Cứu sống thai phụ bị tăng áp động mạch phổi nặng
Đối diện với nguy cơ đột tử do mắc bệnh tim mạch, một sản phụ mang thai 31 tuần tuổi được các bác sĩ thực hiện ca mổ khẩn để kịp cứu sống cả mẹ lẫn con.
Chị N.T.D. (33 tuổi, ngụ tỉnh Tiền Giang) có tiền sử hở van 3 lá 4/4 và tăng áp động mạch phổi cách đây 4 năm. Người bệnh được bác sĩ xếp vào nhóm sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm khi mang thai nhưng do có thai ngoài ý muốn nhưng lại quá mong con nên quyết định giữ thai. Thai phụ khám thai tại phòng khám tư.
Giữa tháng 10, chị D. thấy mệt, khó thở tăng dần kèm ho khan nhiều, đi tái khám tại Bệnh viện Tim Tâm Đức (TPHCM) ghi nhận tình trạng suy tim tăng cần theo dõi sát thai kỳ và lâm sàng. Bệnh nhân sau đó tiếp tục ở nhà, thấy mệt và khó thở tăng dần, phải ngồi, không ngủ được.
Ngày 23/10 thai phụ khám lại và được siêu âm tim với kết quả hở van 3 lá nặng mức độ 4/4, tăng áp lực động mạch phổi nặng, giãn buồng tim phải, suy tim mức độ 4, được chẩn đoán tình trạng suy tim tăng, có chỉ định mổ sinh khi tình trạng bệnh nặng hơn.
Bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Hùng Vương (TPHCM) ngày 26/10, được chẩn đoán con đầu, thai 31 tuần, ngôi đầu, chưa chuyển dạ. Mẹ hở van 3 lá nặng, tăng áp động mạch phổi nặng. Thai phụ được theo dõi sức khỏe thai, siêu âm ước lượng cân thai khoảng 1.600-1.700 gram và tiêm hỗ trợ phổi và truyền thuốc bảo vệ não thai nhi vì thai non tháng.
Video đang HOT
1 ngày sau, các bác sĩ tiến hành hội chẩn khi nhận thấy sản phụ trong tình trạng khó thở, mức độ suy tim tăng dần. Bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh nhân rất nặng cần mổ lấy thai cấp cứu và hồi sức tim mạch trước, trong và sau mổ. Đồng thời liên hệ ê-kíp hồi sức và ngoại khoa Bệnh viện Tim Tâm Đức chuẩn bị sẵn sàng mổ lấy thai ngay trong đêm.
Các bác sĩ của cả 2 bệnh viện thống nhất chuyển bệnh nhân qua Bệnh viện Tim Tâm Đức để chấm dứt thai kỳ. Ca mổ được cho là cân não bởi sản phụ có thể đối diện với nguy cơ bất ngờ lên cơn suy tim cấp và đột tử, chính vì thế bác sĩ của hai bệnh viện đã phải chuẩn bị chu đáo mọi phương án xử trí trước mổ và tập trung cao độ để giữ huyết áp của bệnh nhân ổn định trong thời gian phẫu thuật. May mắn, mọi thứ diễn thuận lợi.
Bé gái nặng 1.700 gram ngay sau khi rời cơ thể mẹ, đã được các bác sĩ hỗ trợ hô hấp tại phòng mổ trước khi đưa về khoa Sơ sinh Bệnh viện Hùng Vương áp dụng chế độ chăm sóc dành cho trẻ chào đời non tháng.
Sau 10 ngày phẫu thuật và theo dõi, tình trạng sức khỏe của em bé đã ổn định. Riêng người mẹ sau khi được chăm sóc và theo dõi diễn tiến suy tim cấp và cũng đã được xuất viện.
Theo bác sĩ, bệnh lý tăng áp phổi là tình trạng tăng bất thường áp lực động mạch phổi. Nếu không được điều trị, tăng áp phổi vô căn có thể dẫn đến tử vong.
Ăn dồi lợn mua ngoài chợ, người đàn ông phải cắt bỏ 2 bàn chân, các ngón tay
Người đàn ông 39 tuổi ở Nghệ An sốt cao sau khi ăn dồi lợn 4 ngày và được chẩn đoán mắc liên cầu lợn, phải thở máy, sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, buộc phải cắt bỏ hai bàn chân, các ngón ở cả hai bàn tay.
Ngày 1/11, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thông tin về ca bệnh mắc liên cầu lợn rất nặng đang điều trị là Đ.V.T ( 39 tuổi, Nghệ An). Anh T. có tiền sử bị gút phát hiện cách 7 năm và điều trị thuốc không thường xuyên; có sở thích hay ăn nem, chạo, thịt lợn sống.
Bốn ngày trước khi nhập viện, gia đình anh T mua lòng lợn ở ngoài chợ về ăn. Bệnh nhân có ăn miếng dồi lợn. Một ngày sau, bệnh nhân xuất hiện sốt 39-40 độ, mệt nhiều, đi khám tại phòng khám tư chẩn đoán sốt virus, kê đơn hạ sốt về uống.
Nam bệnh nhân đã phải cắt cụt hai bàn chân, đầu các ngón tay do nhiễm liên cầu lợn.
Tuy nhiên, tình trạng sốt không cải thiện, trên người bệnh nhân xuất hiện các nốt ban dày đặc. Bệnh nhân được gia đình đưa tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An trong tình trạng sốt cao liên tục, xuất hiện ban hoại tử tăng dần vùng đầu chi, mũi mặt, chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn và được chuyển đến Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn S.suis (vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn) và bệnh gout, được chỉ định đặt ông nội khí quản thở máy.
ThS.BS Phạm Văn Phúc, Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Khi nhập viện, bệnh nhân trong tình trang sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, viêm phổi, phải can thiệp thở máy, lọc máu... Hiện tại bệnh nhân đã thoát được cơn nguy kịch. Tuy nhiên các đầu chi ngón tay, ngón chân đã bị hoại tử.
Sau 7 ngày điều trị hồi sức tích cực, nam bệnh nhân được chuyển sang Khoa Ngoại Chấn thương, Chỉnh hình và Thần kinh cột sống, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để phẫu thuật tháo khớp các chi hoại tử ở tay và chân.
Sau khi hội chẩn, bệnh nhân đã được tiến hành mổ cấp cứu để loại bỏ phần hoại tử. Sau 3h phẫu thuật, các bác sĩ đã cắt bỏ 2 bàn chân và phần ngón ở 2 bàn tay.
Để phòng bệnh liên cầu lợn, theo ThS. BS Phạm Văn Phúc, người dân nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y, tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Đặc biệt phải nấu chín thịt lợn khi ăn. Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn.
Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống. Phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín
Thiếu vitamin D có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta như thế nào? Thiếu vitamin D trong cơ thể có thể dẫn đến một loạt vấn đề sức khỏe như suy giảm nhận thức, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hệ thống miễn dịch suy yếu,... Thiếu vitamin D là tình trạng xảy ra khi một người không có đủ lượng vitamin D trong cơ thể. Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất...