4 biểu hiện tưởng bình thường ở trẻ sơ sinh nhưng cho thấy trí não trẻ kém phát triển, bố mẹ cần sớm phát hiện
Một số biểu hiện sớm ở trẻ sơ sinh cho thấy trí não bé chậm phát triển hơn so với trẻ cùng tuổi.
Sự ra đời của mỗi đứa trẻ đi kèm với niềm vui và rất nhiều hy vọng của cả gia đình. Tuy nhiên, cũng có những em bé lớn lên không như kì vọng của ông bà, cha mẹ. Song khi phát hiện con có những dấu hiệu “kém” hơn bạn bè cùng lứa tuổi, bố mẹ đừng vội buồn nghĩ rằng đã hết cơ hội bởi sự hỗ trợ, định hướng của người chăm sóc có thể giúp trẻ cải thiện đáng kể.
Kể từ sinh cô con gái tên Ninh Ninh, hai vợ chồng Mai Phương phải đi làm cả ngày nên bà ngoại giúp cô chăm con. Bà luôn sợ Ninh Ninh đói nên hễ thấy cháu khóc, bà liền đi pha một bình sữa bột. Do ăn nhiều sữa nên mới 3 tháng tuổi, cô bé Ninh Ninh đã nặng gần 9kg.
Thấy con mãi không biết lẫy, bà mẹ mới đưa đi khám, may mà chưa quá muộn (Ảnh minh họa).
4 tháng tuổi, Ninh Ninh vẫn không thể lẫy. Mai Phương định đưa con đi khám nhưng bà nói chắc bé hơi mũm mĩm nên biết lẫy muộn. Cho rằng bà đã nuôi 3 con, dạn dày kinh nghiệm nên Mai Phương nghe theo, yên tâm không đưa con đi bệnh viện nữa.
Đến 6 tháng tuổi, Mai Phương lại quá sốt ruột vì con vẫn chưa biết lẫy nên quyết định đưa bé đi khám. Sau một loạt các bước thăm khám kĩ lưỡng, bác sĩ kết luận ban đầu là Ninh Ninh chậm phát triển trí tuệ, thậm chí còn còi xương vì bé uống sữa nhiều mà lười ăn dặm.
Bác sĩ nói may mắn là cô bé mới 6 tháng tuổi nên có thể hỗ trợ và điều chỉnh kịp thời.
Với sự phát triển của y học hiện đại, các xét nghiệm sàng lọc trước sinh có thể giúp mẹ bầu sớm phát hiện dị tật bẩm sinh của con nhưng trẻ có thông minh hay không thì không thể biết được. Thông thường, những trẻ có trí não chậm phát triển so với các bé khác phải đến 1 tuổi mới phát hiện ra.
Video đang HOT
Trẻ có trí não kém phát triển thể hiện qua khả năng ngôn ngữ và hành vi chậm hơn. Càng lớn lên, trẻ càng chậm so với bạn cùng tuổi, học lực kém, không tập trung chú ý, khả năng vận động tinh và vận động thô đều thua kém, ngôn ngữ chậm phát triển, khả năng giao tiếp khó khăn.
Nếu trẻ rơi vào tình trạng có trí não chậm phát triển ở mức nhẹ, khi phát hiện sớm, điều trị và phục hồi chức năng, đồng thời bố mẹ hỗ trợ trong việc tương tác với con thì trẻ sẽ có thể hồi phục lại mức bình thường. Vì thế, khi chăm sóc trẻ, bố mẹ nên sớm phát hiện các dấu hiệu thể hiện trí não trẻ kém phát triển càng sớm càng tốt.
Vậy những “tín hiệu” nào cho thấy một em bé có trí não chậm phát triển trong giai đoạn sơ sinh?
1. Cho ăn rất khó
Bé cực kì khó ăn dù là bú mẹ hay bú bình, quá trình bú hay bị chảy nước ra ngoài chứng tỏ trí não kém phát triển (Ảnh minh họa).
Trẻ sơ sinh được sinh ra để ăn và bú là bản năng của bé. Nếu em bé không thể bú vú mẹ hoặc bú bình sau khi sinh, dễ bị chảy nước ra ngoài trong quá trình bú, đó có thể là dấu hiệu của em bé trí não kém phát triển.
Ở giai đoạn ăn dặm, một số bé có biểu hiện tiết nhiều nước bọt và khó nuốt khi ăn, điều này cũng cho thấy có thể dây thần kinh não bị tổn thương, trí tuệ kém phát triển hơn so với trẻ bình thường.
2. Phản ứng chậm với các kích thích bên ngoài
Ngay cả những em bé sơ sinh nhỏ xíu cũng đã biết phản ứng với các kích thích bên ngoài, chẳng hạn như nhiệt độ và cơn đau. Trẻ nhỏ hơn 2 tháng tuổi sẽ khóc để thể hiện sự không hài lòng; trẻ hơn 2 tháng tuổi đã có thể tương tác với người lớn để thể hiện niềm vui, tức là biết cười.
