4 địa chỉ thưởng thức trà chiều sang trọng ở quận 1
Bạn có thể lên kế hoạch cùng gia đình tìm đến các không gian thanh lịch, ấm cúng để thưởng thức trà và nhâm nhi bánh.
Lifestyle gợi ý loạt quán trà, bánh phù hợp để bạn cùng gia đình, người thân trải nghiệm và đánh giá dựa trên các tiêu chí:
Không gian thanh lịch, trang nhã
Bầu không khí thoải mái, riêng tư
Thực đơn phong phú
Hương vị món hấp dẫn, cách trình bày đẹp mắt
Chất lượng phục vụ của nhân viên
MOJO Boutique Coffee
Địa chỉ: Nguyễn Huệ và Nguyễn Thị Minh Khai
Thời gian phục vụ trà chiều: 13-18h
Mức giá: 299.000-399.000 đồng/combo trà chiều cho 2-3 người
Ảnh: MOJO Boutique Coffee, qchi.1206.
- Tọa lạc tại trung tâm quận 1, với thiết kế mang đậm dấu ấn châu Âu bán cổ điển, đây là một trong những địa chỉ thưởng trà sang trọng. Khung cảnh nổi bật với quầy bar, cầu thang xoắn ốc, bức tường họa tiết châu Âu…
- Bầu không khí dễ chịu, như một khoảng lặng tinh tế giữa thành phố tấp nập. Chỗ ngồi được bố trí khoảng cách hợp lý, có góc riêng tư phù hợp cho cá nhân, hội nhóm hoặc gia đình quây quần.
- Thực đơn trà phong phú. Một số hương vị nổi bật gồm trà xanh hoặc trà thảo mộc trái cây, trà đen hoa ngũ cốc, trà hoa nhài, trà trắng hương hoa hồng, trà xanh hương vani và dâu tây… Ngoài ra, tiệm cũng phục vụ một số loại trà trái cây cùng các loại bánh Âu, cà phê, sinh tố, nước ép, cocktail.
- Giá nước cao, song chất lượng và hình thức khá tương xứng.
- Nhân viên phục vụ lịch sự, tuy nhiên chưa thực sự chuyên nghiệp trong một vài tình huống.
Đánh giá chung: 4/5
Park Hyatt Saigon
Địa chỉ: Công Trường Lam Sơn
Thời gian phục vụ trà chiều: 14-17h
Mức giá: Từ 590.000 đồng/người
Ảnh: ParkHyattSaigon.
- Khách sạn sở hữu lối thiết kế tinh tế, thanh lịch và sang trọng. Mọi chi tiết, cách sắp đặt tại đây mang sự kết hợp tinh túy của hai nền văn hóa Pháp – Việt.
- Khu vực Park Lounge nằm trong khách sạn Park Hyatt là điểm dừng chân lý tưởng để bạn tận hưởng đồ uống, thưởng trà. Không gian sáng với những cửa sổ cao và chùm đèn pha lê rực rỡ.
- Bầu không khí yên tĩnh, văn minh, giúp bạn có những buổi thư giãn, trò chuyện dễ chịu cùng người thân.
Video đang HOT
- Thứ hai đến thứ sáu, khách có thể chọn set trà chiều cho 2 người giá từ 900.000 đồng. Thứ bảy và chủ nhật, bạn có cơ hội trải nghiệm buffet trà chiều với giá khoảng từ 590.000 đồng/người, bao gồm các món mặn, ngọt và thức uống nóng.
- Mức giá cao, song hình thức trình bày và chất lượng món khá tương xứng.
- Chất lượng và thái độ phục vụ của nhân viên chưa thực sự đồng đều.
Đánh giá chung: 4/5
The Reverie Saigon
Địa chỉ: Nguyễn Huệ và Đồng Khởi
Thời gian phục vụ trà chiều: 14-17h
Mức giá: Từ 588.000 đồng/người
Ảnh: TheReverieSaigon.
- Với không gian sang trọng, nhà hàng Café Cardinal tại khách sạn The Reverie Saigon gây ấn tượng với lối thiết kế Italy.
- Nơi đây mang đến không khí thư thái và giàu cảm hứng, lý tưởng để bạn cùng gia đình thưởng thức tiệc trà chiều phong cách hè nhiệt đới.
