4 điều cần biết về huyết áp thấp
Huyết áp thấp là một bệnh thường gặp, xuất hiện cả ở nam giới lẫn nữ giới, ở lứa tuổi dậy thì và người cao tuổi.
Hiện nay, huyết áp thấp là một tình trạng khá phổ biến và tỷ lệ người bị huyết áp thấp đang ngày càng tăng.
Huyết áp thấp hay còn gọi là hạ huyết áp, nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách huyết áp thấp có thể gây ra một số căn bệnh nguy hiểm cho tim, khiến người bệnh bị ngất, choáng và còn dẫn tới một số bệnh liên quan đến hệ thần kinh, tuyến nội tiết.
Huyết áp thấp do đâu?
Huyết áp thấp là tình trạng giảm huyết áp toàn thân xuống giá trị thấp hơn 90/60 mmHg, xảy ra sau khi ăn, khi đứng lên, do sốc, căng thẳng hoặc một số tình trạng sức khỏe khác.
Huyết áp thấp do nhiều nguyên nhân gây ra. Đầu tiên là do không đủ thể tích trong lòng mạch máu, có thể do bệnh nhân bị thiếu máu (thiếu máu cũng do nhiều nguyên nhân, có thể do mất máu, chảy máu, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang trong kỳ kinh, hoặc một chấn thương gây mất máu).
Giảm thể tích cũng có thể do bệnh nhân bị mất nước do sốt cao, ói mửa, tiêu chảy, hoặc bệnh nhân ăn uống kém, thiếu nước, vận động quá nhiều gây toát mồ hôi và gây mất nước.
Một số bệnh lý về tim mạch như suy tim, rối loạn nhịp tim, bệnh lý nội tiết như tiểu đường, hạ đường huyết, suy giáp… Nhiều nghiên cứu cho thấy huyết áp thấp có yếu tố gia đình và chưa có bằng chứng cụ thể nào nói về mối liên hệ về di truyền và huyết áp thấp.
Một số người luôn có huyết áp thấp hơn bình thường, nhưng không gây ra triệu chứng nào, do đó không cần điều trị. Ở những người khác, huyết áp có thể giảm do tình trạng bệnh lý hoặc một số loại thuốc. Huyết áp thấp nguy hiểm nếu nó gây ra triệu chứng như chóng mặt, ngất xỉu, trong trường hợp nghiêm trọng là sốc.
Ở người bị huyết áp thấp, nếu tim, não, gan, phổi hay thận… không nhận đủ lưu lượng máu chứa oxy cần thiết có thể gây tổn thương các cơ quan này. Cũng như tăng huyết áp, trong trường hợp này nó cũng làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Huyết áp thấp có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị đúng cách.
Biểu hiện của huyết áp thấp
Mỗi người sẽ có những dấu hiệu cảnh báo khác nhau về tình trạng tụt huyết áp, có thể với bạn chỉ là hoa mắt, chóng mặt, nhưng với những người khác thì sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng. Hầu hết người mắc bệnh huyết áp thấp đều gặp một hoặc kết hợp nhiều triệu chứng sau đây:
- Mệt mỏi: Dấu hiệu này thường xuất hiện vào buổi sáng, người bệnh thường cảm thấy tinh thần mệt mỏi, chân tay tê buồn rã rời không có sức sống.
- Đau đầu: Mỗi người có mức độ và tính chất đau đầu khác nhau, thường đau nặng hơn ở vùng đỉnh đầu. Cơn đau đầu sẽ nặng hơn sau mỗi lần não căng thẳng hoặc hoạt động thể lực nặng.
- Choáng, ngất: Những người bị huyết áp thấp khi ở mức độ nghiêm trọng có thể sẽ có triệu chứng của ngất (tình trạng mất ý thức đột ngột).
- Thị lực giảm (nhìn mọi vật mờ đi): Thị lực bị giảm làm mờ mắt. Cách tốt nhất là bạn nên tìm một chỗ ngồi xuống và nghỉ ngơi, cho đến khi huyết áp và thị lực trở lại bình thường.
