4 cách đơn giản kết hợp tập thể dục giảm cân vào cuộc sống bận rộn hằng ngày
Trong cuộc sống bận rộn bạn khó có thể tìm ra được thời gian để tập luyện giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm cân. Tại sao không kết hợp hoạt động thể chất trong thời gian biểu chật kín của mình?
Béo phì và tiểu đường ngày càng trở thành những căn bệnh phổ biến trên khắp thế giới. Nguyên nhân chính của xu hướng này là phong cách sống và chế độ ăn uống mà mọi người thực hiện hằng ngày.
Thực đơn hằng ngày thường tập trung vào những thức ăn nghèo dinh dưỡng và thức ăn nhanh, thay vì một chế độ ăn khỏe mạnh và cân bằng. Những hoạt động thể chất cũng bị hạn chế ở mức tối đa, điều này làm tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường cùng một số những bệnh rối loạn nghiêm trọng khác.
Nắm bắt được vai trò của việc hoạt động thể chất đối với sức khỏe, nhiều người cố gắng dành ra khoảng thời gian để ăn uống một cách lành mạnh hơn và tập thể dục như yoga, gym, chạy bộ…
Một số khác quá bận rộn với guồng quay của cuộc sống nên không thể làm được điều đó dù nắm rõ vấn đề. Dưới đây là 4 cách đơn giản để bạn có thể kết hợp các hoạt động thể chất vào ngay trong guồng quay bận rộng của cuộc sống mà bạn đang theo đuổi, vừa giúp tăng cường sức khỏe, vừa giảm cân.
Tự đi mua sắm tại cửa hàng tạp hóa, siêu thị
Đa phần chúng ta đều phải đến các cửa hàng tạp hóa, siêu thị để mua sắm những đồ dùng, thực phẩm cần thiết cho gia đình hằng ngày. Dù vậy, với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, nhất là ở các đô thị lớn, nhiều ứng dụng trên điện thoại thông minh đã cung cấp đầy đủ các dịch vụ mua sắm và giao hang tận nhà.
Tuy nhiên, tự đi mua sắm thay vì sử dụng những dịch vụ vận chuyển có thể là cách tốt để nâng cao sức khỏe. Điều này giúp bạn kết hợp hoạt động thể chất (đi bộ) vào trong thói quen mua sắm hằng ngày mà không tốn nhiều thời gian hay khiến bạn mệt mỏi.
Cho dù đang ở nơi làm việc hay ở nhà, leo cầu thang ở bất cứ đâu, bất kì khi nào, bạn cũng nên thực hiện.
Nếu bạn sống trong một tòa nhà cao tầng, bạn có thể đi xuống hoặc đi lên bằng thang máy một vài tầng trước, sau đó hãy leo thang bộ số lượng tầng phù hợp với khả năng. Đây có thể là cách hay để bạn tập thể dục mà không cần đến phòng tập, hơn nữa, việc leo cầu thang giúp bạn tập luyện cùng lúc nhiều nhóm cơ khác nhau, rất tốt cho sức khỏe mà lại giúp giảm cân.
Tập vài bài tập giãn cơ tại bàn làm việc
Rất khó để tìm thấy thời gian cho việc đi bộ hoặc nghỉ ngơi trong lúc làm việc. Nếu bạn không thể tìm thấy thời gian cho việc này, hãy đứng dậy và làm một vài bài tập giãn cơ cạnh bàn làm việc.
Bạn cũng có thể hít thở sâu để cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc. Điều này không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà nó cũng nâng cao hiệu quả làm việc của bạn.
Tập yoga cho cơ mặt
Video đang HOT
Khi công nghệ tiến bộ, việc sử dụng màn hình máy tính, điện thoại, tivi… chiếm phần lớn thời gian. Điều này dẫn đến chứng rối loạn thị lực và thị lực yếu.
