4 cách giúp tăng hệ miễn dịch của trẻ
Với thời tiết thay đổi thất thường, trẻ sẽ dễ nhiễm vi rút, dẫn đến mắc bệnh cúm hoặc cảm lạnh. Những gợi ý dưới đây có thể giúp bạn cải thiện hệ miễn dịch của trẻ, từ đó giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Cho trẻ vận động nhiều để giúp tăng hệ miễn dịch – Ảnh: Shutterstock
Khuyến khích tập thể dục
Theo nghiên cứu, trẻ thừa cân mắc các bệnh truyền nhiễm cao gấp hai lần so với trẻ bình thường. Tập thể dục giúp tăng khả năng kháng bệnh truyền nhiễm của các bạch cầu. Vì vậy, khuyến khích trẻ tham gia mọi hoạt động thể chất sau khi tan học, có thể là bơi lội, đạp xe, đá bóng…
Cách tốt nhất để khuyến khích trẻ tập thể dục là bạn tham gia tập luyện cùng trẻ.
Cung cấp các bữa ăn lành mạnh
Cố gắng cung cấp các bữa ăn đầy đủ trái cây và rau củ cho trẻ vì những loại rau củ, trái cây rất giàu vitamin C và chất chống ôxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Có thể cho trẻ ăn dâu tây, đu đủ, ổi, quả việt quất, cà chua, bông cải xanh và khoai lang…
Giảm đường
Một chế độ ăn có hàm lượng đường cao có thể làm suy yếu khả năng miễn dịch. Theo các nghiên cứu, ăn một muỗng cà phê đường có thể làm suy giảm hệ miễn dịch trong suốt 4 giờ.
Ngủ đúng giờ
Thiếu ngủ có thể khiến trẻ dễ nhiễm bệnh. Vì vậy, cho trẻ ngủ đúng giờ và đủ giấc. Theo các chuyên gia, trẻ trước độ tuổi tiểu học cần khoảng 9 giờ ngủ mỗi ngày.
Video đang HOT
Thế Phương
Theo Thanhnien
10 cách đơn giản chữa mất ngủ
Tình trạng mất ngủ trong thời gian ngắn có thể do căng thẳng, chế độ dinh dưỡng không hợp lý hoặc thay đổi nhịp độ sống. Lưu ý và thực hiện những điều sau đây có thể giúp bạn không còn lo lắng và lấy lại giấc ngủ ngon.
1. Ngủ đúng giờ
National Sleep Foundation (Tổ chức Chăm sóc Giấc ngủ Hoa Kỳ) khuyên rằng nên thực hiện đều đặn việc đi ngủ và thức dậy đúng giờ để tránh bị mất ngủ. Bạn cũng không nên ngủ ngày quá nhiều, thay vào đó là nên thường xuyên ra ngoài hấp thụ năng lượng tự nhiên và đừng quên tắt hết đèn khi đi ngủ.
2. Ăn khỏe, ngủ tốt
Ăn uống điều độ, không bỏ bữa và ăn nhiều vào buổi sáng là chìa khóa giúp bạn chữa trị bệnh mất ngủ. Không nên ăn quá nhiều buổi tối, cơ thể vẫn phải hoạt động để tiêu hóa thức ăn thay vì được nghỉ ngơi. Tránh tiêu thụ thực phẩm nhiều chất béo hay dầu mỡ trước khi đi ngủ vì có thể gây trào ngược và khiến bạn thức giấc nửa đêm.
3. Cắt giảm caffeine
Chất caffeine tồn tại trong cơ thể hơn 7 tiếng và sẽ gây mất ngủ. Do đó, bạn không nên uống cà-phê vào buổi chiều muộn. Hơn nữa, caffeine còn gây lợi tiểu, chúng khiến bạn đi vệ sinh nhiều buổi tối và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Rượu cũng có tác hại tương tự. Theo Trung tâm Y khoa Đại học Maryland, khoảng 10%-15% trường hợp mất ngủ kinh niên là do lạm dụng chất kích thích, trong đó có rượu. Uống nhiều rượu sẽ gây gián đoạn giấc ngủ. Bạn chỉ nên uống 1 hoặc 2 ly rượu mỗi ngày.