- Với phần SALON DE THÉ từ 588.000 đồng/người, bạn có cơ hội thưởng trà và lựa chọn thêm bánh mì kẹp, bánh ngọt, bánh nướng, bánh scone được phục vụ kèm mứt và kem béo.
- Hương vị tươi mới từ trái cây theo mùa như xoài, dứa, ổi, chanh dây, vải, chuối và dừa được kết hợp cùng các loại trà Dammann Frères. Hình thức món được phục vụ hấp dẫn, kích thích vị giác.
- Nhân viên thân thiện, chu đáo.
Đánh giá chun g: 5/5
RuNam d’Or
Địa chỉ: Công xã Paris
Thời gian phục vụ trà chiều: 14-17h
Mức giá: 350.000 đồng/người
Ảnh: RuNamdOr.
- Nằm ở vị trí đắc địa cạnh Nhà thờ Đức Bà, địa chỉ này có nét cổ kính của một tòa nhà đậm dấu ấn lịch sử, vừa khoác lên mình “chiếc áo” sang trọng kiều diễm phong thái Tây phương.
- Nơi đây sở hữu bầu không khí ấm cúng, không gian sang trọng. Chỗ ngồi có cả trong nhà và ngoài sân, lý tưởng để gia đình bạn thưởng thức trà chiều kiểu Anh. Ngoài trời nhiều cây cảnh, bàn bố trí khá gần nhau. Trong nhà có khu phòng riêng.
- Không chỉ có cơ hội thưởng các hương vị trà hoa cúc, hoa hồng, hoa nhài… hay cà phê, bạn cũng có thể nhâm nhi món mặn như bánh flan bí đỏ nấm Truffle, bánh tart, bánh sừng bò, sandwich cá hồi. Danh sách bánh ngọt cũng phong phú không kém với Lava, Fruit tart, Tiramisu, Red velvet…
- Blooming Tea Set có tháp bánh 3 tầng mang nhiều loại bánh ngọt và mặn, vẻ ngoài nhiều sắc màu hấp dẫn. Nhìn chung mức giá cao, chất lượng tạm ổn.
- Nhân viên phục vụ chỉ ở mức tương đối.
Đánh giá chung: 4/5
Chẳng cần lò nướng chuyên dụng, làm bánh Trung thu đơn giản, an toàn tại nhà chỉ bằng những thiết bị sẵn có
Nếu muốn tự tay làm ra những chiếc bánh Trung thu dành tặng gia đình và bạn bè nhưng không có lò nướng, hãy tham khảo các cách trong bài viết dưới đây.
Những chiếc bánh nướng, bánh dẻo luôn là một phần không thể thiếu trong dịp Tết Trung thu. Bên cạnh việc mua sẵn, nhiều gia đình yêu thích cách tự tay làm nên những chiếc bánh để cả nhà cùng thưởng thức, cũng như là món quà ý nghĩa để dành tặng người thân, bạn bè.
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng, liệu không có lò nướng chuyên dụng thì có làm bánh Trung thu được hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể.
Ảnh minh họa.
Trên thực tế, bánh Trung thu được hoàn thành khi cả phần vỏ bánh và phần nhân bên trong được chín đều, đủ để thưởng thức. Bên cạnh lò nướng chuyên dụng, các thiết bị gia dụng có tính năng hâm, hấp, làm nóng, nướng chín thực phẩm đều có thể tạo ra những chiếc bánh Trung thu.
Có thể kể tới như nồi chiên không dầu, lò vi sóng hay ngay cả chiếc nồi cơm điện vô cùng quen thuộc trong căn bếp mỗi gia đình. Nếu bạn đang muốn tự tay làm ra những chiếc bánh Trung thu cho gia đình mình, thì hãy tham khảo ngay các cách dưới đây.
Lò vi sóng và nồi cơm điện cũng có thể làm bánh Trung thu. (Ảnh minh họa)
Ban đầu, cần chuẩn bị những nguyên liệu cơ bản như bột mì để làm vỏ bánh, nhân bánh tùy sở thích, có thể làm nhân trà xanh, đậu xanh, khoai môn, thập cẩm..., thêm vào đó là khuôn làm bánh và cân.
Đó đều là những nguyên liệu dễ tìm, dễ mua ở các siêu thị, cửa hàng tạp hóa hay trên các sàn thương mại điện tử.