Video đang HOT
- Hoa mắt, chóng mặt: Thường xuất hiện vào những lúc thay đổi tư thế đột ngột như đứng dậy sau khi ngồi quá lâu, ngồi bật dậy khi đang nằm, hoặc khi đứng trong nhiều giờ liền.
- Mất tập trung: Khi cơ thể hạ huyết áp thì máu sẽ không đủ cung cấp đến não như bình thường, từ đó khiến các tế bào não không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng để hoạt động bình thường.
- Da lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt: Khi huyết áp thấp, chân tay của bạn thường có cảm giác bị tê cóng và lạnh ở bên trong cơ thể. Nguyên nhân là do cơ thể bạn không thể duy trì việc tưới máu và cung cấp oxy đến da, gây giảm thân nhiệt.
Ngoài ra, người huyết áp thấp còn có các biểu hiện tim đập nhanh, nhịp thở nhanh, khó thở. Có cảm giác hồi hộp, lợm giọng và buồn nôn là dấu hiệu khi huyết áp bị thấp… Dấu hiệu của huyết áp thấp tuy không đến rầm rộ như huyết áp cao, nhưng những gì nó gây ra lại làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến chất lượng công việc và cuộc sống hàng ngày.
Chế độ dinh dưỡng có thể giúp chúng ta phòng ngừa bệnh huyết áp thấp.
Huyết áp tụt đột ngột nên làm gì?
Huyết áp giảm đột ngột nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏo. Vì vậy, bạn cần nắm vững một số biện pháp để cải thiện tình trạng này, cụ thể:
Ngừng ngay mọi hoạt động đang làm, cho người bệnh từ từ nằm xuống mặt phẳng chắc chắn. Tư thế chân cần kê cao trên gối để giúp tăng cường tuần hoàn máu. Nơi nằm nghỉ cần yên tĩnh, thoáng đãng, tránh môi trường quá nóng hay quá lạnh.
Sau đó người bệnh cần được bổ sung nước bằng nước điện giải, nếu không thì uống nhiều nước lọc hoặc một ly nước pha ít muối hay đường.
Dùng tay massage huyệt thái dương.
Khi triệu chứng đã giảm cũng không nên đột ngột ngồi dậy, vì có thể sẽ bị tụt huyết áp trở lại, thay vào đó hãy từ từ thay đổi tư thế.
Nếu áp dụng những biện pháp này mà tình hình không cải thiện hoặc trở nên trầm trọng hơn như lú lẫn, đau đầu dữ dội, buồn nôn… hoặc trường hợp tụt huyết áp kèm chấn thương, thì cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
Phòng ngừa bệnh huyết áp thấp
Huyết áp thấp có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị đúng cách. Do đó, biện pháp bảo vệ sức khỏe khỏi bệnh huyết áp thấp hiệu quả nhất là phòng ngừa bệnh. Có thể phòng ngừa bệnh huyết áp thấp bằng những cách sau đây:
Chế độ dinh dưỡng người bị huyết áp thấp cần chú ý ăn 10 – 15g muối mỗi ngày. Ăn nhiều chất dinh dưỡng, đủ bữa, đặc biệt bữa sáng rất quan trọng. Để ngăn ngừa huyết áp giảm đột ngột sau bữa ăn, nên chia nhỏ những bữa ăn thành nhiều lần trong ngày và cần cố gắng hạn chế những thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, gạo, cháo, nui, bánh mỳ…
Trong chế độ ăn uống hàng ngày cần bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa các thành phần như protein, vitamin C và tất cả các loại vitamin thuộc nhóm B. Một số thức ăn đồ uống có tác dụng tăng huyết áp như: Cà phê, nước chè đặc, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, hạt sen, long nhãn, táo tàu, quả dâu, nho khô, hạnh nhân, trà cam thảo, gừng… rất tốt cho việc kiểm soát huyết áp thấp.
Không nên dùng những thức ăn có tính lợi tiểu như: Rau cải, râu ngô, dưa hấu, bí ngô…
Uống nhiều nước có thể giúp tăng thể tích máu, làm giảm một trong những nguyên nhân tiềm tàng gây huyết áp thấp. Ngoài ra, uống nước cũng giúp tránh tình trạng mất nước. Không sử dụng đồ uống có cồn, có ga.
Người huyết áp thấp cần sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc (7 – 8h/ngày). Người bị huyết áp thấp rất hay bị hoa mắt, chóng mặt mỗi khi thay đổi tư thế, vì vậy khi ngồi dậy cần phải từ từ. Nằm ngủ nên gối đầu thấp, chân cao. Nên tắm nước nóng để tăng cường lưu thông máu, nhưng không được tắm quá lâu. Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh xúc động quá mạnh như sợ hãi, lo lắng, buồn chán… có thể càng làm huyết áp hạ thêm.
Tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng (10 – 15 phút/ngày) như đi bộ, cầu lông, bóng bàn. Nên tránh các môn thể thao dễ gây chóng mặt như nhào lộn, nhảy, điền kinh. Tuy nhiên, không nên hoạt động ngoài trời khi nhiệt độ đang lên cao.
Với những người bị huyết áp thấp, việc thăm khám định kì là vô cùng cần thiết để cân bằng sức khỏe.
Chỉ số huyết áp và nhịp tim thế nào là bình thường?
Đo huyết áp và nhịp tim là 2 chỉ số cơ bản được dùng làm căn cứ để đánh giá tình trạng sức khỏe của một người.
Theo BSCKI. Vũ Thanh Tuấn, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, huyết áp ở mỗi người không giống nhau và khác nhau ở thời điểm đo, độ tuổi, giới tính. Tuy nhiên, chỉ số huyết áp chuẩn vẫn được tính trong khoảng mức nhất định, đó là huyết áp tâm thu từ 90-140 mmHg; huyết áp tâm trương từ 60-90 mmHg.
Chỉ số huyết áp dao động trong giới hạn này được coi là bình thường. Nếu huyết áp dưới ngưỡng hoặc vượt ngưỡng trên sẽ là dấu hiệu cảnh báo sự bất thường về sức khỏe.
Cao huyết áp thường gặp ở người lớn tuổi và những người có bệnh nền. (Ảnh minh họa)
Về chỉ số nhịp tim, BS Vũ Thanh Tuấn cho biết, nhịp tim được tính là số lần tim co bóp (đập) trong khoảng thời gian 1 phút.
Ở người khỏe mạnh bình thường, nhịp tim ở các thời điểm khác nhau cũng có sự thay đổi và khác biệt nhất định. Khi ở trạng thái nghỉ ngơi hay thư giãn, nhịp tim thường thấp hơn và ngược lại, nếu vận động mạnh thì nhịp tim sẽ nhanh hơn. Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim thường liên quan mật thiết đến nhau.
Nhịp tim bình thường được tính ở mức chuẩn là 60 - 90 lần/phút với người trưởng thành khỏe mạnh. Nhịp tim trung bình của trẻ sơ sinh là khoảng 100 - 160 lần/phút, trẻ 1 tuổi khoảng 80 - 130 lần/phút, trẻ 6 tuổi là khoảng 70 - 110 lần/phút.
Ngoài con số này, tất cả các chỉ số nhịp tim có sự chênh lệch quá lớn so với mức chuẩn đều là những dấu hiệu cảnh báo bất thường mà chúng ta không nên chủ quan.
Thông qua chỉ số đo huyết áp và nhịp tim, bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán sơ bộ về tình trạng sức khỏe của một người.
Các vấn đề về huyết áp
Huyết áp thấp: Chỉ số huyết áp tâm thu
Huyết áp thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là do bệnh lý về tim mạch, mang thai, trọng thương hay thiếu dinh dưỡng.