4. Tập yoga
Yoga nhẹ nhàng trước khi ngủ sẽ giúp tâm trí và cơ thể tập trung vào giấc ngủ. Bạn có thể thực hiện những tư thế đơn giản trên giường như ngồi thiền, duỗi người hoặc xoay người theo các bước sau:
Đầu tiên, bạn ngồi bắt chéo chân xếp bằng, để 2 tay lên đùi, thả lỏng phần vai, nhắm mắt lại và hít thở trong vài phút. Sau đó, uốn cong phần lưng về phía trước và duỗi thẳng 2 tay đặt lên giường. Giữ nguyên tư thế trong ít phút. Tiếp theo, nằm thẳng người trên giường, hai tay ôm đầu gối ép sát vào ngực. Xoay chân về bên trái, còn đầu thì hướng về bên phải. Hạ chân và làm tương tự phía còn lại.
5. Sử dụng sản phẩm tự nhiên
Thuốc ngủ có thể gây các tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi và nghiện chất kích thích. Do đó, bạn nên thay thế bằng các sản phẩm có thành phần tự nhiên như melatonin - một hóc-môn được sản xuất trong cơ thể để kiểm soát chu kỳ giấc ngủ. Khi có tuổi, mức độ melatonin sẽ giảm. Vì vậy, bạn cần bổ sung hóc-môn này cho cơ thể.
6. Ăn quả cherry
Cherry là loại trái cây tuyệt vời để tăng cường nồng độ melatonin. Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Texas (Mỹ), một trong những cơ quan hàng đầu thế giới về melatonin cho rằng, vị chua của cherry có thể giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ tự nhiên của cơ thể và tăng hiệu quả giấc ngủ. Ngoài ra, uống nước ép cherry đã được chứng minh giúp cơ thể ngủ nhiều hơn 90 phút mỗi đêm.
7. Không sử dụng các thiết bị điện tử trước giờ ngủ
Để có được giấc ngủ ngon, bạn không nên sử dụng điện thoại di động, laptop, iPad hay xem ti-vi trên giường. Ánh sáng từ thiết bị điện tử gây kích thích trí não, khiến bạn tốn nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ.
8. Tập thể dục đều đặn
Nhiều người cho rằng tập thể dục vào buổi chiều sẽ gây khó ngủ, nhưng điều đó còn phụ thuộc vào cơ thể mỗi người. Bạn nên tập thể dục vào thời gian có thể khiến cơ thể thoải mái, hạnh phúc nhất và thực hiện đều đặn. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng tập thể dục thường xuyên giúp người mắc bệnh mất ngủ ít bị trầm cảm hơn và tăng năng lượng.
9. Làm mát cơ thể khi đi ngủ
Khi nhiệt độ cơ thể xuống thấp, cơ thể bắt đầu sản xuất melatonin. Do đó, bạn nên giữ nhiệt độ phòng ngủ khoảng từ 20-25 độ C. Tắm nước nóng trước khi đi ngủ cũng giúp giảm nhiệt độ cơ thể và ngủ dễ dàng hơn.
10. Từ bỏ thuốc lá
Nicotine là chất kích thích tự nhiên, khiến cơ thể tỉnh táo và hay thức giấc nửa đêm. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng những người hút thuốc lá sẽ khó ngủ gấp 4 lần so với người không hút thuốc.
Theo prevention.com
Ích lợi từ nước khổ qua Nước ép từ rau củ đắng như khổ qua có thể giúp cải thiện nhiều chứng bệnh. Ảnh: Shutterstock Để tránh vàng da, bạn nên thường xuyên uống nước ép từ khổ qua. Cách này có thể giúp mát gan, phục hồi làn da và cải thiện hệ miễn dịch. Uống một ly nước khổ qua đắng làm trẻ hóa tế bào gan,...