Hãy nhắm mắt và di chuyển mắt qua lại, nhìn xa, nhìn gần và cho mắt nghỉ ngơi trong một vài phút sau khoảng 1 đến 1.5 tiếng làm việc với máy tính, điện thoại. Ngoài ra, bạn có thể tập một vài bài yoga cho cơ mặt, điều này vừa giúp mắt bạn khỏe mạnh vừa đánh tan mỡ trên mặt và cơ thể cảm thấy sảng khoái.
Các bài tập yoga cho cơ mặt
“Yoga cho cơ mặt nên được tập luyện hằng ngày nếu như bạn muốn nhìn thấy kết quả tích cực”, chuyên gia yoga cơ mặt tại Skin Fit Gym ở Los Angeles, cô Koko Hayashi chia sẻ. “Mỗi ngày 30 phút (có thể chia nhỏ thành nhiều lần) tập yoga cơ mặt, ít nhất trong 5 tháng, bạn có thể trông thấy mình trẻ ra đến vài tuổi”. Dưới dây là 5 bài tập yoga cơ mặt được cô Hayashi giới thiệu.
Bài tập “Warm Up”
1. Bài tập “Warm Up”
Hít vào, giữ hơi ở miệng, phồng miệng rồi thở ra. “Những rung động ở miệng và môi càng mạnh thì càng tốt cho cơ mặt. Cơ môi là cơ quan trọng trên khuôn mặt. Bằng cách tập cơ môi, các cơ trên mặt cũng được thả lỏng”, cô Hayashi chia sẻ.
Bạn nên tập ít nhất một lần (nhiều nhất 3 lần) 1 ngày hoặc thực hiện bất kì khi nào bạn cảm thấy áp lực.
Bài tập “Slim Your “Tech Neck” Double Chin”
2. Bài tập “Slim Your “Tech Neck” Double Chin”
Giữ vai xuôi, thả lỏng, nâng cằm lên sao cho cằm và cổ tạo thành một đường thẳng. Sau đó, chu môi làm môi mỏ vịt và thè lưỡi, giữ nguyên tư thế trong 5 giây, tập làm 3 lần.
Đảm bảo cằm bạn mở rộng và giữ cho cổ căng ra. Hayashi lưu ý nếu như tập bài tập này bạn không cảm thấy mỏi thì nó sẽ không có hiệu quả.
Bài tập này nên tập từ 1 – 2 lần mỗi ngày.
Bài tập “Smooth Smile Lines”
3. Bài tập “Smooth Smile Lines”
“Nếu bạn không cười, bạn sẽ không tập luyện được cho cơ má”, Hayashi cho biết. Hãy đẩy lưỡi sang một bên miệng, làm như vậy lần lượt ở cả 2 bên má. Đẩy lưỡi sang cả hai bên má được tính làm 1 lượt, làm như vậy 5 lượt.
Thực hiện bài tập này một lần một ngày.
Bài tập “Firm Up Saggy Cheeks and Jowls”
4. Bài tập “Firm Up Saggy Cheeks and Jowls”
Hãy méo miệng sang một bên, giữ như vậy trong 10 giây để đạt hiệu quả giãn cơ.
Thực hiện 3 lần một ngày là tốt nhất.
Bài tập “Fight Eye Wrinkles and Crow’s Feet”
5. Bài tập “Fight Eye Wrinkles and Crow’s Feet”
Mở miệng nói “A”, bặm môi, mắt mở to, nhìn hướng lên trên trong khi đầu và vai không di chuyển. Giữ tư thế này trong 3 giây.
Thực hiện bài tập này 1 lần 1 ngày hoặc hơn.
Nguồn (Source): Times Now New và Good Housekeeping
Theo Helino
Những tín hiệu cảnh báo bạn đã vận động quá sức
Hoạt động thể chất đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng với điều kiện có chế độ rèn luyện phù hợp. Nếu xuất hiện những tín hiệu sau đây, hãy cẩn thận vì rất có thể bạn đã vận động quá sức.
Cơ thể xuất hiện những biểu hiện này là lời cảnh báo bạn đã vận động quá sức
Thân thể mệt mỏi và khó phục hồi
Sau khi vận động thể chất, cảm giác cơ thể mệt mỏi là biểu hiện rất bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài bất thường trong suốt khoảng 2 - 3 ngày mà không có dấu hiệu hồi phục thì bạn nên cảnh giác.
