu nấm rơm
Nguyên liệu: 5 quả cà chua bi, 5 tai nấm, nửa củ hành tây, 100 gram rau cần, ngò, nước chanh, muối, tiêu.
Cách làm: Nguyên liệu rửa sạch, cà chua, nấm cắt đôi; cần, ngò cắt khúc; hành tây cắt khoanh. Nước sôi thì cho nấm, cà chua vào sau đó thêm nước chanh. Nấu thêm 10 phút thì nêm muối vào.
Công dụng: Canh cà chua bi nấu nấm rơm có hàm lượng vitamin C cao, thúc đẩy cơ thể trao đổi chất, nâng cao sức miễn dịch, giải độc. Đặc biệt, món ăn này làm chậm sự hấp thu hydratcarbon, rất hữu hiệu cho người bị tiểu đường.
8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường
Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong má.u tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường.
Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?
Những người mắc bệnh đái tháo đường cần đảm bảo tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh nhưng điều này không chỉ đề cập đến thực phẩm vì đồ uống cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong má.u.
Khi mắc bệnh đái tháo đường, cơ thể không sử dụng insulin đúng cách để kéo glucose hoặc đường trong má.u vào tế bào để lấy năng lượng. Điều này có thể dẫn đến lượng đường trong má.u cao và một số biến chứng nghiêm trọng.
5 đồ uống tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường
Những đồ uống sau đây là sự lựa chọn tốt cho người mắc đái tháo đường:
Nước
Nước lọc là một trong những đồ uống tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Thức uống tốt nhất cho sức khỏe là nước. Hydrat hóa thích hợp ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần và mọi hệ thống trong cơ thể đều cần nước. Cũng có thể nhầm lẫn dấu hiệu khát với đói hoặc thèm đồ ngọt. Điều này khiến một số người uống nước ngọt và nước trái cây. Nếu cảm giác thèm ăn này xảy ra, tốt nhất nên uống một cốc nước lọc trước rồi xem cơ thể phản ứng như thế nào.
Nước có hương vị
Một số người chọn nước trái cây hoặc đồ uống có đường vì họ thấy hương vị của nước nhàm chán hoặc nhạt nhẽo. Có thể thêm hương vị bằng cách hòa nước với nước ép từ trái cây họ cam quýt, chẳng hạn như chanh, vỏ chanh hoặc một chút nước ép nam việt quất. Pha nước với trái cây như quả mọng cũng tạo thêm hương vị tốt cho sức khỏe.
Trà thảo dược
Trà thảo dược là một cách khác để tạo hương vị cho nước. Đun sôi lá của một số loại cây trong nước có thể mang lại cả hương vị lẫn lợi ích cho sức khỏe. Ví dụ, rễ cam thảo mang lại hương vị ngọt ngào nhẹ nhàng mà không làm tăng lượng đường trong má.u.
Sữa
Đôi khi cơ thể muốn nhiều hơn chỉ là nước. Sữa có thể là một lựa chọn tốt. Sữa bò, sữa đậu nành, sữa gạo hoặc sữa hạt có thể cung cấp calo, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải chọn những loại không đường.
Sữa bò, sữa gạo, sữa đậu nành đều bổ sung carbohydrate vào chế độ ăn và vì vậy phải tính đến điều này trong kế hoạch bữa ăn của mình.
Hầu hết các loại sữa hạt không đường đều có ít carbohydrate nhưng người mắc bệnh đái tháo đường phải kiểm tra thành phần dinh dưỡng của loại sữa mình lựa chọn và lưu ý xem có bao nhiêu carbs trong một khẩu phần để quản lý lượng đường trong má.u.
Nước ép trái cây nguyên chất với lượng vừa phải
Nước ép trái cây nguyên chất là phù hợp nhưng vì nước ép trái cây cung cấp đường từ trái cây, vì vậy người bệnh đái tháo đường chỉ nên tiêu thụ số lượng ít. Cần tính đến bất kỳ loại nước trái cây nào trong thực đơn bữa ăn. Ví dụ, một cốc nước cam tươi, chưa qua chế biến 248g chứa gần 26g carbohydrate, trong đó gần 21g là đường.
