38 công dụng của muối ai cũng nên biết vì tính ứng dụng cực lớn
Muối rất rẻ, và có thể xem là nguồn tài nguyên vô tận. Không những rẻ, hữu dụng, mà còn rất đa năng. Với một lọ muối nhỏ, các mẹ xem thử có thể làm được những gì nhé:
1. Chăm sóc nhà cửa
Đuổi kiến: Rắc muối ở cửa ra vào, ngách cửa sổ và bất cứ chỗ nào kiến chui vào trong nhà. Lý do là vì kiến sợ không dám bò lên muối.
Dập tắt lửa bùng cháy vì dầu mỡ: Nếu lửa bùng cháy vì dầu mỡ thì bạn hãy dập tắt ngọn lửa với muối (không dùng nước vì dầu nóng sẽ bay tung tóe).
Giữ nến khỏi chảy khi đốt: Nhúng cây nến mới vào trong một dung dich muối đậm đặc trong vài giờ rồi lau cho thật khô, thì cây nến sẽ không chảy mau khi đốt lên.
Giữ cho hoa đã hái được tươi: Thêm môt chút muối vào nước cắm hoa thì hoa sẽ được tươi lâu hơn.
Cắm hoa giả: Cho muối vào bình cắm hoa giả rồi thêm chút nước lạnh. Khi muối khô sẽ giữ các hoa giả tại chỗ.
Sửa tường: Muốn bít các lỗ đinh hoặc vết lở trên tường thạch cao, lấy 2 muỗng muối và 2 muỗng bột bắp trộn với khoảng 5 muỗng nước.
Giết cỏ dại: Nếu cỏ dại mọc ở kẽ hở giữa các khối gạch hay khối đá trong vườn, bạn hãy rắc muối vào các kẽ này rồi tưới nước.
Nướng thịt ngoài trời: Khi nướng mà lửa bùng cháy vì mỡ nhõ xuống than, rắc một ít muối lên ngọn lửa để kiềm chế ngọn lửa và khói mà không làm than nguội đi.
2. Lau chùi:
Rửa sạch ống thoát bồn rửa chén bát: Hoà muối vào nước nóng rồi đổ vào ống thoát của bồn rửa chén để khử mùi và giữ cho mỡ không tích tụ.
Tẩy vết trắng trên bàn gỗ để lại bởi ly nước và đĩa nóng: Trộn muối với dầu thực vật rồi đem chà nhẹ lên vết dơ.
Chùi chảo gang dính mỡ: Rắc nhiều muối vào chảo rồi lấy khăn giấy chùi sạch.
Rửa tách trà / cà-phê cáu bẩn: Lấy muối trộn với xà-bông rửa chén rồi chà nhẹ lên vết cáu bẩn.
Chùi sạch tủ lạnh: Trộn dung dịch baking soda pha muối dùng để lau tủ lạnh sẽ làm mất mùi bên trong mà không phải dùng hóa chất.
Video đang HOT
Chùi đồ đồng hay đồng thau: Trộn muối, bột mì và giấm (tỉ lệ 1:1:1) rồi lấy bột nhão chà lên kim loại. Khoảng một tiếng sau thì lấy khăn mềm chùi sạch và miếng vải khô đánh bong.
Chùi rỉ sét: Trộn muối và chanh với đủ nước để làm thành bột nhão. Sau đó chà lên chỗ sét rỉ, để cho khô, rồi lầy khăn mềm và khô chà sạch.
Rửa bình pha cà-phê: Cho muối và đá cục vào trong bình, lắc mạnh rồi súc bình cho sạch.
3. Giặt quần áo:
Tẩy vết rượu vang trên khăn bàn bằng bông hay vải sợi: Lấy khăn hay giấy thấm rượu lau càng nhiều càng tốt, rồi rắc ngay muối lên chỗ rượu vang đổ. Muối sẽ giúp hút hết rượu ra khỏi các sợi vải của khăn bàn. Sau bữa ăn, ngâm khăn bàn vào nước lạnh trong 30 phút trước khi đem giặt (cách này cũng hiệu nghiệm cho quần áo).
Phơi quần áo vào mùa đông: Trong lần giặt sau chót, thêm một chút muối để khi phơi trên dây ngoài trời, quần áo không bị đóng giá.