Nếu bé không phản ứng đáng kể với các kích thích bên ngoài và không chịu cười sau 2 tháng, có nghĩa là sự phát triển trí tuệ của bé chậm và cần được chú ý.
Sự phát triển các khả năng vận động thô của trẻ diễn ra thường xuyên, chẳng hạn như ngẩng đầu trong 15 ngày, lật người trong 3 tháng, ngồi dậy sau 6 tháng, đứng lên trong 9 tháng, đi bám vào đồ vật trong 12 tháng và tự đi vững, chạy nhảy trong vòng 24 tháng. Sự phát triển của bé dù nhanh hay chậm cũng chỉ chênh lệch khoảng chừng 1-2 tháng, nếu bé quá chậm so với các mốc phát triển của trẻ bình thường, có thể đó là dấu hiệu cho thấy trí não chậm phát triển.
4. Bé không phản ứng với mọi người
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều mà trẻ sơ sinh thích nhất là được quan sát khuôn mặt của người lớn và chúng có thiên hướng thể hiện cảm xúc tự nhiên đối với các biểu hiện trên khuôn mặt người bé bế. Nếu em bé không bao giờ nhìn vào mặt người và không dám nhìn người khác, nó có thể là dấu hiệu của sự chậm phát triển trí tuệ.
Đây chính là khoảng thời gian bé hay bị sốt nhất dưới 1 tuổi, cha mẹ cần tìm hiểu và phòng tránh
Trẻ dưới 1 tuổi có một giai đoạn rất hay bị sốt. Cha mẹ phải tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh cho con.
1. Giai đoạn bé hay bị sốt nhất dưới 1 tuổi
Theo nhiều nghiên cứu thì giai đoạn trẻ từ 6 tháng tuổi rất hay gặp tình trạng sốt do cơ thể cần thay đổi để thích nghi với những điều mới trong cuộc sống.
2. Nguyên nhân gây sốt
Do thay đổi chế độ ăn uống
Từ 0 tới 6 tháng tuổi, bé chủ yếu bú sữa mẹ để lấy dinh dưỡng và đề kháng. 6 tháng tuổi trở đi, trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Cách ăn uống thay đổi, bé cần thời gian để thích nghi, khi bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp có thể từ chối đồ ăn dặm trong khi sữa không còn đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Cơ thể thiếu chất sẽ hiện tượng sốt.
Do thay đổi điều kiện sống
Trẻ sơ sinh có khả năng vận động kém trước 6 tháng tuổi, hầu hết thời gian chúng nằm hoặc được bố mẹ bế, cơ thể có ít khả năng tiếp xúc với vi khuẩn, hệ miễn dịch không bị đe dọa. Nhưng khi lớn hơn, khả năng vận động được cải thiện, trẻ dễ tiếp xúc với mầm bệnh trong quá trình ngồi, đứng, bò. Thời gian và số lượng tiếp xúc càng nhiều thì khả năng lây nhiễm sẽ tăng lên. Và khi vi trùng xâm nhập vào cơ thể bé, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng lại, gây ra hiện tượng sốt.
Theo quan điểm phát triển, sốt chỉ là biểu hiện của sự thích nghi với sự phát triển của bé. Nếu bé có sự chuyển đổi không tốt về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt ở giai đoạn này sau 6 tháng tuổi thì khả năng sốt sẽ tăng lên, nhưng nếu cha mẹ phòng ngừa sớm thì có thể phòng tránh được cho con.
3. Đề phòng trẻ sơ sinh bị sốt, bố mẹ nhất định phải làm
Điều chỉnh khẩu phần ăn cho bé hợp lý
Để đảm bảo sức khỏe cho bé, cha mẹ cần bổ sung dinh dưỡng toàn diện, có thể điều chỉnh dần tỷ lệ sữa và thức ăn bổ sung trong giai đoạn chuyển tiếp, đồng thời tăng lượng thức ăn bổ sung hợp lý để trẻ dễ chấp nhận. Điều này giúp trẻ dễ thích nghi hơn với đồ ăn dặm và đảm bảo lượng dinh dưỡng.
Mặc quần áo cho trẻ hợp lý
Hầu hết các bậc cha mẹ đều sợ con bị lạnh nên mặc nhiều quần áo. Thực tế cho thấy, mặc quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, bên cạnh đó thân nhiệt của trẻ em lại thường cao hơn người lớn. Do đó cha mẹ nên tăng giảm quần áo tùy theo vị trí cổ và lưng của bé, vừa giữ ấm hiệu quả vừa tránh bé bị tăng thân nhiệt quá cao dẫn tới sốt.
Bé 3 tháng tuổi bú ít ngủ nhiều có sao không, mẹ nên làm gì? Bé 3 tháng tuổi bú ít ngủ nhiều là tình trạng các con bú ít hơn 6-8 lần/ngày và ngủ nhiều hơn 18 giờ/ngày. Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi bú ít có nguy cơ bị còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu chất so với bé bú đủ sữa, ngủ đủ giấc không? Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này ra...