4 điều có thể làm hỏng thính giác mà nhiều người không biết
Một số thói quen và vật dùng hằng ngày có thể vô tình làm tổn hại thính giác mà nhiều người không hay biết. Nhận diện những rủi ro và áp dụng cách phòng ngừa có thể bảo vệ thính giác tốt hơn.
Nghe nhạc lớn bằng các loại tai nghe nhét vào lỗ tai có thể gây hại cho thính giác – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Để thính giác khỏe mạnh, mọi người cần chú ý những điều sau, theo The Healthy.
1. Máy sấy tóc
Máy sấy tóc có thể tạo ra tiếng ồn 85 decibel (dB), thậm chí lớn hơn. Dùng máy sấy tóc lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ bị suy giảm thính giác. Sử dụng càng lâu thì nguy cơ suy giảm càng cao, theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH).
2. Tai nghe
Nghe nhạc lớn bằng các loại tai nghe nhét vào lỗ tai có thể gây hại thính giác. Vì loại tai nghe này có thể nhét vào lỗ tai nên gần màng nhĩ hơn. Nếu bạn tăng âm lượng lớn để áp tiếng ồn xung quanh thì nguy cơ tổn hại thính giác sẽ cao hơn, theo The Healthy.
Video đang HOT
Nghe âm lượng ở mức vừa phải và không được quá 60% âm lượng của thiết bị được xem là ngưỡng an toàn với tai. Nếu bạn muốn loại bỏ tiếng ồn ào bên ngoài thì thay vì chỉnh âm thanh lớn hơn, hãy tìm mua loại tai nghe có thể chặn tiếng ồn, các chuyên gia khuyến cáo.
3. Không kiểm tra sức khỏe tai
Có nhiều nguyên nhân làm suy giảm thính giác, từ tắc nghẽn do ráy tai, vật lạ đến ù tai do viêm xoang. Ngoài ra, mọi người nên cẩn thận khi sử dụng tăm bông vì đầu tăm bông có thể mắc kẹt trong tai và gây nhiễm trùng.
4. Uống một số loại thuốc
Suy giảm thính giác có thể là tác dụng phụ của thuốc. Một số loại thuốc lợi tiểu dùng cho bệnh nhân suy tim, thuốc hóa trị, những loại kháng sinh như gentamicin và neomycin có thể làm tổn hại thính giác.
Khi mắc bệnh, điều trị khỏi bệnh trở thành ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, dùng liều cao có thể ảnh hưởng thính giác. Nếu thấy dấu hiệu này, người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ, theo The Healthy.
Chớ tin "lang vườn" trên mạng
Nhiều phương pháp "dân gian", "gia truyền" cho rằng có thể phòng và trị được Covid-19. Tuy nhiên, việc tin và thực hành theo là cực kỳ nguy hiểm
Hiện nay, đại dịch Covid-19 đang hoành hành ở nhiều quốc gia, vì vậy trên mạng đang lan truyền một số bí quyết tự chăm sóc bản thân cho rằng có thể phòng bệnh, thậm chí mau khỏi bệnh.
Những "bí kíp" phản khoa học
Vừa qua, trên kênh YouTube "Pham Tien Huynh" đăng tải một video clip trong đó một người đàn ông xưng tên Phạm Tiến Huynh, làm trong ngành y gần 20 năm, chia sẻ cách tạo "kháng thể nội sinh" bằng việc dùng máy sấy tóc sấy trên đỉnh đầu, cột sống, bẹn, nách, từ gáy đến vùng xương cùng... sẽ làm "tăng bạch cầu" để đẩy lùi Covid-19. Video đã nhận được rất nhiều lượt like.
Trước đó, một "bí quyết dân gian" chia sẻ trên mạng bài tập thở bụng, qua đó, trong khi thở cố dùng ống hút thổi không khí qua một chai nước muối sẽ giúp phòng Covid-19. Một số dân cư mạng khác thì chuyển cho nhau bí quyết xông tinh dầu chanh, sả... để trị Covid-19 tại nhà và cho rằng thông tin này do một bác sĩ (BS) từ Mỹ hướng dẫn.
Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), các "bí kíp" nói trên đều phản khoa học, tin và làm theo những cách phòng, chữa bệnh Covid-19 không được khuyến cáo bởi cơ quan y tế là hết sức nguy hiểm.
"Bạch cầu có sẵn trong tủy xương, lá lách chỉ được huy động khi cơ thể có mầm bệnh xâm nhập. Không có chuyện trời nóng hay sấy người cho nóng mà có thể "tăng bạch cầu" hay giúp cơ thể đầy lùi virus corona được. Thở bụng mà tống được virus cũng vô lý không kém. Với đặc tính cư trú trong vùng hầu họng, dù thở kiểu nào cũng không thể làm virus corona chủng mới SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 văng ra ngoài được" - BS Khanh giải thích.