1. Với nồi chiên không dầu
Kể từ khi xuất hiện, nồi chiên không dầu dần trở thành "con cưng" trong căn bếp của nhiều gia đình. Nó giúp đơn giản hóa công việc nấu nướng, đặc biệt là các bước chiên rán trước đây vốn rất tốn công. Hoạt động với cơ chế như một chiếc lò nướng thu nhỏ, nồi chiên không dầu hoàn toàn có thể làm ra được những mẻ bánh Trung thu chất lượng, an toàn.
Nồi chiên không dầu có thể làm bánh Trung thu một cách dễ dàng. (Ảnh Nguyenkim)
Để làm được một chiếc bánh Trung thu, ban đầu ta cần sơ chế và làm phần vỏ và nhân bánh. Ví dụ dưới đây sẽ là với chiếc bánh nhân đậu xanh.
Làm nhân bánh:
Bước 1: Tiến hành làm nhân đậu xanh bằng cách vo và ngâm đậu xanh. Thời gian ngâm sẽ vào khoảng 2 giờ đồng hồ để đậu xanh được mềm.
Bước 2: Sau khi hoàn thành công đoạn ngâm, nấu đậu xanh trong khoảng 20 phút cho đến khi đậu chín mềm, rồi vớt ra, cho vào máy xay để xay nhuyễn.
Bước 3: Cần cô đặc phần đậu xanh vừa xay nhuyễn lại để có độ sệt nhất định. Ta cho đậu xanh vào chảo, bật bếp, thêm 100g đường, nửa thìa muối, sau đó cho chảo lên bếp và bật ở lửa nhỏ. Bổ sung thêm 2 thìa dầu dừa hoặc dầu ăn vào hỗn hợp trên bếp.
Bước 4: Sau một thời gian đun nhất định, thêm tiếp vào 1 thìa nước và nửa thìa bột mì rồi khuấy đều. Lúc này, hỗn hợp nhân đậu xanh trên bếp sẽ dần cô đặc lại. Vậy là đã tạo thành phần nhân bánh.
Nếu muốn thêm màu cho nhân, bạn có thể tách phần đậu xanh vừa tạo thành nhiều phần, rắc bột ca cao hoặc bột trà xanh lên.
Hoàn thành phần nhân bánh. (Ảnh Bách hóa xanh)
Làm vỏ bánh:
Lấy 240g bột mì, 160 nước đường, 30ml dầu ăn, 20g bơ đậu phộng, 1 lòng đỏ trứng gà, trộn đều tất cả các nguyên liệu trên vào với nhau cho đến khi chúng có độ kết dính nhất định.
Đây chính là phần vỏ bánh. Khác với các bánh thông thường, vỏ bánh Trung thu cần tuân thủ con số cụ thể về định lượng cho từng chiếc bánh. Vì vậy, ta cần chia hỗn hợp vừa rồi ra thành nhiều phần khác nhau và vo viên, mỗi viên nặng khoảng 42g.
Hoàn thành phần vỏ, rồi nặn bánh. (Ảnh Bách hóa xanh)
Vậy là ta đã có đầy đủ nhân bánh và vỏ bánh. Giờ thì tiến hành nặn bánh bằng cách đặt phần vỏ lên tấm giấy nến, cán mỏng rồi đặt nhân vào trong. Gấp nhẹ nhàng các mép vỏ, sao cho vỏ bao kín phần nhân. Cuối cùng là vo tròn chúng lại.
Ở công đoạn này, cần đảm bảo sao cho vỏ bánh áp sát vào nhân, không tạo thành các khoảng trống. Bởi nếu có khoảng trống, khi nướng bánh sẽ dễ bị nứt.
Sau khi nặn bánh xong, dùng khuôn tạo hình có sẵn đè và giữ bánh trong khoảng 30 giây. Vậy là ta đã có tạo hình chiếc bánh Trung thu rồi, giờ thì mang đi nướng ngay thôi.
Nặn phần vỏ bánh bao quanh nhân bánh sao cho kín. (Ảnh Bách hóa xanh)
Dùng khuôn tạo hình cho bánh. (Ảnh Bách hóa xanh)
Cho vào nồi chiên không dầu:
- Cho bánh vào nồi, thông thường 1 lòng nồi sẽ đặt được khoảng 4 - 5 chiếc bánh.
- Pha hỗn hợp dùng để quét bánh khi nướng, giúp bánh có độ bóng và đẹp mắt hơn, bằng 1 lòng đỏ trứng gà và 4 thìa sữa tươi không đường.
- Nướng bánh trong nhiệt độ 150 độ C và thời gian 5 phút.