Giặt màn cửa in màu hay thảm: Dùng nước muối để giặt thì màu sắc sẽ tươi sáng hơn. Muốn cho các thảm bạc màu trông như mới, bạn hãy chà mạnh với một miếng vải nhúng trong nước muối thật mặn và đã vắt ráo.
Gột vết dơ của mồ hôi trên quần áo: Pha bốn muỗng ăn muối vào trong 750ml nuớc nóng, rồi nhúng miếng bọt biển vào trong dung dịch, chà lên vết dơ trên quần áo
Gột vết máu trên quần áo: Nhúng quần áo dính máu vào nước muối lạnh, sau đó giặt với nước xà-bông ấm rồi bỏ vào nước đem đun sôi.
Làm sạch mặt bàn ủi: Rắc một chút muối lên một miếng giấy rồi là bàn ủi nóng lên.
4. Chăm sóc sức khỏe
Bảo trì bàn chải đánh răng: Nhúng bàn chải đánh răng vào nước muối trước khi dùng lần đâu tiên thì bàn chải sẽ bền lâu hơn.
Đánh răng: Trộn một phần muối với hai phần baking soda. Dùng bàn chải đáng răng chà hỗn hợp lên răng giống như thường lệ. Bạn cũng có thể súc miệng bằng dung dịch nước muối hoặc dùng nước muối để làm sạch răng giả.
Súc miệng: Pha môt phần muối và một phần baking soda vào trong nước sẽ giúp làm mất mùi hôi miệng.
Trị các bệnh về miệng: Nếu miệng bị loét, hãy súc miệng với nước muối ấm nhiều lần trong ngày.
Trị vết ong chích: Tẩm nước vào vùng da bị ong đốt rồi áp lên trên một lớp muối để giảm sưng tấy.
Trị vết muỗi cắn: Vã nước muối lên chỗ muỗi đốt cho đỡ ngứa. Có thể dùng cao dán gồm muối trôn với dầu ô liu cũng hiệu nghiệm.
Xoa bóp sau khi tắm: Sau khi tắm, da hãy còn ướt bạn hãy chà thân thể với muối khô. Da sẽ dịu mát và máu sẽ lưu thông tốt hơn
Trị viêm họng: Thường xuyên súc miệng với nước pha muối.
5. Chăm sóc bếp núc:
Thử xem trứng có mới hay không: Bỏ hai muỗng nhỏ muối ăn vào nước rổi thả quả trứng vào: trứng mới sẽ chìm, trứng cũ sẽ nổi.
Luộc trứng lòng đỏ còn sống: Bạn hãy luộc trứng trong nước muối vì muối làm tăng nhiệt độ sôi của nước, vì vậy lòng trắng trứng chóng chín hơn.
Giữ cho trái cây không bị thâm: Bỏ trái cây vào nước có pha chút muối.
Lột vỏ trái hổ đào: Ngâm trái hổ đào vào nước muối trong nhiều giờ sẽ làm cho vỏ dễ lột hơn.
Khử mùi hành tỏi trên bàn tay: Rửa với xà bông và nước rồi chà bàn tay lên bất cứ vật gì làm bằng thép không gỉ. Bạn cũng có thể chà hỗn hợp giấm và muối lên các ngón tay
Đánh lòng trắng trứng hay kem: Bạn hãy cho thêm chút muối, lòng trắng trứng hay kem sẽ chóng nổi
Giữ pho-mát được lâu hơn: Muốn cho pho-m át không bị mốc, bạn hãy bọc pho-mát trong miếng vải có tẩm nước muối trước khi cho vào tủ lạnh.
Bảo vệ mặt đáy của lò nướng: Nếu thức ăn trào xuống mặt đáy của lò nướng thì bạn hãy rắc một nhúm muối lên chỗ dơ. Chỗ dơ này sẽ không cháy khét và được nướng thành một lớp vỏ cứng dễ cậy ra khi lò để nguội.
Theo Trí Thức Trẻ
Cách đơn giản giúp bạn tránh xa bệnh răng miệng
Sức khỏe răng miệng tốt có thể kéo dài tuổi thọ của bạn. Vì thế hãy tham khảo một số cách đơn giản dưới đây để có thể tránh xa các bệnh răng miệng.
