30/04: Chúng ta nên tổ chức kỷ niệm như thế nào?
Nhân sự kiện thống nhất đất nước tròn 40 năm, chúng ta không nên lãng phí khi tập trung tổ chức đánh dấu sự kiện 30/4 với quy mô quá tốn kém mà nên quan tâm tới tâm lý muốn “hòa giải dân tộc” của người dân.
Thay vào đó, theo ý kiến một số nhà quan sát, chúng ta cần phải thay đổi cách kỷ niệm 30/4 hàng năm và phải hướng tới sự hòa giải trong quốc gia của mình.
“Bởi vì nỗi đau của chiến tranh, nếu những người có quan tâm đến hoạt động ở trên mạng xã hội, người ta rất hiểu là bây giờ còn một bộ phận rất lớn những đồng bào của chúng ta đã phải xa Tổ quốc từ sau 1975, họ vẫn còn cực kỳ đau đớn” – Kỹ sư Kỳ Lân Thắng cho biết.
“Và họ cũng rất nhiều day dứt, rất nhiều mảnh đời ngang trái, và nhất là với sự phát triển của truyền thông hiện nay, những nỗi đau đấy bây giờ được giải tỏa và họ được trao đổi tâm tư với những người trong nước. Cho nên ngày nay người dân trong nước biết được thêm rất nhiều thông tin, mà về mặt tình cảm, người dân đã có một cách nhìn khác đối với sự kiện 30/4/1975.
Chúng ta cần phải thay đổi cách kỷ niệm 30/4 hàng năm và phải hướng tới sự hòa hợp, hòa giải trong quốc gia
“Tôi nghĩ rằng, nếu chúng ta tổ chức sự kiện 30/4 càng to, thì càng khoét thêm sâu sự hận thù, nỗi đau của những người xa quê hương, và đấy không phải là một cách hành xử khôn ngoan,” kỹ sư Lân Thắng nói.
&’Đua nhau, tốn kém?’
Hôm Chủ Nhật, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội, cũng nêu quan điểm về cách thức Hà Nội nói riêng và các địa phương khác trong cả nước tại Việt Nam hiện nay và tới đây nên tổ chức ra sao việc đánh dấu 40 năm sự kiện thống nhất đất nước.
Giáo sư Thuyết nói: “Tôi cho rằng ý kiến của một số người dân cho rằng nên tính toán để làm sao mà chúng ta kỷ niệm sự kiện này một cách tiết kiệm nhất, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế của nước ta cũng chưa phải là dư dả gì. Mình còn rất nhiều việc phải lo cho người dân, tôi cho ý kiến đó rất là tỉnh táo.”
“Và để tránh những hiện tượng tốn kém, rồi các địa phương đua nhau tổ chức tốn kém, tôi cho rằng Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Bí thư Trung ương Đảng và cụ thể là Chính phủ, cần phải chỉ đạo để làm sao tổ chức kỷ niệm đúng đắn, tiết kiệm nhất.”
Video đang HOT
“Còn việc kỷ niệm các ngày chiến thắng, nhất là trong những ngày lễ chẵn 40 năm như thế này…, mà nó cũng không phản ánh quan điểm gì trái với sự việc đang kêu gọi hòa giải dân tộc, chấm dứt chiến tranh ở nước ta (Việt Nam), tiến tới thống nhất Tổ quốc, thì đấy là một sự kiện lớn.”
“Và nếu sống qua thời kỳ ấy, thì chúng ta mới biết sự kiện ấy to lớn đối với người dân chúng ta như thế nào, đối với đất nước như thế nào.”
“Vì tất cả những người chết, những người ngã xuống đều là đứa con của Người Mẹ Việt Nam mà thôi”
&’Hóa giải hận thù’
Bình luận về đợt đánh dấu sự kiện này năm nay ở các địa phương, nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo phát biểu trong một cuộc phỏng vấn gần đây:
“Tôi nghĩ bây giờ chiến tranh đã lùi cũng khá xa, đối với tất cả những bà mẹ Việt Nam mà có những người con hy sinh, dù là ở phía nào, thì chúng ta cũng phải tôn trọng và phải kính trọng các bà mẹ.”
“Đấy là một bà mẹ có tính biểu tượng, một bà mẹ chung của Việt Nam, tôi nghĩ rằng nếu mà cứ phải phân biệt bên này hay là bên kia, tôi thấy điều đó chúng ta lại hạn hẹp. Chúng ta, bên nào cũng muốn hòa giải, hòa hợp, nhưng mà thực chất nếu mà không khéo, lại càng khoét sâu ra những đường ranh.”
