30% cặp đôi ly hôn tại Trung Quốc vì nghiện điện thoại
Chứng nghiện smartphone là nguyên nhân khiến 30% các cặp đôi ly hôn tại Trung Quốc.
“Thay vì giao tiếp với bạn đời, làm việc nhà hay dạy con, nhiều người lại dùng thời gian này vào việc chơi điện thoại. Dành quá nhiều thời gian cho điện thoại đã khiến các cặp đôi mâu thuẫn”, báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn lời của luật sư hòa giải hôn nhân Kang Lanying làm việc tại Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc).
Chỉ tính riêng thành phố Vũ Hán đã có trên 10.000 luật sư hòa giải các vấn đề gia đình. Cao Hongling, một nhà hòa giải lâu năm tại Vũ Hán, cho biết 30% số vụ ly hôn mà bà phải xử lý liên quan đến chứng nghiện điện thoại.
“Nghiện smartphone dẫn đến tình trạng thiếu giao tiếp giữa chồng và vợ. Những người dùng điện thoại quá nhiều không chia sẻ công việc nhà và không quan tâm tới người bạn đời, con cái. Tất cả những vấn đề này cuối cùng dẫn đến kết cục ly dị”, bà Cao giải thích.
Nhà hòa giải cho biết đây cũng là một dạng bạo lực gia đình, hay còn được biết đến với tên gọi “ bạo lực lạnh”, khi một người dành toàn bộ thời gian cho điện thoại thông minh và không quan tâm đến bất kỳ ai.
Video đang HOT
Tỷ lệ ly hôn tại Trung Quốc tăng từ 2/1.000 người vào năm 2010 lên 3,4/1.000 người vào năm 2019. Đến năm 2020, con số này là 3,1/1.000 người. Tỷ lệ ly hôn tăng đã khiến giới chức ra quy định trước khi được tòa xét xử, cặp đôi ly hôn sẽ có khoảng thời gian 30 ngày hòa giải, suy nghĩ về quyết định cuối cùng.
Theo nghiên cứu của Trung Quốc, chứng nghiện smartphone thường phổ biến ở nam giới. Luật sư Cao cho hay bà đã có lần giúp một phụ nữ đệ đơn ly hôn vì cô ấy cảm thấy “ngột ngạt” ngay trong chính nhà mình và không cảm nhận bất kỳ sự ấm áp nào.
“Anh ta không quan tâm tới tôi, tới con cái hay nhà cửa. Ngay khi về nhà, anh ta cắm đầu vào cái điện thoại và không làm gì hết. Tôi yêu cầu anh ta giúp làm việc nhà nhưng anh ta không trả lời. Tôi không thể chấp nhận được sự im lặng chết người như thế này”, người phụ nữ bức xúc.
Trong khi đó, về phía người chồng, anh nghĩ rằng mình chẳng làm gì sai vì mỗi ngày, anh đều từ công ty về thẳng nhà. “Tôi chỉ lướt mạng, kiểm tra các tài khoản mạng xã hội, đọc báo và chơi điện tử”, người chồng giải thích. Trước những lời khuyên nhủ từ luật sư Cao, người chồng kiên quyết từ chối việc giảm giờ dùng điện thoại ở nhà.
Cư dân mạng cũng có những ý kiến trái chiều trước thông tin smartphone là một trong những nguyên nhân chính khiến các cặp đôi ly hôn. “Các cặp đôi đó chẳng qua là không còn yêu nhau nữa. Đừng lấy điện thoại ra làm cái cớ để ly hôn”, một tài khoản trên mạng xã hội Weibo viết.
Một tài khoản khác lại cho rằng chơi game và xem video trên điện thoại thực sự chiếm rất nhiều thời gian của một người. Kết quả là họ không còn thời gian hay năng lượng để nghĩ đến những thứ xung quanh.
Phong trào 'thải độc kỹ thuật số' hút người tham gia tại Nhật Bản
Trong thời đại mà thiết bị kỹ thuật số trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, ngày càng nhiều người tìm đến các giải pháp "thải độc kỹ thuật số".
Một cuộc hội thảo "thải độc kỹ thuật số" được tổ chức tại tỉnh Kagawa. Ảnh: Kyodo
Theo nhật báo Japan Times, áp dụng phương thức này, con người có thể tạm thời rời xa những thiết bị điện tử, giúp tâm trí thanh thản trở lại, tập trung tương tác trong cuộc sống thực và có cơ hội hòa nhập với thiên nhiên.