1. Đánh răng sau khi ăn
Sau khi ăn trái cây, sữa và các thực phẩm có tính axit, các men răng bao quanh mỗi chiếc răng trở nên "mềm mại" hơn. Nếu để tình trạng này thường xuyên xảy ra và kéo dài thì sẽ làm cho men răng dần mỏng đi, lâu ngày cũng sẽ bị sưng, đau. Vì thế, đánh răng sau khi ăn là một cách đơn giản để ngăn ngừa triệu chứng này. Tuy nhiên, không nên đánh răng ngay sau khi ăn, hãy chờ ít nhất 30 phút thì mới đánh răng.
2. Làm ướt miệng
Miệng khô là môi trường phát triển của các bệnh răng lợi, vì vậy hãy giữ độ ẩm cho miệng bằng cách uống ít nhất 9 cốc nước mỗi ngày.
Tiết nước bọt cũng là một cách làm ướt miệng hiệu quả. Nước bọt là vũ khí đầu tiên và quan trọng nhất chống lại các bệnh răng miệng. Nước bọt giàu các chất kháng khuẩn như histatin - một loại protein có thể giết chết vi trùng và chữa lành viết thương.
Nếu vẫn cảm thấy khô miệng, hãy nhai kẹo cao su không đường, nó không chỉ giúp tiết nước bọt mà còn làm tăng độ pH trong miệng, giảm các axít có thể gây sâu răng.
3. Súc miệng sau mỗi lần ăn
Sau mỗi bữa ăn chính hoặc ăn nhẹ, các bạn nên uống một ngụm nước lớn và súc mạnh trong miệng để nước đẩy qua răng, lợi và trong má. Sau đó bạn có thể nhổ đi hoặc nuốt đều được.
Súc miệng với nước hàng ngày sẽ giúp loại bỏ những mảnh vụn thức ăn còn sót lại, vốn là nơi thu hút các vi khuẩn gây mảng bám (cao răng), sâu răng, viêm lợi, bệnh về lợi.
4. Dùng nước trà thay cho nước súc miệng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng nước trà thay cho nước súc miệng sẽ tốt hơn. Bởi trong trà có chứa chất catechin - một chất có thể ngăn ngừa sâu răng, các ion florua cũng như men hydroxyapatie và fluarapatie giúp cải thiện men răng, tăng cường độ axit của răng, Ngoài ra, axit tannic trong trà cũng là một thành phần hoạt chất có thể cái thiện môi trường miệng.
5. Bổ sung thực phẩm giúp răng trắng khỏe
Chế độ ăn uống hàng ngày của bạn cũng ảnh hưởng khá nhiều đến sự trắng sáng, chắc khỏe của hàm răng. Hãy bổ sung thêm các loại bánh mì, sữa, thịt, rau quả và trái cây vào thực đơn hàng ngày của bạn để làm sạch răng và tăng cường sức khỏe cho lợi.
Sữa chua, mía, táo, dâu tây cũng là một nguồn giàu canxi giúp làm sạch răng, duy trì xương và răng chắc khỏe.
Ngoài ra, cách dễ dàng nhất để bảo vệ hàm răng của chúng ta là uống thật nhiều nước
6. Thư giãn
Nhiều nghiên cứu cho thấy, hầu hết các loại bệnh răng miệng đều có liên quan tới một yếu tố đáng kể là stress. Sự căng thẳng kéo dài làm suy yếu hệ miễn dịch của bạn, khiến cơ thể giảm khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng bao gồm bệnh ở miệng.
Vì vậy, một trong những điều quan trọng bạn cần làm để phòng ngừa bệnh răng miệng là thư giãn để giảm nguy cơ stress triệt để.
Theo phunutoday
Sử dụng dung dịch súc miệng thế nào cho an toàn? Dùng nước súc miệng trở thành thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, chọn lựa loại nước súc miệng nào phù hợp và cách dùng sao cho hiệu quả lại là vấn đề mà mọi người cần lưu ý. Chọn nước súc miệng Nước súc miệng thường có các chất sát khuẩn (acid boric, kẽm sulfat, menthol, fluor...) pha chế dưới dạng dung...