“Mà điều đó có lẽ phải nghĩ về một điều gì đấy lớn hơn. Trước đây tôi cũng cho rằng là muốn hòa giải, thì trước hết là phải hóa giải. Mà trong hóa giải thì có hóa giải hận thù là điều đầu tiên. Vì con người, nếu mà cứ thù hận thì con người dân dần cái ác nó sẽ tăng lên.”
“Và có nhiều sự không hay làm cho con người nhỏ bé đi. Thế thì tôi nghĩ vẫn phải nghĩ đến cái lớn. Tượng Bà mẹ Việt Nam ở Quảng Nam, tôi nghĩ đấy là một Bà mẹ chung cho tất cả chúng ta.”
“Đấy là một biểu tượng của Bà mẹ Việt Nam thôi, tôi cho rằng ý đồ như thế, còn ở một đất nước chiến tranh như thế, thì người ta cũng muốn tôn vinh và ghi công những bà mẹ, không kể bên nào hết.”
“Vì tất cả những người chết, những người ngã xuống đều là đứa con của Người Mẹ Việt Nam thôi,” ông Nguyễn Trọng Tạo nêu quan điểm.
Thùy Linh (TH)
Theo NTD
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bức điện lịch sử "Thần tốc"
Cách đây 40 năm, lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 - 4- 1975, lịch sử dân tộc đã ghi một mốc son chói lọi khi lá cờ cách mạng tung bay trên nóc dinh Độc Lập, kết thúc thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong thắng lợi vẻ vang ấy, không thể không nhắc đến sự lãnh đạo và điều hành trực tiếp của Bộ thống soái tối cao: Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh. Trong những ngày tháng lịch sử đó, Bộ thống soái tối cao đã tập trung trí tuệ, tài năng ra những quyết định, kế hoạch chiến lược, chiến dịch, những mệnh lệnh, chỉ thị cho quân và dân cả nước biến các nghị quyết đúng đắn của Đảng thành sức mạnh chiến đấu và chiến thắng trên các chiến trường.
Mệnh lệnh lịch sử
Bức điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 7-4-1975. Ảnh tư liệu
Một trong những mệnh lệnh đó do Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ký trong bức điện khẩn ngày 7-4-1975. Bức điện với nội dung "thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới miền Nam. Quyết chiến và quyết thắng. Truyền đạt tức khắc đến đảng viên, chiến sĩ" được coi là kim chỉ nam để các cánh quân tiến thẳng vào sào huyệt của kẻ thù.
Mệnh lệnh lịch sử này đã góp phần quan trọng tạo nên tính lịch sử cho chiến dịch quân sự lớn nhất của Quân đội nhân dân việt Nam.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhớ lại: "Ngay sau Hội nghị Bộ Chính trị (ngày 31/3/1975 với quyết tâm của Bộ Chính trị thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất - NV), tôi suy nghĩ nhiều về trận chiến đấu sẽ diễn ra trên chiến trường trọng điểm Sài Gòn - Gia Định. Sau khi nghiên cứu, trao đổi với Tổng tham mưu phó Cao Văn Khánh và Cục trưởng tác chiến Lê hữu Đức, ngày 1 tháng 4, tôi gọi điện vào B2: Đúng như Bộ Chính trị nhận định, chiến tranh cách mạng ở miền Nam đang bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt. Hiện nay ta đã có đầy đủ lực lượng và khả năng để dành thắng lợi hoàn toàn trong một thời gian ngắn hơn dự kiến rất nhiều.
Vấn đề quyết định là phải kịp thời nắm lấy thời cơ, tranh thủ vào trung tuần tháng 4 thì bắt đầu cuộc tấn công quy mô lớn vào Sài Gòn. Làm được như vậy thì thuận lợi nhất, bảo đảm thắng lợi giòn giã nhất. Bất ngờ hiện nay không còn ở phương hướng nữa. Địch biết nhất định ta sẽ đánh vào Sài Gòn nhưng chúng cho rằng ta cần chuẩn bị một hai tháng. Vì vậy bất ngờ hiện nay chủ yếu là khâu thời gian. Một mặt cần cơ động lực lượng nhanh chóng, thần tốc, mặt khác sử dụng ngay lực lượng hiện có để kịp thời hành động...". (Trích Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, NXB Quân đội nhân dân).
Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Trong ảnh, từ trái sang phải: đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục tác chiến), thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó tổng tham mưu), thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quận ủy Trung ương), trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói rõ hơn: "Cuộc tiến công lịch sử của Quang Trung - Nguyễn Huệ lại hiện về trong ký ức. Ngày 4-4, tôi gửi điện cho cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 2 đang hành quân: Các đồng chí lên đường làm nhiệm vụ rất vẻ vang. Cần hành động thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.... Ngày 7/4, tôi ra lệnh cho các đơn vị đang dổ vào chiến trường: "Mệnh lệnh: 1. Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng. 2. Truyền đạt tức khắc đến đảng viên, chiến sĩ".
"Hịch tướng sĩ"
Bức điện khẩn "Thần tốc, thần tốc hơn nữa..." do tự tay Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy trung ương, Bộ trưởng bộ Quốc phòng ký tên được Ban Cơ yếu lập tức truyền đi khắp các mặt trận trên toàn miền Nam như một lời hịch tướng sĩ. Mệnh lệnh đã truyền đạt quyết tâm cao nhất của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương tới các cấp lãnh đạo và chỉ huy chiến trường, tới mỗi đảng viên, chiến sĩ để chủ động sáng tạo, thừa thắng, xốc tới, hướng mọi hành động theo phương châm thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng. Và cả dân tộc đã ra quân với khí thế ấy. Tất cả đều thấm nhuần: lúc này, lỡ thời cơ là có tội.
Người dân Sài Gòn hân hoan chào đón quân giải phóng trưa 30/4/1975. (Ảnh tư liệu)
Trong bài viết đăng trên báo Quân đội nhân dân ngày 14/9/2010, Trung tướng Phan Hồng Cư chia sẻ: "Trong cuộc đời quân ngũ, tôi đã có những lần nhận lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà khi đọc lên, mệnh lệnh đó âm vang trong tâm hồn như một lời hịch của non sông đất nước. Đặc biệt phải kể tới là ngày 7/4/1975, trên đường hành quân tiến về Sài gòn, tôi nhận được bức điện cũa Đại tướng Tổng tư lệnh. Mệnh lệnh nổi tiếng ấy như một lời hịch của Đại tướng Võ nguyên Giáp trong chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử".
Còn Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh nhớ lại: "Trong những giờ phút mà khí thế chiến thắng của quân ta đang lên như nước vỡ bờ thì tôi nhận được mệnh lệnh của Đại tướng. Cùng với việc quân ta tiêu diệt nhanh các cứ điểm vững chắc bảo vệ vòng ngoài của địch tạo thuận lợi cho các mũi tấn công thọc sâu vào nội đo Sài gòn đánh chiếm những mục tiêu quan trọng một cách nhanh, gọn, mệnh lệnh này đã tiếp thêm sức mạnh khiến toàn bộ anh em chiến sĩ tham gia chiến dịch thêm quyết tâm chiến đấu để sớm giải phóng miền nam" (Báo SGGP ngày 27/4/2010).
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu kể: Vào năm 1975, khi ông đang trên đường Trường Sơn vào tập kết ở Đồng Xoài, Đông nam bộ chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng miền Nam thì nhận được bức điện của Đại tướng qua đài 15W. Sau khi nghe xong mệnh lệnh của Đại tướng, ông và các chiến sĩ khi đó như được tiếp thêm ý chí để hăng hái tiến ra tiền tuyến. Lúc đó là vào mua khô, thời tiết vô cùng khó chịu nhưng khí thế của người lính vẫn hừng hực cùng đoàn quân trùng trùng điệp điệp xông ra mặt trận" (theo Dân Trí, ngày 8/10/2013).
40 năm đã trôi qua kể từ Đại thắng mùa xuân 1975, đất nước Việt Nam độc lập, thống nhất đã tiến những bước dài trong công cuộc xây dựng đất nước, Ý nghĩa và những bài học lịch sử của Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 vẫn còn nguyên giá trị. Trong đó mệnh lệnh lịch sử "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa ..." của Đại tướng Võ nguyên Giáp đã thể hiện rất sâu sắc và cũng rất tự hào quyết tâm sắt đá của cả một dân tộc.
Võ Thị Ánh Tuyết, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM
Theo Pháp luật TP.HCM
Diễn tập cho ngày 30.4, nhiều tuyến đường trung tâm TP.HCM ùn ứ Hàng loạt các ngã tư, ngã ba giữa trung tâm TP.HCM ùn ứ vì một số tuyến đường được tạm chặn lại để diễn tập các hoạt động nhân ngày 30.4 sắp tới. Theo ghi nhận của PV Thanh Niên Online, tối 24,4, một số tuyến đường tại trung tâm TP.HCM xảy ra tình trạng ùn ứ vì lượng người đổ dồn về...