Cô Sachiko Sato, nhân viên văn phòng 46 tuổi ở Tokyo, cho biết cô rất lo lắng về cậu con trai đang học cấp 3 lúc nào cũng dán mắt vào màn hình điện thoại, máy tính vì học trực tuyến. Nhưng khi cô quan sát xem con trai mình dành bao nhiêu thời gian cho các thiết bị, cô cũng nhận ra bản thân phụ thuộc vào điện thoại di động như thế nào.
Đó là lúc Sachiko quyết định làm một cuộc cách mạng "thải độc kỹ thuật số". Sachiko thực hành "thải độc" bằng cách chạy bộ. Trong lúc chạy, cô cất điện thoại vào tủ khóa. Ban đầu, Sachiko luôn cảm thấy bồn chồn. Chỉ trong một tiếng đồng hồ, cô nghĩ ra bao tình huống như bỏ lỡ điện thoại hoặc nếu bị trật chân thì không có điện thoại để báo ai. Tuy nhiên, sau khi quyết tâm "cai nghiện", Sachiko cảm thấy thực sự tự do.
Sachiko dần dần học cách không kè kè điện thoại theo người, như không mang điện thoại lên giường trước khi đi ngủ hoặc đặt điện thoại trên bàn ăn khi đã vào giờ ăn. Sachiko là một trong nhiều người tại Nhật Bản nhận ra bản thân đang bị nghiện điện thoại di động.
Theo một nghiên cứu của công ty Cross Marketing với sự tham gia của 1.000 người Nhật Bản, gần 50% trong số đó cho biết họ biết rõ mình phụ thuộc vào điện thoại quá nhiều.
Các chuyên gia giải thích việc cắt giảm tần suất sử dụng các thiết bị kỹ thuật số giúp mọi người có cuộc sống lành mạnh hơn, với các lợi ích từ ngủ ngon giấc hơn đến tăng khả năng tập trung.
Ông Kazuya Mori, một người lao động tự do 58 tuổi sống tại Tokyo, cho hay ông bắt đầu tự hỏi về cuộc sống của mình khi cả ngày ngồi trước màn hình vi tính để làm việc và lướt điện thoại ngay cả giờ nghỉ giải lao. "Như thể điện thoại, máy tính lúc nào cũng bật vậy", ông Mori chia sẻ. Khi đi bộ và không mang theo điện thoại, ông Mori nhận ra điện thoại chỉ là một phương tiện và có thời gian để ý đến mọi thứ xung quanh.
Yuto Itoyama, một nam thanh niên 27 tuổi ở tỉnh Yamaguchi, đã đăng một dòng tin nhắn chữ đỏ khổ to lên khung hình đại diện trên ứng dụng nhắn tin Line với nội dung: "Tôi tắt điện thoại sau 9 giờ tối". Nam thanh niên cai nghiện kỹ thuật số được 4 năm cho biết anh ấy cũng ít lên mạng xã hội xem ảnh của bạn bè và vì vậy, anh có những cuộc trò chuyện sinh động hơn khi hỏi thăm họ.
Shodai Morishita (29 tuổi), Giám đốc Digital Detox Japan chuyên tổ chức các cuộc hội thảo mời mọi người tới tham gia cai nghiện kỹ thuật số và chia sẻ kinh nghiệm, cho rằng xu hướng này về bản chất không phủ nhận vai trò của thiết bị kỹ thuật số.
"Chúng tôi muốn phương thức này trở thành chất xúc tác để mọi người ngẫm nghĩ lại về sự phục thuộc vào các thiết bị điện tử. Điều quan trọng nhất vẫn là dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn", vị giám đốc trẻ kết luận.
Các quốc gia có tỷ lệ nghiện điện thoại thông minh cao nhất trên thế giới Một nghiên cứu mới đã tiết lộ các quốc gia có tỷ lệ nghiện điện thoại thông minh cao nhất trên thế giới. Ảnh minh hoạ: Shutterstock Theo trang Daily Mail (Anh), tỷ lệ người sở hữu điện thoại thông minh và thời gian sử dụng điện thoại ngày càng tăng trên toàn thế giới, nhưng có rất ít nỗ lực ước tính...