Để phòng chống Covid-19, cách tốt nhất là tuân thủ hướng dẫn của cơ quan y tế. Trong ảnh: Một góc Bệnh viện điều trị Covid-19 Cần Giờ, TP HCM. (Ảnh chỉ có tính minh họa) - Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Với việc xông tinh dầu, BS Khanh tư vấn như sau: xông tinh dầu là phương pháp giải cảm dân gian sử dụng độ ẩm, độ ấm và đặc tính của tinh dầu (như một dạng kháng sinh thực vật) sẽ giúp diệt bớt tác nhân gây hại. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy tinh dầu có thể diệt được virus SARS-CoV-2.
Vừa qua, có thông tin cho rằng "việc cố nhịn thở 10 giây có thể giúp... tự chẩn đoán Covid-19". Tổ chức Y tế thế giới đã khẳng định việc nhịn thở không giúp chứng minh phổi bạn khỏe. Covid-19 chỉ có thể được xác định bằng xét nghiệm. Về thông tin này, BS Trương Hữu Khanh giải thích thêm: "Nếu đến lúc mà nhịn thở vài giây cũng không nổi, là bệnh nặng lắm rồi. Hoàn toàn không có cách nào phân biệt giữa triệu chứng Covid-19 với bệnh cảm cúm thông thường. Đừng cố gắng làm cách này cách khác để tìm hiểu xem mình bị cảm cúm hay Covid-19. Có triệu chứng hô hấp, nghi ngờ mình bệnh, hãy đến cơ sở y tế ngay".
Muốn tăng miễn dịch chỉ có phương pháp 4 T
Trở lại với video clip của ông Phạm Tiến Huynh, trong đó ông Huynh cho rằng Covid-19 là một dạng virus, mà virus thì kháng sinh không thể tiêu diệt được, còn vắc-xin thì chưa biết bao giờ mới có. Vậy nên chỉ có thể chủ động tăng cường hệ miễn dịch, số lượng bạch cầu trong cơ thể. Các hệ này gọi là "quân đội", khi quân đội khỏe lên, tăng số lượng lên, "địch" đến, "quân đội" sẽ tiêu diệt được "địch". Theo ông Huynh, cách đơn giản nhất là dùng máy sấy tóc hơ sấy các nơi trên cơ thể để kích thích tăng cường bạch cầu, hệ bạch huyết. Mỗi ngày sấy 1 lần sẽ sản sinh bạch cầu nhiều gấp 100 lần, giúp cơ thể chống lại virus.
ThS-BS Nguyễn Thanh Sang - Phó Khoa Vật lý trị liệu Bệnh viện quận 2, TP HCM - khẳng định cách dùng máy sấy hơ những vùng nói trên là không có tác dụng gì mà còn có nguy cơ gây phỏng da nếu hơ quá nhiều. ThS-BS Nguyễn Thanh Sang cho biết trong đông y chưa bao giờ có cách tăng cường hệ bạch huyết như vậy. Chỉ có phương pháp chườm nóng nách, bẹn để làm ấm kinh lạc, hỗ trợ trị bệnh chứ không có tác dụng tăng bạch cầu.
ThS-BS Nguyễn Thanh Sang cũng cảnh báo về "kiểu thở bụng" đang lan truyền trên mạng xã hội, kiểu thở này hoàn toàn không ngăn chặn được Covid-19, ngược lại thở sai cách có thể dẫn tới đột quỵ.
ThS-BS Nguyễn Thanh Sang cho biết trong y học cổ truyền, muốn tăng cường hệ miễn dịch, duy nhất chỉ có phương pháp 4T. Đó là: thực dưỡng, thuốc, thể thao và tinh thần. Trong những ngày này chỉ cần những bài tập thể dục phù hợp mỗi ngày tại nhà, không đi đâu xa, tinh thần lạc quan, ăn đầy đủ chất là đã tăng cường đầy đủ sức đề kháng cho cơ thể.
Một chuyên gia quản lý chất lượng Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM cũng cho biết lần đầu mới nghe thấy tăng đề kháng bằng hơ sấy. Theo vị chuyên gia huyết học này, với một số trường hợp bệnh lý về máu, muốn tăng bạch cầu phải dùng thuốc để kích thích sinh bạch cầu hoặc bạch cầu hạt từ người cho. Dùng máy sấy tăng bạch cầu hoàn toàn không có cơ sở khoa học.
Covid-19 hiện chưa có vắc-xin, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Thứ "vắc-xin" duy nhất chúng ta có chính là ý thức cộng đồng và việc rửa tay phòng bệnh" - BS Trương Hữu Khanh nhấn mạnh.
ANH THƯ - NGUYỄN THẠNH
Nghiên cứu khoa học chứng minh cha mẹ thường xuyên ôm con khiến não bộ bé phát triển toàn diện hơn Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng những em bé được cha mẹ ôm, vuốt ve thường xuyên sẽ có trí não phát triển hơn. Tiếp xúc với da thúc đẩy sự phát triển trí não của bé Da là cơ quan cảm giác lớn nhất của cơ thể con người và là hệ thống cảm ứng phân bố rộng rãi nhất của...