Khi cơ thể hoạt động quá giới hạn chịu đựng của sức khỏe, cường độ vận động lại lớn và dài sẽ khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, nghiêm trọng hơn còn gần như không có sức lực và khó lấy lại trạng thái bình thường. Lúc này, bạn cần điều chỉnh chế độ luyện tập cho phù hợp hoặc tạm thời nghỉ ngơi nhiều hơn.
Đau nhức cơ liên tục
Nếu bạn mới bắt đầu rèn luyện thể chất, hoặc do thiếu giai đoạn khởi động hợp lý thì sau khi vận động có thể bị đau nhức cơ nhưng sẽ nhanh chóng thuyên giảm và khỏi hẳn, thường thì sau 3 ngày là trở lại bình thường.
Nhưng nếu tình trạng đau cơ có dấu hiệu nghiêm trọng và kéo dài thì rất có thể đây là tín hiệu cảnh báo bạn đã vận động với cường độ quá cao. Tích cực massage cơ và tạm ngưng hoạt động mạnh sẽ giảm bớt cơn đau nhức, nếu không giảm thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra.
Khó thở, nôn ói
Một số người sau khi vận động đột nhiên cảm thấy rất khó thở, đồng thời ăn uống vào là nôn hết ra ngoài. Đây cũng có thể là biểu hiện khi bạn hoạt động thể chất không hợp lý, khiến cho sức chịu đựng của cơ thể bị tổn thương và có phản ứng lại.
Biện pháp khắc phục là nên cải thiện chế độ rèn luyện phù hợp hơn với thể chất cũng như sức khỏe của bạn. Ngoài ra, trước khi vận động khoảng 2 tiếng nên ăn uống vừa phải, như vậy giúp bạn không bị mất sức mà cũng không bị nôn ói nếu hoạt động ngay sau bữa ăn.
Chóng mặt khi vận động
Ngay khi bạn thực hiện các bài tập thể chất nếu xuất hiện tình trạng chóng mặt, choáng váng thì cần cảnh giác, đây có thể là báo động cơ thể bạn đã quá sức, ảnh hưởng đến huyết áp. Khi vận động cường độ cao sẽ khiến huyết áp dao động, lượng oxi trong máu cũng giảm xuống nên gây chóng mặt.
Lúc này, bạn nên tạm ngưng hoạt động thể chất, đồng thời điều chỉnh kế hoạc luyện tập, cần tiến hành từng bước và với cường độ nhẹ hơn, đặc biệt là chú ý đừng bỏ qua động tác khởi động vì nó giúp làm nóng cơ thể và giúp bạn dễ thích nghi hơn khi thay đổi cường độ vận động.
Chất lượng giấc ngủ kém đi
Một trong những lợi ích của luyện tập thể chất chính là giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên nếu kết quả ngược lại khiến bạn càng bị mất ngủ, khó ngủ sâu, cơ thể mệt mỏi thì có thể đây là hệ quả của việc vận động quá sức gây nên.
Vậy vận động bao lâu thì thích hợp nhất?
Trong tình huống thông thường và căn cứ vào trạng thái sức khỏe mỗi người thì thời gian mỗi lần luyện tập kéo dài khoảng 15 - 60 phút là hợp lý. Tuy vậy, cũng do thể chất mỗi người khác nhau nên không thể vận động một cách máy móc để tránh tổn thương cơ thể. Chỉ cần luyện tập sao cho bạn cảm thấy khỏe khoắn sau vận động, ngủ tốt hơn, tinh thần sảng khoái là an toàn nhất.
Thiên Khuê
Nguồn: Familydoctor, Sina/emdep
Làm ngay những việc này để bảo vệ sức khỏe gia đình khi thời tiết giao mùa Thời tiết giao mùa với những thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển, nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tất cả mọi người, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ bởi khả năng miễn dịch kém. Những lưu ý sau sẽ giúp bảo vệ sức khỏe gia đình bạn...