Cao huyết áp: là tình trạng chỉ số huyết áp cao hơn mức bình thường cho phép. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và những người bệnh nền.
Đây được cho là căn bệnh có khả năng "giết người thầm lặng" bởi những bộc phát về tăng huyết áp có thể gây tai biến, đột quỵ, tỷ lệ tử vong cao.
Các bệnh lý về tim mạch, nhịp tim
Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim thường liên quan mật thiết đến nhau. Nếu huyết áp tăng hoặc giảm cũng thường dẫn đến nhịp tim bất thường. Các bệnh lý về huyết áp cũng kéo theo bệnh lý về tim mạch. Chỉ số của nhịp tim sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được tình trạng sức khỏe của người bệnh. Chỉ số này thường gặp phải những vấn đề như:
Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim không đều, tần số nhịp tim thay đổi nhanh hoặc chậm không ổn định.
Nhịp tim chậm: Tim đập chậm
Nhịp tim nhanh: Tim đập nhanh hơn mức bình thường dẫn đến tình trạng hồi hộp, lo âu, đánh trống ngực, khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực.
Nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn nhịp tim thường là do người bệnh bị rối loạn dẫn truyền do một số bất thường cấu trúc của tim, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bị đái tháo đường, mắc bệnh tim bẩm sinh, cường giáp,... hoặc một số nguyên nhân khác.
Yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp, nhịp tim
Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim có sự thay đổi nhất định đối với mỗi người chứ không cố định ở một mức độ nào đó. Các chỉ số này đều bị ảnh hưởng bởi những yếu tố cả bên trong và bên ngoài.
Do bệnh lý
Những người bệnh nền luôn có chỉ số huyết áp và nhịp tim không ổn định, thường là huyết áp cao và rối loạn nhịp tim. Tùy theo tình trạng của bệnh mà chỉ số huyết áp và nhịp tim có sự thay đổi khác nhau. Nếu bệnh nhân có huyết áp không ổn định thì thường nhịp tim cũng sẽ không đạt ở mức chuẩn.
Do thể trạng
Những người thừa cân, béo phì thường, chỉ số đo huyết áp và nhịp tim cao hơn mức bình thường. Ngược lại, những người gầy gò, ốm yếu, xanh xao luôn có huyết áp thấp hơn. Đây đều là những thể trạng không đảm bảo về sức khỏe và cần được cải thiện.
Thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt thường ngày ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số huyết áp và nhịp tim. Những người thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, uống rượu, bia đều có huyết áp đo được cao hơn mức bình thường. Chỉ số nhịp tim vì thế cũng cao hơn mức chuẩn.
Do lối sống
Việc duy trì thói quen thể dục thể thao đều đặn, ăn uống lành mạnh luôn là yếu tố hàng đầu giúp ổn định chỉ số huyết áp và nhịp tim trong cơ thể. Đây cũng chính là giải pháp tốt để mỗi người tự biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân.
Có thể thấy, chỉ số đo huyết áp và nhịp tim là cơ sở hàng đầu để đánh giá sức khỏe một người có đảm bảo khỏe mạnh bình thường hay không.
Những người có nguy cơ cao bị tăng huyết áp hoặc các vấn đề về tim mạch nên thường xuyên theo dõi các chỉ số này để có giải pháp phòng ngừa bệnh tật hay xử lý nhanh những trường hợp khẩn cấp, tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra.
Lào Cai: Trung úy công an hiến máu cứu sống bệnh nhân bị thủng tạng rỗng Chiều 8/11, Công an huyện Văn Bàn (Lào Cai) cho biết, Trung úy Bùi Ngọc Sang vừa hiến máu kịp thời, cứu sống 1 bệnh nhân là người dân tộc thiểu số, bị thủng tạng rỗng. Trung úy Bùi Ngọc Sang, Công an huyện Văn Bàn (Lào Cai) hiến máu kịp thời cứu sống bệnh nhân bị thủng tạng rỗng. (Ảnh: QUỲNH TRANG)...