Khẩu phần ăn là yếu tố quan trọng để quản lý lượng carbohydrate nạp vào khi uống nước trái cây trong bữa ăn. Chỉ uống nước trái cây có thể khiến lượng đường trong má.u tăng đột biến, nhưng uống nước trái cây cùng với các thực phẩm khác, đặc biệt là protein hoặc chất béo có lợi cho sức khỏe và giúp ngăn ngừa điều này.
Ăn trái cây là một cách tốt để làm dịu cơn khát và nó mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng hơn nước trái cây.
3 loại đồ uống nên tránh khi mắc bệnh đái tháo đường
Nước soda, nước ngọt, cocktail trái cây và đồ uống có cồn là những loại người bệnh đái tháo đường nên tránh.
Những đồ uống sau đây không phải là lựa chọn tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường:
Nước soda, nước ngọt, nước tăng lực
Nước ngọt và đồ uống có đường khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, tăng cân và hội chứng chuyển hóa. Cân nặng quá mức là một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2, cả béo phì và đái tháo đường đều là đặc điểm của hội chứng chuyển hóa.
Đối với những người đã mắc bệnh đái tháo đường, loại đồ uống này cung cấp lượng đường lớn và cần tiêu hóa ít. Ngoài ra, những đồ uống này không gây no vì chúng chỉ chứa carbs đơn giản và không có chất xơ.
Uống soda mà không có thực phẩm lành mạnh có thể dẫn đến lượng đường trong má.u tăng đột biến. Tốt nhất nên tránh hoặc hạn chế uống soda, nước ngọt và nước tăng lực có đường để giảm nguy cơ tăng đột biến lượng đường.
Cocktail trái cây
Đồ uống này có thể có hương vị giống nước ép trái cây nhưng chúng thường chứa hàm lượng đường/si-rô ngô cao và chứa ít hoặc không có nước ép trái cây tự nhiên. Những thành phần này khiến lượng đường trong má.u tăng đột biến tương tự như soda.
Chúng cung cấp hàm lượng đường cao nhưng giá trị dinh dưỡng ít hơn nhiều so với nước ép trái cây nguyên chất 100%.
Có thể thưởng thức vừa phải nước ép trái cây tươi 100% nhưng nên lưu ý đến các loại cocktail trái cây pha sẵn không chứa nước trái cây thật.
Đồ uống có cồn
Hầu hết rượu không chứa đường nhưng bia có chứa carbohydrate và nhiều loại đồ uống có cồn có chứa đường. Điều này làm sự gia tăng lượng đường trong má.u và có nguy cơ tăng cân.
Rượu ảnh hưởng đến cách gan sản xuất glucose, điều này có thể dẫn đến lượng đường trong má.u giảm đột ngột hoặc hạ đường huyết. Những người sử dụng insulin nên nhận thức được tác động của rượu lên mức glucose. Uống rượu quá mức có thể dẫn đến bệnh gan và các vấn đề khác đối với người mắc bệnh đái tháo đường cũng như đối với những người khác, do đó mọi người nên uống có chừng mực.
Rượu có thể làm giảm lượng đường trong má.u. Đây có thể là một vấn đề đối với những người sử dụng insulin. Mặc dù người mắc bệnh đái tháo đường có thể uống một lượng nhỏ rượu nhưng Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị những giới hạn phù hợp sau đây:
1 ly mỗi ngày cho phụ nữ.
2 ly một ngày cho nam giới.
1 ly tương đương với: 30ml rượu mạnh, 150ml rượu vang, 360ml bia.
Người bệnh đái tháo đường nên uống đồ uống có cồn cùng với thức ăn để giảm nguy cơ lượng đường trong má.u thấp, không vượt quá giới hạn bác sĩ khuyến cáo, tính lượng carbohydrate hàng ngày, kiểm tra lượng calo và hàm lượng cồn trong bia mà mình uống.
Không bao giờ nên tiêu thụ đồ uống có cồn để thay thế carbohydrate cho thực phẩm. Thay vào đó, người bệnh nên hạn chế uống rượu và dùng nó ngoài chế độ ăn uống bình thường.
Chuyện gì xảy ra khi uống một cốc trà quế mỗi ngày? Uống một tách trà quế mỗi ngày không chỉ ngăn chặn lượng đường trong má.u tăng đột biến mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Uống trà quế sau bữa ăn có thể hỗ trợ tiêu hóa, tăng tốc độ trao đổi chất và kiểm soát lượng đường trong má.u. Quế còn là loại gia vị tuyệt vời...