- Sau khi hết chu trình 1, lấy bánh ra và để nguội, rồi phết hỗn hợp vừa pha lên xung quanh bánh.
- Tiếp tục nướng chu trình 2, cũng trong 5 phút và với 150 độ C.
Và giờ chúng ta đã có thành phẩm là chiếc bánh nướng thơm lưng, ngon miệng.
Nướng bánh bằng nồi chiên không dầu và lặp lại chu trình 2 lần. (Ảnh Bách hóa xanh)
2. Với lò vi sóng
Cũng tương tự như nồi chiên không dầu, lò vi sóng cũng có chức năng tương tự như một lò nướng, làm ấm, nóng thực phẩm. Tuy nhiên, trước khi tiến hành làm bánh Trung thu bằng lò vi sóng, hãy kiểm tra xem thiết bị nhà mình có chế độ "Grill" không. Nếu có, tức là lò vi sóng nhà bạn có thể nướng bánh.
Các công đoạn là nhân và vỏ bánh cũng tương tự như trên. Tuy nhiên, trước khi nướng bánh, cần khởi động trước chế độ "Grill" ở nhiệt độ 200 độ C khoảng 10 - 20 phút để lò nóng.
Sau đó, cho bánh vào và nướng trong thời gian 10 phút. Tương tự như cách làm với nồi chiên không dầu, sau khi kết thúc chu trình đầu, phết lên mặt bánh lớp hỗn hợp trứng rồi tiếp tục cho vào nướng tiếp.
Với lò vi sóng, lặp lại chu trình nướng 3 lần. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, bạn sẽ cần lặp lại quá trình này 3 lần.
Với cách làm bánh Trung thu bằng lò vi sóng, thành phẩm khi hoàn thành sẽ có phần hơi cứng. Bạn hãy để bánh vài giờ thậm chí qua 1 ngày để bánh mềm ra, khi ăn sẽ ngon miệng hơn.
3. Với nồi cơm điện
Nồi cơm điện là thiết bị gia dụng có sẵn trong mọi gia đình, và đây cũng là cách dễ nhất để làm ra những mẻ bánh Trung thu ngay tại nhà mà chẳng cần lò nướng chuyên dụng.
Trước khi làm bánh bằng nồi cơm điện, bật nồi cơm điện ở chế độ nấu trong 15 phút để làm nóng nồi trước. Sau đó, quét một lớp mỏng dầu ăn vào nồi để tránh việc bánh bị dính, rồi mới cho bánh đã nặn vào nồi.
Tiếp tục dùng chế độ nấu để nướng bánh. Ở nồi cơm điện sẽ có tính năng là không cần đặt giờ, khi nồi nóng đủ thời gian sẽ tự nhảy sang chế độ làm ấm. Bạn đợi chế độ ấm 15 phút rồi lại ấn nút nấu.
Nồi cơm điện cũng là thiết bị có khả năng làm bánh Trung thu dễ dàng, đơn giản tại nhà. (Ảnh minh họa)
Lặp đi lặp lại chu trình này 2 - 3 lần để hoàn thành việc làm bánh. Để các mặt bánh chín đều, trong thời gian nấu bạn cũng có thể lật lên lật lại.
Có thể thấy, việc làm bánh Trung thu vốn không cầu kì và khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ. Không quan trọng làm bằng thiết bị gì, mà công đoạn quan trọng nhất khi làm bánh Trung thu sẽ là làm vỏ và nhân bánh.
Tuy nhiên, cách làm bằng nồi chiên không dầu, lò vi sóng hay nồi cơm điện như thế này sẽ chỉ phù hợp với số lượng bánh ít. Còn nếu lượng bánh nhiều, sử dụng lò nướng chuyên dụng vẫn là phương án tốt nhất.
Chúc các bạn thành công trong việc tự tay làm ra những mẻ bánh Trung thu cho gia đình trong mùa trăng năm nay!
Vào khu xứ Quảng ở TP.HCM ăn mì Nếu bạn thèm một món gì đó rất miền Trung giữa lòng TP.HCM thì khu ngã tư Bảy Hiền (Tân Bình) là điểm đến lý tưởng. Đây là nơi tập trung người miền Trung đông đúc và lâu đời. Đã hơn 31 năm trôi qua, quán vẫn nằm chốn cũ nhưng bảng hiệu đã thay tên. Chủ quán đã không còn nên con...