4 lợi ích của việc múa cột
Duy trì thói quen múa cột có thể giúp bạn giảm cân nhanh chóng. Lâu nay, bộ môn pole dance (múa cột) thường bị gắn mác phản cảm.
Sau khi Jennifer Lopez áp dụng nó trong Super Bowl 2020, nhiều người đã có cái nhìn khác hơn. Theo Healthline, việc múa cột thường xuyên có thể giúp giảm cân và tăng cơ nhanh chóng. Ảnh: Medina Theatre.
1. Tập luyện cơ cốt lõi: “Bạn sẽ không bao giờ phải ngồi dậy hay gập bụng nhưng vẫn sở hữu thân hình 6 múi”, Joanna Pawelczyk – chuyên gia về múa cột cho biết. Ngoài ra, cô còn nhấn mạnh không có bài tập gym nào mang lại cho mình thân hình đẹp hơn cách gắn bó với cây sào. Ảnh: WallpaperUP.
2. Cardio: Để tập tăng nhịp tim, mọi người thường không chọn múa cột vì nghĩ nó không có chức năng này. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, hoạt động tim mạch là yếu tố quan trọng trong thói quen đu sào. Một buổi tập luyện có thể khiến bạn mệt mỏi vì phải thực hiện nhiều động tác cường độ cao liên tục trong 3-4 phút. Ảnh: The Daily Telegraph.
“Nếu muốn rèn luyện thân hình, bạn chỉ cần thực hiện thói quen này trong 3 tháng. Tùy thuộc vào mức độ, một bài tập tích cực có thể dễ dàng cung cấp nhịp tim cao nhất bạn cần cho sức khỏe”, Joanna tiết lộ. Ảnh: polefitnessstudio.
3. Nâng cơ và giảm cân: Múa cột giúp các bộ phận ở thân trên như cánh tay, vai và cơ bụng có thể trở nên săn chắc hơn. Bên cạnh đó, cơ ngực của bạn cũng được phát triển tương tự như khi thực hiện nhiều động tác chống đẩy. Ảnh: The Economist.
Về việc giảm cân, Joanna nói rằng múa cột không thể giúp bạn nếu duy trì một lần/tuần. Do đó, bạn phải đặt ra mục tiêu, kế hoạch rõ ràng để việc tập luyện diễn ra đều đặn. Hơn nữa, chế độ ăn lành mạnh cũng rất cần thiết. Bạn nên thuê huấn luyện viên cá nhân để hướng dẫn các bài tập đúng và theo dõi sát sao. Ảnh: Inkin.
4. Giúp quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn: “Nhiều người cho biết họ đốt cháy lượng lớn calories sau khi tập luyện hăng say. Bạn của tôi sở hữu một tiệm bánh ngọt và anh ấy không thể tránh khỏi cơn thèm ăn. Múa cột đã giúp việc trao đổi chất trong cơ thể anh tốt hơn”, Joanna kể. Theo nghiên cứu, bộ môn này còn giúp tiêu hao năng lượng khoảng 400-500 calories/giờ tập. Ảnh: Supplied.
Học "nữ hoàng phòng gym" Hana Giang Anh kĩ thuật squat
Squat là động tác luyện tập được cả nam và nữ yêu thích vì đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, bạn cần biết cách squat đúng kỹ thuật để bài tập này nhanh có tác dụng cũng như tránh được chấn thương đáng tiếc.
Squat là bài tập vận động toàn thân giúp định hình vóc dáng săn chắc, thon gọn rất hiệu quả. Các chuyên gia, huấn luyện viên đều công nhận đây là động tác có tác dụng nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều chị em có tâm lý e ngại vì động tác này đòi hỏi kỹ thuật đúng, nếu tập sai các chị em lại có thể làm tổn thương cột sống, gây đau lưng hoặc không có được kết quả như mong đợi.
Trong video đăng trên kênh YouTube Hana Giang Anh ngày 23/9, Hana đã hướng dẫn một số kĩ thuật squat chuẩn xác đồng thời giải thích lý do tại sao nhiều chị em squat nhưng không cảm nhận được tình trạng đau cơ ở vùng mông.
"Squat là động tác tác động vào hai nhóm cơ chính, một là nhóm cơ đùi trước và hai là nhóm cơ mông", Hana Giang Anh giải thích ngay ở đoạn mở đầu video.
Theo cô, kỹ thuật squat cơ bản của bài tập này là hai chân mở rộng bằng hông, mũi chân hướng ra ngoài một góc 45 độ, phần bụng hóp lại, xoay vai mở ngực về phía sau và lưu ý tránh bị võng lưng. Hana hướng dẫn các chị em giữ nguyên tư thế như vậy và chầm chậm ngồi xuống cho tới khi mông ngang bằng với đầu gối.
Giữ bụng hóp lại, lưng không bị võng và chầm chậm đưa mông xuống mới là kĩ thuật squat chuẩn. Ảnh: Hana Giang Anh.
Hana nhấn mạnh điều quan trọng nhất là phải mở đầu gối theo hướng mũi chân. "Khi mình mở đầu gối theo hướng mũi chân thì trọng tâm sẽ dồn ra má bên ngoài của lòng bàn chân, như thế các bạn sẽ không bao giờ bị đau mắt cá chân hoặc đau khớp gối", Hana cho biết.
Khi bạn mở đầu gối theo hướng mũi chân theo hướng dẫn của Hana thì bạn sẽ không bị đau mắt cá chân và khớp gối lúc tập squat. Ảnh: Hana Giang Anh.
Một lỗi khác mọi người hay mắc phải chính là việc cúi về phía trước quá nhiều. Hana giải thích, khi thực hiện động tác như vậy, chúng ta sẽ không thu được kết quả của bài tập do động tác trong tư thế sai sẽ không thể tác động trực tiếp vào mông.
Trước thắc mắc của nhiều người là tại sao tập squat chỉ vào đùi mà không vào mông, Hana giải thích khi thực hiện động tác ngồi xuống, chúng ta đang tác động vào hai nhóm cơ chính là cơ mông đùi sau và cơ đùi trước. Tuy nhiên, do nhóm cơ mông là nhóm cơ rất to và khỏe nên không dễ bị đau, còn đùi trước yếu hơn nên khi squat sẽ hay bị đau ở đùi hơn. "Yên tâm, không có động tác squat nào nó không vào mông cả", Hana nói.
Cũng theo cô nàng, squat là một động tác giúp phát triển cơ đùi và cơ mông một cách hoàn hảo. "Không có ai mông to mà đùi lại bé cả trừ khi là chúng ta bơm mông, thế nên là chúng ta cần có một đôi chân cân bằng, cân đối", Hana chia sẻ đầy hài hước.
Những giải đáp của Hana "gãi đúng chỗ ngứa" của nhiều người tập squat. "Em tìm mãi video chỉ squat chi tiết và đúng với tình trạng của em. Giờ thì có chị ròi. Cám ơn chị", tài khoản YouTube Quỳnh Thư để lại lời cảm ơn Hana dưới phần bình luận. "Chị Hana hướng dẫn tận tình quá và cũng mắc cười nữa", tài khoản Yến Nhii nhận xét.
6 bài tập trị đau mỏi vai gáy, cải thiện chứng gù lưng hiệu quả Chẳng riêng dân văn phòng hay hội học sinh, sinh viên mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng đau vai gáy, gù lưng nếu thường xuyên ngồi lâu một chỗ. Dưới đây là 6 bài tập hữu hiệu giúp khắc phục tình trạng này mà bạn nên thử ngay. Vấn đề rắc rối nhất thường gặp ở dân văn...